Bù lỗ không phải là “thuốc” chữa tăng giá
Vốn quen với khái niệm lạm phát do đồng tiền mất giá nên khi gặp lạm phát giá cả, thuốc chữa lại xem ra chưa hiệu quả
Vốn quen với khái niệm lạm phát do đồng tiền mất giá nên khi gặp lạm phát giá cả, thuốc chữa lại xem ra chưa hiệu quả.
Từ năm 2004, lạm phát giá cả bùng phát trên thế giới do giá dầu lửa tăng đột ngột từ 24 USD/thùng (năm 2003) lên 50 USD/thùng và năm 2005 tăng tiếp lên 70 USD/thùng. Tỉ lệ lạm phát năm 2004 của nước ta bỗng vọt lên 9,5%, trong khi tỉ lệ bình quân của cả thế giới chỉ có 3,55%.
Nhầm "thuốc"?
Chúng ta đã gặp lạm phát phi mã năm 1985 - 1988, mà tốc độ mất giá tới 20% - 30%/tháng hay 500% đến 800%/năm, làm tiền lương của cán bộ từ mức tối thiểu 18 đồng đến trên 200 đồng "bốc hơi" mạnh, khiến lương cán bộ chỉ đủ ăn, (chưa nói đến mặc) trong một tuần.
Lạm phát phi mã đã để lại một đồng lương không đủ ăn mà mãi tới nay ta gỡ bằng cải cách tiền lương vẫn chưa xong. Cú sốc lạm phát do giá dầu gây ra năm 2004 đã tấn công kinh tế và đời sống nhân dân.
Đó là loại lạm phát giá cả với giá tăng của dầu lửa đẩy chi phí các doanh nghiệp lên nên còn gọi là lạm phát chi phí đẩy. Với lạm phát tiền tệ làm giá cả chung tăng lên do tiền giấy mất giá, cách chữa đã có sẵn: Đó là nâng lãi suất lên, nghĩa là ngân hàng mua tiền giấy cao hơn mức lạm phát tiền tệ.
Người đứng tuổi ai cũng nhớ năm 1989, Ngân hang Nhà nước nâng lãi suất lên 12%/tháng rồi hạ xuống 9% - 7% làm người dân xếp hàng gửi tiền vào ngân hàng và hợp tác xã tín dụng, biến bội chi liên miên của Ngân hàng Nhà nước trong lạm phát phi mã thành bội thu và góp phần chấm dứt lạm phát phi mã trong năm 1989 hào hùng đó.
Nhưng nâng lãi suất ở nước ta hiện nay không thể hạ giá dầu tăng từ thị trường thế giới, đó là điều ai cũng biết, nghĩa là không thể dùng thuốc chữa lạm phát tiền tệ để chữa lạm phát giá cả.
Nhưng vì trong sách kinh tế học viết giá tăng gây lạm phát (không nói rõ là lạm phát tiền tệ hay lạm phát giá cả), nên Bộ Tài chính đã chi tới 27.000 tỉ đồng để bù lỗ cho Tổng Công ty Xăng dầu, chữa đúng nguyên nhân (cơn sốc dầu lửa) của lạm phát giá cả.
Nhưng 27.000 tỉ đồng chỉ hạ được giá dầu trong nước, nên ngân sách chảy máu theo dòng xăng buôn lậu qua biên giới và trở thành nguồn bao cấp bù giá xăng cho người tiêu dùng các nước.
Nên loại dần lạm phát giá cả ra khỏi CPI
Lạm phát giá cả do dầu lửa gây ra thực chất là cung thấp hơn cầu, nên việc này phải để cho thị trường tự điều chỉnh. Các nước sử dụng công cụ tài chính mới (new financial instrument): Các quỹ bảo vệ giá (hegde funds) thông qua việc bán các hợp đồng bảo vệ giá (Future agreement- FA) để bảo vệ người mua, người bán dầu khỏi những biến động quá lớn của giá dầu.
Chính việc bảo vệ giá (hedging) đã kìm mức tăng quá nhanh của giá dầu. Các ngân hàng thương mại của ta cũng bán FA, nhưng chỉ làm đại lý cho các ngân hàng và quỹ bảo vệ giá của nước ngoài và hưởng hoa hồng, nên không dùng nó để kìm bớt giá dầu được.
Một cách làm khác được nhiều nước sử dụng là dùng chỉ số giá (CPI) trừ giá năng lượng và thực phẩm (CPI excluding energy and food) để CPI phản ánh đúng mức lạm phát tiền tệ. Chính vì vậy mà tỉ lệ lạm phát của họ thấp hơn ta, dân chúng không lo sợ lạm phát.
Singapore đã kéo tỉ trọng thực phẩm trong rổ hàng hoá dùng để tính CPI từ 30% năm 1993 xuống còn 28% năm 1998 rồi 23% năm 2004, trong khi của ta mới kéo từ 47% xuống 42%. Tương tự như vậy, ở Singapore, dầu lửa chỉ còn chiếm tỉ trọng 0,01% và gas chỉ tính trong nhóm hàng nhà ở, nên chỉ chiếm 0,63% .
Khi thấy rõ thực chất của lạm phát giá cả do cú sốc dầu lửa gây ra, các cơ quan chức năng phải để tâm đến việc loại trừ lạm phát giá cả ra khỏi CPI. Báo chí cũng sẽ thôi căn cứ vào CPI có cả lạm phát giá cả để dùng những từ như giá tăng phi mã (20% - 50%/ tháng như hồi 1985-1988) để nói về lạm phát vừa phải hiện nay, khiến lòng dân không yên vì quá lo sợ lạm phát.
Cách tính CPI cũng cần được xem xét lại để thấy rõ nguy cơ của lạm phát giá cả. Nên sớm loại bỏ những giải pháp mà ta đặt vào đấy những kỳ vọng không tưởng và quá tốn kém, như "hy sinh" ngân sách gần 1 tỉ USD (15.000 tỉ đồng) qua việc giảm thuế để chỉ hạ được giá xăng trong nước mà không tránh được lạm phát giá cả.
Các nước tránh lạm phát giá cả như tránh bão, còn ta lại xông vào, hy vọng chặn đứng được cơn bão dầu lửa đang đe doạ cả thế giới và đã từng gây suy thoái nặng ở Mỹ?
Chúng ta cũng nên ngó sang các nước láng giềng xem họ làm ra sao, vì Lào và Campuchia hiện nay cũng chỉ có tỉ lệ lạm phát là 4% và 2,5%. Nhận dạng đúng lạm phát giá cả, sẽ kéo đất nước ra khỏi sự tàn phá của nó.
Từ năm 2004, lạm phát giá cả bùng phát trên thế giới do giá dầu lửa tăng đột ngột từ 24 USD/thùng (năm 2003) lên 50 USD/thùng và năm 2005 tăng tiếp lên 70 USD/thùng. Tỉ lệ lạm phát năm 2004 của nước ta bỗng vọt lên 9,5%, trong khi tỉ lệ bình quân của cả thế giới chỉ có 3,55%.
Nhầm "thuốc"?
Chúng ta đã gặp lạm phát phi mã năm 1985 - 1988, mà tốc độ mất giá tới 20% - 30%/tháng hay 500% đến 800%/năm, làm tiền lương của cán bộ từ mức tối thiểu 18 đồng đến trên 200 đồng "bốc hơi" mạnh, khiến lương cán bộ chỉ đủ ăn, (chưa nói đến mặc) trong một tuần.
Lạm phát phi mã đã để lại một đồng lương không đủ ăn mà mãi tới nay ta gỡ bằng cải cách tiền lương vẫn chưa xong. Cú sốc lạm phát do giá dầu gây ra năm 2004 đã tấn công kinh tế và đời sống nhân dân.
Đó là loại lạm phát giá cả với giá tăng của dầu lửa đẩy chi phí các doanh nghiệp lên nên còn gọi là lạm phát chi phí đẩy. Với lạm phát tiền tệ làm giá cả chung tăng lên do tiền giấy mất giá, cách chữa đã có sẵn: Đó là nâng lãi suất lên, nghĩa là ngân hàng mua tiền giấy cao hơn mức lạm phát tiền tệ.
Người đứng tuổi ai cũng nhớ năm 1989, Ngân hang Nhà nước nâng lãi suất lên 12%/tháng rồi hạ xuống 9% - 7% làm người dân xếp hàng gửi tiền vào ngân hàng và hợp tác xã tín dụng, biến bội chi liên miên của Ngân hàng Nhà nước trong lạm phát phi mã thành bội thu và góp phần chấm dứt lạm phát phi mã trong năm 1989 hào hùng đó.
Nhưng nâng lãi suất ở nước ta hiện nay không thể hạ giá dầu tăng từ thị trường thế giới, đó là điều ai cũng biết, nghĩa là không thể dùng thuốc chữa lạm phát tiền tệ để chữa lạm phát giá cả.
Nhưng vì trong sách kinh tế học viết giá tăng gây lạm phát (không nói rõ là lạm phát tiền tệ hay lạm phát giá cả), nên Bộ Tài chính đã chi tới 27.000 tỉ đồng để bù lỗ cho Tổng Công ty Xăng dầu, chữa đúng nguyên nhân (cơn sốc dầu lửa) của lạm phát giá cả.
Nhưng 27.000 tỉ đồng chỉ hạ được giá dầu trong nước, nên ngân sách chảy máu theo dòng xăng buôn lậu qua biên giới và trở thành nguồn bao cấp bù giá xăng cho người tiêu dùng các nước.
Nên loại dần lạm phát giá cả ra khỏi CPI
Lạm phát giá cả do dầu lửa gây ra thực chất là cung thấp hơn cầu, nên việc này phải để cho thị trường tự điều chỉnh. Các nước sử dụng công cụ tài chính mới (new financial instrument): Các quỹ bảo vệ giá (hegde funds) thông qua việc bán các hợp đồng bảo vệ giá (Future agreement- FA) để bảo vệ người mua, người bán dầu khỏi những biến động quá lớn của giá dầu.
Chính việc bảo vệ giá (hedging) đã kìm mức tăng quá nhanh của giá dầu. Các ngân hàng thương mại của ta cũng bán FA, nhưng chỉ làm đại lý cho các ngân hàng và quỹ bảo vệ giá của nước ngoài và hưởng hoa hồng, nên không dùng nó để kìm bớt giá dầu được.
Một cách làm khác được nhiều nước sử dụng là dùng chỉ số giá (CPI) trừ giá năng lượng và thực phẩm (CPI excluding energy and food) để CPI phản ánh đúng mức lạm phát tiền tệ. Chính vì vậy mà tỉ lệ lạm phát của họ thấp hơn ta, dân chúng không lo sợ lạm phát.
Singapore đã kéo tỉ trọng thực phẩm trong rổ hàng hoá dùng để tính CPI từ 30% năm 1993 xuống còn 28% năm 1998 rồi 23% năm 2004, trong khi của ta mới kéo từ 47% xuống 42%. Tương tự như vậy, ở Singapore, dầu lửa chỉ còn chiếm tỉ trọng 0,01% và gas chỉ tính trong nhóm hàng nhà ở, nên chỉ chiếm 0,63% .
Khi thấy rõ thực chất của lạm phát giá cả do cú sốc dầu lửa gây ra, các cơ quan chức năng phải để tâm đến việc loại trừ lạm phát giá cả ra khỏi CPI. Báo chí cũng sẽ thôi căn cứ vào CPI có cả lạm phát giá cả để dùng những từ như giá tăng phi mã (20% - 50%/ tháng như hồi 1985-1988) để nói về lạm phát vừa phải hiện nay, khiến lòng dân không yên vì quá lo sợ lạm phát.
Cách tính CPI cũng cần được xem xét lại để thấy rõ nguy cơ của lạm phát giá cả. Nên sớm loại bỏ những giải pháp mà ta đặt vào đấy những kỳ vọng không tưởng và quá tốn kém, như "hy sinh" ngân sách gần 1 tỉ USD (15.000 tỉ đồng) qua việc giảm thuế để chỉ hạ được giá xăng trong nước mà không tránh được lạm phát giá cả.
Các nước tránh lạm phát giá cả như tránh bão, còn ta lại xông vào, hy vọng chặn đứng được cơn bão dầu lửa đang đe doạ cả thế giới và đã từng gây suy thoái nặng ở Mỹ?
Chúng ta cũng nên ngó sang các nước láng giềng xem họ làm ra sao, vì Lào và Campuchia hiện nay cũng chỉ có tỉ lệ lạm phát là 4% và 2,5%. Nhận dạng đúng lạm phát giá cả, sẽ kéo đất nước ra khỏi sự tàn phá của nó.