Bức tranh kinh doanh nửa đầu 2017 và hướng phát triển của MobiFone
Giữa sự cạnh tranh gay gắt trên thị trường viễn thông di động, nhưng MobiFone vẫn đạt kết quả kinh doanh tốt
Giữa sự cạnh tranh gay gắt trên thị trường viễn thông di động, nhưng Tổng công ty Viễn thông MobiFone vẫn đạt kết quả kinh doanh tốt và hoàn thành các kế hoạch đặt ra cho 6 tháng đầu năm 2017.
Tăng trưởng trong thời khó
Thị trường viễn thông 2017 không đơn thuần là cuộc cạnh tranh khốc liệt giữa các nhà mạng trong khuôn khổ hoạt động kinh doanh, ở các dịch vụ truyền thống hay các dịch vụ giá trị gia tăng, mà áp lực lớn ở hoạt động đầu tư, trong đó có “cuộc chơi 4G” để xây dựng cho mình một hạ tầng mạng lưới đủ mạnh để đáp ứng cho nhu cầu phát triển đa dịch vụ, cho xu thế hội tụ số và cuộc cách mạng công nghiệp 4.0.
Một khó khăn nữa với các doanh nghiệp viễn thông là việc cơ quan quản lý thực hiện mạnh mẽ, quyết liệt các biện pháp về quản lý thuê bao di động trả trước nhằm siết chặt tình trạng sim rác, tin nhắn rác và các hoạt động khuyến mại sai quy định.
Kết quả, chỉ chưa đầy nửa năm, tính đến tháng 3/2017, đã có hơn 20 triệu SIM rác bị thu hồi và điều này khiến tổng số lượng thuê bao di động tính đến tháng 6/2017 giảm hơn 6% so với cùng kỳ.
SIM kích hoạt và khuyến mại sẵn trên các kênh bán lẻ cũng gần như không còn và rất hạn chế. Hệ quả này cũng khiến cho doanh thu từ hoạt động phát triển thuê bao của các nhà mạng nói chung bị giảm đáng kể.
Ngoài ra, chưa kể, nhu cầu tiêu dùng các dịch vụ viễn thông cơ bản (gọi, sms) của người dùng cũng giảm tương đối, vì thế, đòi hỏi nhà mạng phải sáng tạo phát triển nhiều dịch vụ giá trị gia tăng mới.
MobiFone, nhà mạng được xem luôn có tỷ suất lợi nhuận/vốn chủ sở hữu cao nhất trong nhiều năm qua, cho biết, 6 tháng đầu năm 2017, tổng doanh thu của toàn Tổng công ty ước đạt 21.274 tỷ đồng, đạt 48,1% kế hoạch năm 2017 và tăng 118,7 % so với cùng kỳ năm 2016.
Kế hoạch cho năm 2017, nhà mạng này đặt ra mục tiêu với tổng doanh thu là 44.205 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế công ty mẹ là 5.589 tỷ đồng.
Tuy nhiên, theo đại diện MobiFone, thông thường 6 tháng cuối năm, số doanh thu, lợi nhuận cũng như nộp ngân sách luôn chiếm tới khoảng 60% kế hoạch năm, do vậy, kế hoạch trong năm 2017 của nhà mạng là hoàn toàn khả thi.
Cũng theo đại diện MobiFone, có được kết quả kinh doanh trên, lãnh đạo Tổng công ty MobiFone đã trực tiếp làm việc với 9 công ty khu vực thuộc MobiFone để tháo gỡ khó khăn, điều chỉnh bổ sung chính sách, vì vậy, đã tạo không khí làm việc và tinh thần của cán bộ công nhân viên tin tưởng, và là động lực quan trọng để toàn thể cán bộ nhân viên của MobiFone hoàn thành kế hoạch 6 tháng và tiến tới cho cả năm 2017.
Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Trương Minh Tuấn, trong buổi làm việc với MobiFone, đầu tháng 6/2017, cho rằng, trong bối cảnh nhiều khó khăn thị trường cạnh tranh gay gắt, nhiều chính sách siết chặt như quản lý thuê bao di động trả trước… kết quả trên đáng ghi nhận và là sự cố gắng nỗ lực của toàn bộ cán bộ, nhân viên viên của MobiFone.
Ông cũng cho rằng, MobiFone phải xây dựng chiến lược để trở thành nhà khai thác đa dịch vụ, kết hợp truyền hình, viễn thông và công nghệ thông tin để đẩy mạnh doanh thu ở các lĩnh vực mới.
Hướng phát triển bền vững
Theo đại diện MobiFone, nhà mạng đã thực hiện nghiêm túc công tác quản lý thuê bao và xử lý thuê bao kích hoạt sẵn, chủ động rà soát, kiểm tra việc thực hiện đăng ký lại thông tin thuê bao, chính vì thế, đến hết tháng 6/2017, MobiFone có tổng số gần 7 triệu thuê bao phải thay đổi thông tin.
Trong đó, số thuê bao MobiFone thu hồi về kho số là hơn 4,5 triệu thuê bao, thuê bao đã thay đổi thông tin là gần 1,5 triệu thuê bao và số thuê bao đã khóa tài khoản (chưa thu hồi) là gần 800 nghìn thuê bao.
“Chiến dịch thu hồi SIM kích hoạt sẵn trên đã làm cho MobiFone giảm đáng kể về doanh thu trên số thuê bao đưa ra thị trường, tuy nhiên, nhờ đó, việc phát triển thuê bao của nhà mạng là thực chất và bền vững hơn”, đại diện nhà mạng này nói.
Cụ thể, theo MobiFone, tình trạng SIM có sẵn lượng tiền lớn trong tài khoản, SIM được khuyến mại vượt mức quy định giảm rõ rệt; tình trạng bầy bán tràn lan SIM kích hoạt sẵn hầu như không còn. Ngoài ra, khách hàng đã chủ động đi đăng ký thông tin thuê bao và dần từ bỏ thói quen mua SIM kích hoạt sẵn.
Song song với hoạt động đầu tư, hoàn thiện hạ tầng mạng lưới, nghiên cứu, sáng tạo các dịch vụ giá trị mới…, để phát triển bền vững, nhà mạng này cho biết, sẽ thực hiện nghiêm túc các quy định khuyễn mại đối với thuê bao trả trước và đầu tư hướng tới phát triển thuê bao trả sau.
“Chính thuê bao trả sau mới gắn bó, thực chất và tạo ra doanh thu nhiều nhất cho nhà mạng”, đại diện MobiFone, cho biết.
Về cuộc chơi 4G - một trong những nhánh phát triển chính của nhà mạng trong thời gian tới, thì ngay từ đầu tháng 7, MobiFone đã công bố chính thức cung cấp các gói cước 4G và được xem là một trong những nhà khai thác có gói 4G rẻ nhất trên thị trường. Đồng thời, nhà mạng này cũng triển khai các dịch vụ nội dung có bản quyền đầy đủ, chất lượng cao để phục vụ khách hàng.
Tính đến tháng 7/2017, MobiFone đã hoàn thành pha I của dự án cung cấp dịch vụ 4G với vùng phủ trải rộng ở 35 tỉnh, thành phố trên cả nước. Dự kiến, đến hết năm 2017, MobiFone sẽ mở rộng vùng phủ sóng 4G khắp 63 tỉnh thành trên toàn quốc.
“MobiFone xác định 4G là một chiến lược đặc biệt quan trọng và đầu tư mạnh nhằm cạnh tranh chiếm lĩnh thị phần. Chúng tôi sẽ tập trung vào chất lượng dịch vụ và tiện ích hệ sinh thái dịch vụ cho khách hàng sử dụng 4G. Cùng với việc mở rộng mạng lưới, MobiFone tiếp tục đầu tư mạnh vào ứng dụng công nghệ thông tin, đảm bảo an toàn thông tin cho mạng lưới”, đại diện MobiFone cho biết.
Tăng trưởng trong thời khó
Thị trường viễn thông 2017 không đơn thuần là cuộc cạnh tranh khốc liệt giữa các nhà mạng trong khuôn khổ hoạt động kinh doanh, ở các dịch vụ truyền thống hay các dịch vụ giá trị gia tăng, mà áp lực lớn ở hoạt động đầu tư, trong đó có “cuộc chơi 4G” để xây dựng cho mình một hạ tầng mạng lưới đủ mạnh để đáp ứng cho nhu cầu phát triển đa dịch vụ, cho xu thế hội tụ số và cuộc cách mạng công nghiệp 4.0.
Một khó khăn nữa với các doanh nghiệp viễn thông là việc cơ quan quản lý thực hiện mạnh mẽ, quyết liệt các biện pháp về quản lý thuê bao di động trả trước nhằm siết chặt tình trạng sim rác, tin nhắn rác và các hoạt động khuyến mại sai quy định.
Kết quả, chỉ chưa đầy nửa năm, tính đến tháng 3/2017, đã có hơn 20 triệu SIM rác bị thu hồi và điều này khiến tổng số lượng thuê bao di động tính đến tháng 6/2017 giảm hơn 6% so với cùng kỳ.
SIM kích hoạt và khuyến mại sẵn trên các kênh bán lẻ cũng gần như không còn và rất hạn chế. Hệ quả này cũng khiến cho doanh thu từ hoạt động phát triển thuê bao của các nhà mạng nói chung bị giảm đáng kể.
Ngoài ra, chưa kể, nhu cầu tiêu dùng các dịch vụ viễn thông cơ bản (gọi, sms) của người dùng cũng giảm tương đối, vì thế, đòi hỏi nhà mạng phải sáng tạo phát triển nhiều dịch vụ giá trị gia tăng mới.
MobiFone, nhà mạng được xem luôn có tỷ suất lợi nhuận/vốn chủ sở hữu cao nhất trong nhiều năm qua, cho biết, 6 tháng đầu năm 2017, tổng doanh thu của toàn Tổng công ty ước đạt 21.274 tỷ đồng, đạt 48,1% kế hoạch năm 2017 và tăng 118,7 % so với cùng kỳ năm 2016.
Kế hoạch cho năm 2017, nhà mạng này đặt ra mục tiêu với tổng doanh thu là 44.205 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế công ty mẹ là 5.589 tỷ đồng.
Tuy nhiên, theo đại diện MobiFone, thông thường 6 tháng cuối năm, số doanh thu, lợi nhuận cũng như nộp ngân sách luôn chiếm tới khoảng 60% kế hoạch năm, do vậy, kế hoạch trong năm 2017 của nhà mạng là hoàn toàn khả thi.
Cũng theo đại diện MobiFone, có được kết quả kinh doanh trên, lãnh đạo Tổng công ty MobiFone đã trực tiếp làm việc với 9 công ty khu vực thuộc MobiFone để tháo gỡ khó khăn, điều chỉnh bổ sung chính sách, vì vậy, đã tạo không khí làm việc và tinh thần của cán bộ công nhân viên tin tưởng, và là động lực quan trọng để toàn thể cán bộ nhân viên của MobiFone hoàn thành kế hoạch 6 tháng và tiến tới cho cả năm 2017.
Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Trương Minh Tuấn, trong buổi làm việc với MobiFone, đầu tháng 6/2017, cho rằng, trong bối cảnh nhiều khó khăn thị trường cạnh tranh gay gắt, nhiều chính sách siết chặt như quản lý thuê bao di động trả trước… kết quả trên đáng ghi nhận và là sự cố gắng nỗ lực của toàn bộ cán bộ, nhân viên viên của MobiFone.
Ông cũng cho rằng, MobiFone phải xây dựng chiến lược để trở thành nhà khai thác đa dịch vụ, kết hợp truyền hình, viễn thông và công nghệ thông tin để đẩy mạnh doanh thu ở các lĩnh vực mới.
Hướng phát triển bền vững
Theo đại diện MobiFone, nhà mạng đã thực hiện nghiêm túc công tác quản lý thuê bao và xử lý thuê bao kích hoạt sẵn, chủ động rà soát, kiểm tra việc thực hiện đăng ký lại thông tin thuê bao, chính vì thế, đến hết tháng 6/2017, MobiFone có tổng số gần 7 triệu thuê bao phải thay đổi thông tin.
Trong đó, số thuê bao MobiFone thu hồi về kho số là hơn 4,5 triệu thuê bao, thuê bao đã thay đổi thông tin là gần 1,5 triệu thuê bao và số thuê bao đã khóa tài khoản (chưa thu hồi) là gần 800 nghìn thuê bao.
“Chiến dịch thu hồi SIM kích hoạt sẵn trên đã làm cho MobiFone giảm đáng kể về doanh thu trên số thuê bao đưa ra thị trường, tuy nhiên, nhờ đó, việc phát triển thuê bao của nhà mạng là thực chất và bền vững hơn”, đại diện nhà mạng này nói.
Cụ thể, theo MobiFone, tình trạng SIM có sẵn lượng tiền lớn trong tài khoản, SIM được khuyến mại vượt mức quy định giảm rõ rệt; tình trạng bầy bán tràn lan SIM kích hoạt sẵn hầu như không còn. Ngoài ra, khách hàng đã chủ động đi đăng ký thông tin thuê bao và dần từ bỏ thói quen mua SIM kích hoạt sẵn.
Song song với hoạt động đầu tư, hoàn thiện hạ tầng mạng lưới, nghiên cứu, sáng tạo các dịch vụ giá trị mới…, để phát triển bền vững, nhà mạng này cho biết, sẽ thực hiện nghiêm túc các quy định khuyễn mại đối với thuê bao trả trước và đầu tư hướng tới phát triển thuê bao trả sau.
“Chính thuê bao trả sau mới gắn bó, thực chất và tạo ra doanh thu nhiều nhất cho nhà mạng”, đại diện MobiFone, cho biết.
Về cuộc chơi 4G - một trong những nhánh phát triển chính của nhà mạng trong thời gian tới, thì ngay từ đầu tháng 7, MobiFone đã công bố chính thức cung cấp các gói cước 4G và được xem là một trong những nhà khai thác có gói 4G rẻ nhất trên thị trường. Đồng thời, nhà mạng này cũng triển khai các dịch vụ nội dung có bản quyền đầy đủ, chất lượng cao để phục vụ khách hàng.
Tính đến tháng 7/2017, MobiFone đã hoàn thành pha I của dự án cung cấp dịch vụ 4G với vùng phủ trải rộng ở 35 tỉnh, thành phố trên cả nước. Dự kiến, đến hết năm 2017, MobiFone sẽ mở rộng vùng phủ sóng 4G khắp 63 tỉnh thành trên toàn quốc.
“MobiFone xác định 4G là một chiến lược đặc biệt quan trọng và đầu tư mạnh nhằm cạnh tranh chiếm lĩnh thị phần. Chúng tôi sẽ tập trung vào chất lượng dịch vụ và tiện ích hệ sinh thái dịch vụ cho khách hàng sử dụng 4G. Cùng với việc mở rộng mạng lưới, MobiFone tiếp tục đầu tư mạnh vào ứng dụng công nghệ thông tin, đảm bảo an toàn thông tin cho mạng lưới”, đại diện MobiFone cho biết.