Cà phê trong nước giữ giá do nông dân găm hàng
Giá cà phê trong nước từ đầu tuần tới nay nhìn chung ít biến động do các nhà xuất khẩu hạn chế ký hợp đồng
Giá cà phê trong nước từ đầu tuần tới nay nhìn chung ít biến động do các nhà xuất khẩu hạn chế ký hợp đồng vì lượng hàng tồn kho thấp.
Đầu giờ sáng nay, 30/8, giá cà phê tại Tây Nguyên dao động từ 41.900-42.100 đồng/kg, giảm 100 đồng so với mức 42.000-42.200 đồng/kg của ngày hôm qua. Giá cà phê đã giảm nhẹ vào đầu tuần, sau đó tăng thêm 100-300 đồng/kg vào ngày hôm qua, rồi lại đi xuống vào sáng nay.
Theo tin từ Reuters, hôm thứ Hai tuần này, thị trường London đóng cửa nghỉ lễ nên giao dịch cà phê trong nước vào đầu tuần rất trầm lắng. Việt Nam là nước xuất khẩu cà phê robusta lớn nhất thế giới nên giá cà phê ở Việt Nam luôn theo sát giá cà phê giao sau ở thị trường London.
Bên cạnh đó, “nông dân đang hạn chế bán cà phê vì xem mức giá hiện nay là quá thấp”, một thương nhân ở Tp.HCM cho biết trên Reuters. Người trồng cà phê ở Việt Nam thường giữ lại một phần sản lượng hạt cho tới khi vụ thu hoạch mới bắt đầu, thường là vào tháng 10 hàng năm.
Trong khoảng 1 tuần trở lại đây, giá cà phê tại Tây Nguyên nhìn chung ít biến động quanh ngưỡng 42.000 đồng. Tương quan giữa giá cà phê Việt Nam và giá cà phê giao sau ở London hiện “mỗi nơi một kiểu”.
Hôm thứ Ba vừa rồi, một số công ty xuất khẩu báo giá cà phê robusta Việt Nam loại R2, với 5% hạt đen và vỡ, ở mức trừ lùi 10 USD/tấn so với giá cà phê giao tháng 11 ở London, trong khi một số khác chào bán với giá cao hơn 20 USD/tấn so với giá London. Giá chào mua thì có lúc trừ lùi 70 USD/tấn so với giá London.
Trong phiên giao dịch ngày thứ Tư (29/8) tại London, giá cà phê robusta giao tháng 11 giảm 2 USD/tấn so với phiên trước, đóng cửa ở mức 2.070 USD/tấn. Với mức trừ lùi 20 USD/tấn so với giá cà phê giao tháng 11 tại London, thì giá cà phê xuất khẩu của Việt Nam hôm nay vào khoảng 2.050 USD/tấn.
Vào hôm thứ Ba vừa rồi, giá cà phê xuất khẩu của Việt Nam dao động trong khoảng 1.985-2.075 USD/tấn, so với mức 2.084 USD/tấn cách đó đúng 1 tuần.
“Có rất ít hợp đồng được ký, khách mua không tích cực lắm”, một thương nhân khác ở Tp.HCM nói với Reuters.
Theo ước tính của các thương nhân, lượng cà phê mà người nông dân còn nắm giữ ở khu vực Tây Nguyên hiện vào khoảng 45.000 tấn, trong khi các nhà xuất khẩu và các công ty nước ngoài có nhà kho ở Việt Nam có thể đang nắm giữ 150.000 tấn cà phê.
Các thương nhân cho rằng, các nhà xuất khẩu cà phê của Việt Nam và khách mua nước ngoài ngại ký hợp đồng giao hàng trong mấy tháng tới vì lo biến động giá.
Thống kê cho thấy, Việt Nam đã xuất khẩu khoảng 120.000 tấn cà phê trong tháng 8 này, tương đương 2 triệu bao cà phê, tăng 189% so với cùng kỳ năm trước.
Trước đó, giới thương nhân dự báo lượng cà phê xuất khẩu trong tháng 8 sụt mạnh về 70.000-100.000 tấn, thấp hơn mức xuất khẩu của tháng 7.
Theo Reuters, con số thống kê mới nhất cho thấy, sản lượng cà phê thực tế của Việt Nam trong niên vụ 2011/2012 có thể gần 1,6 triệu tấn so với mức dự báo 1,5 triệu tấn mà một số công ty giao dịch đưa ra gần đây.
Đầu giờ sáng nay, 30/8, giá cà phê tại Tây Nguyên dao động từ 41.900-42.100 đồng/kg, giảm 100 đồng so với mức 42.000-42.200 đồng/kg của ngày hôm qua. Giá cà phê đã giảm nhẹ vào đầu tuần, sau đó tăng thêm 100-300 đồng/kg vào ngày hôm qua, rồi lại đi xuống vào sáng nay.
Theo tin từ Reuters, hôm thứ Hai tuần này, thị trường London đóng cửa nghỉ lễ nên giao dịch cà phê trong nước vào đầu tuần rất trầm lắng. Việt Nam là nước xuất khẩu cà phê robusta lớn nhất thế giới nên giá cà phê ở Việt Nam luôn theo sát giá cà phê giao sau ở thị trường London.
Bên cạnh đó, “nông dân đang hạn chế bán cà phê vì xem mức giá hiện nay là quá thấp”, một thương nhân ở Tp.HCM cho biết trên Reuters. Người trồng cà phê ở Việt Nam thường giữ lại một phần sản lượng hạt cho tới khi vụ thu hoạch mới bắt đầu, thường là vào tháng 10 hàng năm.
Trong khoảng 1 tuần trở lại đây, giá cà phê tại Tây Nguyên nhìn chung ít biến động quanh ngưỡng 42.000 đồng. Tương quan giữa giá cà phê Việt Nam và giá cà phê giao sau ở London hiện “mỗi nơi một kiểu”.
Hôm thứ Ba vừa rồi, một số công ty xuất khẩu báo giá cà phê robusta Việt Nam loại R2, với 5% hạt đen và vỡ, ở mức trừ lùi 10 USD/tấn so với giá cà phê giao tháng 11 ở London, trong khi một số khác chào bán với giá cao hơn 20 USD/tấn so với giá London. Giá chào mua thì có lúc trừ lùi 70 USD/tấn so với giá London.
Trong phiên giao dịch ngày thứ Tư (29/8) tại London, giá cà phê robusta giao tháng 11 giảm 2 USD/tấn so với phiên trước, đóng cửa ở mức 2.070 USD/tấn. Với mức trừ lùi 20 USD/tấn so với giá cà phê giao tháng 11 tại London, thì giá cà phê xuất khẩu của Việt Nam hôm nay vào khoảng 2.050 USD/tấn.
Vào hôm thứ Ba vừa rồi, giá cà phê xuất khẩu của Việt Nam dao động trong khoảng 1.985-2.075 USD/tấn, so với mức 2.084 USD/tấn cách đó đúng 1 tuần.
“Có rất ít hợp đồng được ký, khách mua không tích cực lắm”, một thương nhân khác ở Tp.HCM nói với Reuters.
Theo ước tính của các thương nhân, lượng cà phê mà người nông dân còn nắm giữ ở khu vực Tây Nguyên hiện vào khoảng 45.000 tấn, trong khi các nhà xuất khẩu và các công ty nước ngoài có nhà kho ở Việt Nam có thể đang nắm giữ 150.000 tấn cà phê.
Các thương nhân cho rằng, các nhà xuất khẩu cà phê của Việt Nam và khách mua nước ngoài ngại ký hợp đồng giao hàng trong mấy tháng tới vì lo biến động giá.
Thống kê cho thấy, Việt Nam đã xuất khẩu khoảng 120.000 tấn cà phê trong tháng 8 này, tương đương 2 triệu bao cà phê, tăng 189% so với cùng kỳ năm trước.
Trước đó, giới thương nhân dự báo lượng cà phê xuất khẩu trong tháng 8 sụt mạnh về 70.000-100.000 tấn, thấp hơn mức xuất khẩu của tháng 7.
Theo Reuters, con số thống kê mới nhất cho thấy, sản lượng cà phê thực tế của Việt Nam trong niên vụ 2011/2012 có thể gần 1,6 triệu tấn so với mức dự báo 1,5 triệu tấn mà một số công ty giao dịch đưa ra gần đây.