Cả thế giới chống thất nghiệp
Theo Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO), số người thất nghiệp toàn cầu năm 2009 có thể lên tới 210 triệu người
Theo Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO), số người thất nghiệp toàn cầu năm 2009 có thể lên tới 210 triệu người.
Thời gian qua, trước nguy cơ thất nghiệp gia tăng làm nảy sinh tình trạng bất ổn xã hội, chính phủ các nước đã liên tiếp đưa ra các giải pháp khác nhau để giải quyết việc làm và trợ cấp xã hội cho người lao động.
Tại Trung Quốc, chính phủ nước này hy vọng chương trình kích thích trị giá gần 600 tỷ USD với mức đầu tư lớn vào hạ tầng cơ sở có thể giúp tạo hàng triệu việc làm mới.
Chính phủ Trung Quốc coi bình ổn thị trường việc làm là mục tiêu ưu tiên trong thời gian tới vì thất nghiệp tăng đang đe dọa gây ra các vấn đề xã hội. Chính phủ đã công bố một loạt biện pháp nhằm ngăn chặn thất nghiệp và hỗ trợ những người mất việc làm, đặc biệt là đối với số lao động nông thôn ra thành phố. Trong đó có việc cung cấp thông tin về việc làm cho số lao động này và đào tạo bỏ sung cho những người về quê tìm việc.
Hơn nữa, mỗi năm ở Trung Quốc sẽ có thêm từ 6 đến 7 triệu sinh viên mới tốt nghiệp tham gia lực lượng lao động. Trước tình hình này, Chính phủ đề nghị hoàn trả học phí cho những sinh viên mới ra trường nếu họ chấp nhận làm việc tại vùng nông thôn.
Tại Nhật Bản, Chính phủ cũng dành việc làm ở nông thôn cho giới trẻ thất nghiệp, coi đó là cách tạo dựng một thế hệ nông gia mới.
Tại Thái Lan, Chính phủ cam kết thưởng lớn hơn cho nông gia trong khuôn khổ chương trình kích thích kinh tế đem lại niềm hy vọng cho hàng nghìn người thất nghiệp.
Tại Anh, Thủ tướng Anh G. Brown đã đề nghị các bộ, ngành của Anh phải tìm cách xử lý vấn đề người lao động nước ngoài một cách thận trọng để vừa bảo vệ việc làm cho những người Anh ở trong nước, vừa không ảnh hưởng đến 1,5 triệu người Anh đang làm việc tại các nước khác trong khối EU.
Tại Pháp, Chính phủ đã công bố kế hoạch phục hồi kinh tế trị giá 26 tỷ Euro, trong đó có các gói giải pháp hỗ trợ đầu tư, tạo công ăn việc làm và hạn chế những ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính thế giới đối với kinh tế trong nước. Tổng thống Nicolas Sarkozy cho biết: giải pháp tăng cường đầu tư và tạo công ăn việc làm mới là nền tảng cho sự phát triển bền vững của nền kinh tế quốc dân.
Tại Mỹ, việc kiềm chế số người thất nghiệp tăng dần hàng tháng được coi là nhiệm vụ cấp bách hàng đầu của chính quyền Tổng thống Obama. Ngày 17/2/2009, ông Obama đã ký ban hành luật tái đầu tư và khôi phục nước Mỹ, với trị giá 787 tỷ USD. Gói kích thích này sẽ giúp tạo ra và bảo vệ 3,5 triệu việc làm trong hai năm tới, với 90% việc làm nằm trong khu vực tư nhân.
Nhiều quốc gia khác cũng đã có những giải pháp tích cực để tạo việc làm mới cho người lao động, giảm tỷ lệ thất nghiệp. Chẳng hạn, Panama đã tạo được 200.000 việc làm mới trong 4 năm qua và đang tiến hành các cuộc đối thoại giữa các bộ, ngành nhằm tìm ra những giải pháp hữu hiệu hơn nữa để giải quyết việc làm cho người lao động, như mở rộng Kênh đào Panama, xây dựng các công trình thủy điện và các trung tâm du lịch đang tạo ra sự năng động trong việc làm.
Để sớm giải quyết nạn thất nghiệp toàn cầu, ILO đề nghị chính phủ các nước tiếp tục đẩy mạnh các chính sách: chính sách trợ cấp và bảo hiểm thất nghiệp, tái đào tạo lao động dư thừa, đầu tư công cộng vào cơ sở hạ tầng và nhà cửa, hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Thời gian qua, trước nguy cơ thất nghiệp gia tăng làm nảy sinh tình trạng bất ổn xã hội, chính phủ các nước đã liên tiếp đưa ra các giải pháp khác nhau để giải quyết việc làm và trợ cấp xã hội cho người lao động.
Tại Trung Quốc, chính phủ nước này hy vọng chương trình kích thích trị giá gần 600 tỷ USD với mức đầu tư lớn vào hạ tầng cơ sở có thể giúp tạo hàng triệu việc làm mới.
Chính phủ Trung Quốc coi bình ổn thị trường việc làm là mục tiêu ưu tiên trong thời gian tới vì thất nghiệp tăng đang đe dọa gây ra các vấn đề xã hội. Chính phủ đã công bố một loạt biện pháp nhằm ngăn chặn thất nghiệp và hỗ trợ những người mất việc làm, đặc biệt là đối với số lao động nông thôn ra thành phố. Trong đó có việc cung cấp thông tin về việc làm cho số lao động này và đào tạo bỏ sung cho những người về quê tìm việc.
Hơn nữa, mỗi năm ở Trung Quốc sẽ có thêm từ 6 đến 7 triệu sinh viên mới tốt nghiệp tham gia lực lượng lao động. Trước tình hình này, Chính phủ đề nghị hoàn trả học phí cho những sinh viên mới ra trường nếu họ chấp nhận làm việc tại vùng nông thôn.
Tại Nhật Bản, Chính phủ cũng dành việc làm ở nông thôn cho giới trẻ thất nghiệp, coi đó là cách tạo dựng một thế hệ nông gia mới.
Tại Thái Lan, Chính phủ cam kết thưởng lớn hơn cho nông gia trong khuôn khổ chương trình kích thích kinh tế đem lại niềm hy vọng cho hàng nghìn người thất nghiệp.
Tại Anh, Thủ tướng Anh G. Brown đã đề nghị các bộ, ngành của Anh phải tìm cách xử lý vấn đề người lao động nước ngoài một cách thận trọng để vừa bảo vệ việc làm cho những người Anh ở trong nước, vừa không ảnh hưởng đến 1,5 triệu người Anh đang làm việc tại các nước khác trong khối EU.
Tại Pháp, Chính phủ đã công bố kế hoạch phục hồi kinh tế trị giá 26 tỷ Euro, trong đó có các gói giải pháp hỗ trợ đầu tư, tạo công ăn việc làm và hạn chế những ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính thế giới đối với kinh tế trong nước. Tổng thống Nicolas Sarkozy cho biết: giải pháp tăng cường đầu tư và tạo công ăn việc làm mới là nền tảng cho sự phát triển bền vững của nền kinh tế quốc dân.
Tại Mỹ, việc kiềm chế số người thất nghiệp tăng dần hàng tháng được coi là nhiệm vụ cấp bách hàng đầu của chính quyền Tổng thống Obama. Ngày 17/2/2009, ông Obama đã ký ban hành luật tái đầu tư và khôi phục nước Mỹ, với trị giá 787 tỷ USD. Gói kích thích này sẽ giúp tạo ra và bảo vệ 3,5 triệu việc làm trong hai năm tới, với 90% việc làm nằm trong khu vực tư nhân.
Nhiều quốc gia khác cũng đã có những giải pháp tích cực để tạo việc làm mới cho người lao động, giảm tỷ lệ thất nghiệp. Chẳng hạn, Panama đã tạo được 200.000 việc làm mới trong 4 năm qua và đang tiến hành các cuộc đối thoại giữa các bộ, ngành nhằm tìm ra những giải pháp hữu hiệu hơn nữa để giải quyết việc làm cho người lao động, như mở rộng Kênh đào Panama, xây dựng các công trình thủy điện và các trung tâm du lịch đang tạo ra sự năng động trong việc làm.
Để sớm giải quyết nạn thất nghiệp toàn cầu, ILO đề nghị chính phủ các nước tiếp tục đẩy mạnh các chính sách: chính sách trợ cấp và bảo hiểm thất nghiệp, tái đào tạo lao động dư thừa, đầu tư công cộng vào cơ sở hạ tầng và nhà cửa, hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ.