Cần giải mật báo cáo của cơ quan tư pháp
Hoạt động truy tố, xét xử thực hiện công khai, sao báo cáo về việc này lại đóng dấu mật?
Hoạt động truy tố, xét xử thực hiện công khai, sao báo cáo về việc này lại đóng dấu mật?
Câu hỏi này được Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội, bà Lê Thị Nga đặt ra tại phiên họp sáng 21/9 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
Tại cuộc họp, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã nghe các báo cáo công tác năm 2016 của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, báo cáo của Chính phủ về công tác phòng, chống tội phạm, công tác thi hành án và vi phạm pháp luật và công tác phòng chống tham nhũng.
Sau đó, Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp sẽ trình bày báo cáo thẩm tra về các nội dung nói trên.
Các báo cáo nói trên, trừ báo cáo về công tác phòng chống tham nhũng đều được đóng dấu mật. Và như thế, các báo cáo thẩm tra cũng không thể không đóng dấu mật.
Trước khi trình bày báo cáo thẩm tra, Chủ nhiệm Lê Thị Nga nói, đã nhiều kỳ họp Quốc hội, các đại biểu có ý kiến và cử tri chất vấn tại sao truy tố, xét xử thi hành án... diễn ra công khai nhưng các báo cáo tổng kết về hoạt động công khai này lại đóng dấu mật?
Việc đóng dấu mật là hạn chế quyền tiếp cận của người dân về hoạt động này, một hoạt động liên quan rất nhiều đến quyền công dân và đỉnh cao là quyền sống của con người, bà Nga nói.
Theo Chủ nhiệm Lê Thị Nga, việc công khai, minh bạch thông tin sẽ giúp cho đại biểu, cử tri tiếp cận dễ hơn, đánh giá đúng hơn về cả thành tích cũng như khó khăn của các ngành.
Bà Nga đề nghị Bộ trưởng Bộ Công an, Viện trưởng Viện Kiểm sát Nhân dân tối cao, Chánh án Toà án Nhân dân tối cao và Bộ trưởng Bộ Tư pháp tách nội dung nào số liệu nào là mật để riêng.
Các nội dung khác cần giải mật giúp cho đại biểu cử tri tiếp cận dễ dàng, không thể 10 nội dung 9 nội dung không mật mà nhiều năm liền cứ công khai đóng dấu mật cả báo cáo, bà Nga nhấn mạnh.
Câu hỏi này được Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội, bà Lê Thị Nga đặt ra tại phiên họp sáng 21/9 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
Tại cuộc họp, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã nghe các báo cáo công tác năm 2016 của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, báo cáo của Chính phủ về công tác phòng, chống tội phạm, công tác thi hành án và vi phạm pháp luật và công tác phòng chống tham nhũng.
Sau đó, Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp sẽ trình bày báo cáo thẩm tra về các nội dung nói trên.
Các báo cáo nói trên, trừ báo cáo về công tác phòng chống tham nhũng đều được đóng dấu mật. Và như thế, các báo cáo thẩm tra cũng không thể không đóng dấu mật.
Trước khi trình bày báo cáo thẩm tra, Chủ nhiệm Lê Thị Nga nói, đã nhiều kỳ họp Quốc hội, các đại biểu có ý kiến và cử tri chất vấn tại sao truy tố, xét xử thi hành án... diễn ra công khai nhưng các báo cáo tổng kết về hoạt động công khai này lại đóng dấu mật?
Việc đóng dấu mật là hạn chế quyền tiếp cận của người dân về hoạt động này, một hoạt động liên quan rất nhiều đến quyền công dân và đỉnh cao là quyền sống của con người, bà Nga nói.
Theo Chủ nhiệm Lê Thị Nga, việc công khai, minh bạch thông tin sẽ giúp cho đại biểu, cử tri tiếp cận dễ hơn, đánh giá đúng hơn về cả thành tích cũng như khó khăn của các ngành.
Bà Nga đề nghị Bộ trưởng Bộ Công an, Viện trưởng Viện Kiểm sát Nhân dân tối cao, Chánh án Toà án Nhân dân tối cao và Bộ trưởng Bộ Tư pháp tách nội dung nào số liệu nào là mật để riêng.
Các nội dung khác cần giải mật giúp cho đại biểu cử tri tiếp cận dễ dàng, không thể 10 nội dung 9 nội dung không mật mà nhiều năm liền cứ công khai đóng dấu mật cả báo cáo, bà Nga nhấn mạnh.