Cảnh giác với biến chứng viêm cơ tim do cúm mùa ở trẻ nhỏ
TS Đỗ Thiện Hải, Trưởng khoa Nội nhiễm, Trung tâm Bệnh nhiệt đới trẻ em, Bệnh viện Nhi Trung ương cho biết, trời rét làm gia tăng trẻ nhập viện do cúm A. Trung tâm Bệnh nhiệt đới trẻ em dành riêng nhiều phòng để điều trị bệnh nhân cúm, cách ly với những ca bệnh khác đề phòng lây chéo trong bệnh viện.
Chỉ tính từ tháng 10 đến nay, bệnh viện tiếp nhận 820 trẻ nhập viện vì bị cúm nặng, riêng tháng 11 có gần 500 bệnh nhi. Phần lớn trẻ mắc bệnh dưới 3 tuổi và chưa được tiêm ngừa cúm.Theo TS Hải, bệnh cúm mùa (cúm A và B) có thể gây dịch theo vùng hoặc diện rộng, gây viêm đường hô hấp với các biểu hiện như sốt, đau đầu, đau cơ, mệt mỏi, hắt hơi, sổ mũi, đau họng… Bệnh có thể tự khỏi sau 3-5 ngày. Tuy nhiên, những trẻ có bệnh mạn tính như hen phế quản, viêm phế quản co thắt, tim mạch, người già có bệnh nền về tim, phổi, thận, bệnh chuyển hoá, thiếu máu, suy giảm miễn dịch… dễ diễn biến nặng, gặp nhiều biến chứng và có thể tử vong.TS Hải cho biết, với trẻ nhỏ, ngoài biến chứng gây viêm phổi, viêm não, gần đây trung tâm bắt đầu ghi nhận những ca biến chứng viêm cơ tim. Bệnh nhi bị viêm cơ tim sau cúm thường có biểu hiện sốt cao, đau ngực, bụng, buồn nôn, nhịp tim nhanh và tử vong đột ngột.Một số trẻ có biến chứng viêm não sau khi nhiễm cúm từ ngày thứ 3 đến thứ 10. Những trẻ này thường nhập viện trong tình trạng sốt, viêm đường hô hấp, ho, khò khè, lơ mơ, co giật, xét nghiệm cúm dương tính. Hiện nay, trung tâm đang còn điều trị 50 bệnh nhi, vài trường hợp đang đợi kết quả khẳng định xem có bị biến chứng viêm não. Tuy nhiên, những ca bệnh này hiện đều có biểu hiện của viêm não như phản ứng chậm chạp, sốt cao, lơ mơ, li bì…
Chỉ tính từ tháng 10 đến nay, bệnh viện tiếp nhận 820 trẻ nhập viện vì bị cúm nặng, riêng tháng 11 có gần 500 bệnh nhi. Phần lớn trẻ mắc bệnh dưới 3 tuổi và chưa được tiêm ngừa cúm.Theo TS Hải, bệnh cúm mùa (cúm A và B) có thể gây dịch theo vùng hoặc diện rộng, gây viêm đường hô hấp với các biểu hiện như sốt, đau đầu, đau cơ, mệt mỏi, hắt hơi, sổ mũi, đau họng… Bệnh có thể tự khỏi sau 3-5 ngày. Tuy nhiên, những trẻ có bệnh mạn tính như hen phế quản, viêm phế quản co thắt, tim mạch, người già có bệnh nền về tim, phổi, thận, bệnh chuyển hoá, thiếu máu, suy giảm miễn dịch… dễ diễn biến nặng, gặp nhiều biến chứng và có thể tử vong.TS Hải cho biết, với trẻ nhỏ, ngoài biến chứng gây viêm phổi, viêm não, gần đây trung tâm bắt đầu ghi nhận những ca biến chứng viêm cơ tim. Bệnh nhi bị viêm cơ tim sau cúm thường có biểu hiện sốt cao, đau ngực, bụng, buồn nôn, nhịp tim nhanh và tử vong đột ngột.Một số trẻ có biến chứng viêm não sau khi nhiễm cúm từ ngày thứ 3 đến thứ 10. Những trẻ này thường nhập viện trong tình trạng sốt, viêm đường hô hấp, ho, khò khè, lơ mơ, co giật, xét nghiệm cúm dương tính. Hiện nay, trung tâm đang còn điều trị 50 bệnh nhi, vài trường hợp đang đợi kết quả khẳng định xem có bị biến chứng viêm não. Tuy nhiên, những ca bệnh này hiện đều có biểu hiện của viêm não như phản ứng chậm chạp, sốt cao, lơ mơ, li bì…
Một bệnh nhi đang điều trị tại Trung tâm Bệnh nhiệt đới trẻ em, Bệnh viện Nhi Trung ương
TS Hải dự báo, cúm là bệnh đặc trưng của mùa đông xuân, nên số trẻ em mắc bệnh còn có thể tăng trong những ngày tới. Khi con có biểu hiện nặng như sốt cao liên tục không hạ, mệt mỏi, bứt rứt, khó chịu, đau đầu, buồn nôn… các bậc phụ huynh cần đưa đến bệnh viện để thăm khám, tránh những biến chứng đáng tiếc.Bất cứ ai cũng có thể bị nhiễm cúm mùa (ngay cả những người khỏe mạnh) và các vấn đề nghiêm trọng liên quan đến cúm có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi. Tuy nhiên, ở một số người có nguy cơ cao bị biến chứng nghiêm trọng liên quan đến cúm nếu họ bị bệnh. Những đối tượng này bao gồm những người từ 65 tuổi trở lên, những người mắc một số bệnh mãn tính (như hen suyễn, tiểu đường hoặc bệnh tim), phụ nữ mang thai và trẻ em dưới 5 tuổi, và đặc biệt là trẻ em dưới 2 tuổi.Đặc biệt, một nghiên cứu gần đây cho thấy những người mắc bệnh tim mạch có nguy cơ bị đau tim hoặc xuất hiện cơn nhồi máu cơ tim cao gấp 6 lần trong vòng 1 tuần sau khi mắc bệnh cúm. Ở người bệnh tim lớn tuổi, cúm mùa còn là tác nhân gây ra các cơn rung nhĩ, có thể dẫn đến suy tim cấp nếu không được kiểm soát kịp thời. Còn với trẻ em dưới 5 tuổi khi bị mắc cúm mùa, sẽ có khoảng 12% có nguy cơ biến chứng viêm cơ tim.Các bác sỹ khuyến cáo, tiêm vắc xin là biện pháp hiệu quả để phòng cúm. Trẻ bị cúm cần được cách ly và người chăm sóc trẻ cần đeo khẩu trang để phòng lây nhiễm. Ngoài ra, các gia đình cần chú ý đảm bảo nơi ở thông thoáng, sạch sẽ, nhiều ánh sáng…