Cạnh tranh phân phối điện tử: Đã đến giờ G!
Việc các “đại gia” bán lẻ hàng điện tử dòm ngó Việt Nam không còn là nỗi lo phập phồng nữa
Không chờ nổi để theo lộ trình mở cửa thị trường bán lẻ của Việt Nam vào năm 2009, Tập đoàn Best Denki (Nhật) quyết định vào Việt Nam sớm hơn thông qua hình thức nhượng quyền (franchise) và liên doanh.
Sự xuất hiện của tập đoàn chuyên bán lẻ hàng điện tử với doanh thu đạt 2 tỷ USD/năm và đang sở hữu trên 600 siêu thị điện máy tại thị trường châu Á này đã khiến cho quỹ thời gian chuẩn bị hội nhập của nhà bán lẻ trong nước không còn nhiều!
Nóng lòng với thị trường 3 tỷ USD
Tại Hà Nội đang hình thành siêu thị điện máy nhượng quyền đầu tiên của Best Denki với tên gọi Best Carings, chuyên gia thiết kế cửa hàng cho Best Carings đến từ Nhật cũng là người đã thiết kế chuỗi Best Denki tại Singapore .
Chỉ vài ngày sau sự kiện Việt Nam gia nhập WTO, Tập đoàn Best Denki đã tiến hành ngay việc ký kết hợp đồng nhượng quyền với Công ty Tiếp Thị Bến Thành, trở thành hợp đồng nhượng quyền bán lẻ đầu tiên được ký sau chuyến thăm chính thức Nhật Bản của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng vào tháng 10/2006 vừa qua.
Được biết, từ hồi tháng 5/2005 Best Denki đã đến tìm kiếm cơ hội tại thị trường Việt Nam và đến cuối năm 2006 sau khi sàng lọc nhiều ứng viên chọn ra Công ty Tiếp Thị Bến Thành (đang sở hữu thương hiệu siêu thị điện máy Carings tại Hà Nội) làm đối tác franchise.
Không ngần ngại, ông C.J.Raj, Giám đốc Tiếp thị và Phát triển kinh doanh khu vực của Best Denki tại Singapore cho hay: “Chúng tôi muốn trực tiếp vào Việt Nam ngay nhưng luật chưa cho phép nên phải vào bằng franchising. Theo lộ trình Việt Nam mở cam kết với WTO đầu năm 2008 mới cho phép nhà đầu tư nước ngoài góp vốn 49% vào liên doanh bán lẻ, hiện Best Denki và Tiếp Thị Bến Thành tiếp tục đàm phán để chuyển sự hợp tác lên một bước cao hơn: từ franchise lên liên doanh”.
Theo đó, trong vòng 4 tháng nữa Carings sẽ mang tên Best Carings và có mô hình kinh doanh giống như các chuỗi cửa hàng Best Denki tại Singapore. Đến tháng 1-2008 Best Denki tiếp tục ra mắt liên doanh và đổ tiền vào Việt Nam thực hiện kế hoạch mở thêm 10 chuỗi siêu thị điện máy tại các thành phố lớn như Tp.HCM, Đà Nẵng, Hải Phòng, Cần Thơ... Tham vọng của Best Denki là muốn trở thành nhà bán lẻ hàng điện tử lớn và chuyên nghiệp tại Việt Nam trong vòng 5 năm tới.
“Theo kết quả khảo sát và nghiên cứu thị trường của GFK và AC Nielsen, nhu cầu tiêu thụ trong ngành công nghiệp bán lẻ điện máy Việt Nam có thể đạt khoảng 3 tỷ USD/năm về doanh thu, tuy nhiên doanh số bán lẻ chung của các thị trường hiện chỉ đạt khoảng 1, 2-1,3 tỷ USD/năm, tương đương 40%. Còn đến 60% thị trường chưa được khai thác đúng mức”, đại diện Best Denki cho biết thêm.
Được biết, ngoài Best Denki, mới đầu tháng 5/2007 vừa qua tập đoàn công nghệ cao Jabil Circuit cũng đã tiến vào Việt Nam với việc thành lập Công ty Jabil Việt Nam có vốn đầu tư gần 100 triệu USD.
Như vậy, việc các “đại gia” bán lẻ hàng điện tử dòm ngó Việt Nam không còn là nỗi lo phập phồng nữa mà các siêu thị trong nước phải nhanh chân bước vào giai đoạn áp dụng công nghệ bán lẻ để tồn tại với thị trường.
Thách thức từ thị trường
Theo ông Lê Hồng Xuân, Tổng giám đốc Tiếp Thị Bến Thành, việc kinh doanh bán lẻ ngành hàng điện tử trong nước gặp nhiều khó khăn như phụ thuộc vào yếu tố mặt bằng, địa điểm kinh doanh, thuế suất cao… Bên cạnh đó thị trường xuất hiện ngày càng nhiều nhà bán lẻ dẫn đến tình hình cạnh tranh gay gắt, đòi hỏi nhà kinh doanh phải hoạt động sao cho có hiệu quả cao mới có thể gia tăng ích lợi cho người tiêu dùng (người tiêu dùng).
Đó là lý do ông Xuân chọn con đường franchise và liên doanh với một thương hiệu quốc tế nhằm đưa công nghệ bán lẻ nước ngoài vào Việt Nam.
Cũng theo ông Xuân, dù là công ty lớn đến mấy trên thế giới cũng không thể áp dụng một cách máy móc phương thức kinh doanh của nước ngoài vào Việt Nam mà phải uyển chuyển và hiểu rõ thói quen tiêu dùng của người địa phương.
Thói quen tiêu dùng của Việt Nam khác với các nước nên “đại gia” nào vào Việt Nam thì cũng phải khảo sát và nghiên cứu kỹ thị trường và hành vi của người tiêu dùng. Đây là lợi thế của người tiêu dùng trong nước, nhưng đồng thời là thách thức lớn nhất của doanh nghiệp, bởi không phải doanh nghiệp nào cũng nhanh chóng có được kỹ năng bán lẻ và khả năng phục vụ đúng nhu cầu của người tiêu dùng.
Sự xuất hiện của tập đoàn chuyên bán lẻ hàng điện tử với doanh thu đạt 2 tỷ USD/năm và đang sở hữu trên 600 siêu thị điện máy tại thị trường châu Á này đã khiến cho quỹ thời gian chuẩn bị hội nhập của nhà bán lẻ trong nước không còn nhiều!
Nóng lòng với thị trường 3 tỷ USD
Tại Hà Nội đang hình thành siêu thị điện máy nhượng quyền đầu tiên của Best Denki với tên gọi Best Carings, chuyên gia thiết kế cửa hàng cho Best Carings đến từ Nhật cũng là người đã thiết kế chuỗi Best Denki tại Singapore .
Chỉ vài ngày sau sự kiện Việt Nam gia nhập WTO, Tập đoàn Best Denki đã tiến hành ngay việc ký kết hợp đồng nhượng quyền với Công ty Tiếp Thị Bến Thành, trở thành hợp đồng nhượng quyền bán lẻ đầu tiên được ký sau chuyến thăm chính thức Nhật Bản của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng vào tháng 10/2006 vừa qua.
Được biết, từ hồi tháng 5/2005 Best Denki đã đến tìm kiếm cơ hội tại thị trường Việt Nam và đến cuối năm 2006 sau khi sàng lọc nhiều ứng viên chọn ra Công ty Tiếp Thị Bến Thành (đang sở hữu thương hiệu siêu thị điện máy Carings tại Hà Nội) làm đối tác franchise.
Không ngần ngại, ông C.J.Raj, Giám đốc Tiếp thị và Phát triển kinh doanh khu vực của Best Denki tại Singapore cho hay: “Chúng tôi muốn trực tiếp vào Việt Nam ngay nhưng luật chưa cho phép nên phải vào bằng franchising. Theo lộ trình Việt Nam mở cam kết với WTO đầu năm 2008 mới cho phép nhà đầu tư nước ngoài góp vốn 49% vào liên doanh bán lẻ, hiện Best Denki và Tiếp Thị Bến Thành tiếp tục đàm phán để chuyển sự hợp tác lên một bước cao hơn: từ franchise lên liên doanh”.
Theo đó, trong vòng 4 tháng nữa Carings sẽ mang tên Best Carings và có mô hình kinh doanh giống như các chuỗi cửa hàng Best Denki tại Singapore. Đến tháng 1-2008 Best Denki tiếp tục ra mắt liên doanh và đổ tiền vào Việt Nam thực hiện kế hoạch mở thêm 10 chuỗi siêu thị điện máy tại các thành phố lớn như Tp.HCM, Đà Nẵng, Hải Phòng, Cần Thơ... Tham vọng của Best Denki là muốn trở thành nhà bán lẻ hàng điện tử lớn và chuyên nghiệp tại Việt Nam trong vòng 5 năm tới.
“Theo kết quả khảo sát và nghiên cứu thị trường của GFK và AC Nielsen, nhu cầu tiêu thụ trong ngành công nghiệp bán lẻ điện máy Việt Nam có thể đạt khoảng 3 tỷ USD/năm về doanh thu, tuy nhiên doanh số bán lẻ chung của các thị trường hiện chỉ đạt khoảng 1, 2-1,3 tỷ USD/năm, tương đương 40%. Còn đến 60% thị trường chưa được khai thác đúng mức”, đại diện Best Denki cho biết thêm.
Được biết, ngoài Best Denki, mới đầu tháng 5/2007 vừa qua tập đoàn công nghệ cao Jabil Circuit cũng đã tiến vào Việt Nam với việc thành lập Công ty Jabil Việt Nam có vốn đầu tư gần 100 triệu USD.
Như vậy, việc các “đại gia” bán lẻ hàng điện tử dòm ngó Việt Nam không còn là nỗi lo phập phồng nữa mà các siêu thị trong nước phải nhanh chân bước vào giai đoạn áp dụng công nghệ bán lẻ để tồn tại với thị trường.
Thách thức từ thị trường
Theo ông Lê Hồng Xuân, Tổng giám đốc Tiếp Thị Bến Thành, việc kinh doanh bán lẻ ngành hàng điện tử trong nước gặp nhiều khó khăn như phụ thuộc vào yếu tố mặt bằng, địa điểm kinh doanh, thuế suất cao… Bên cạnh đó thị trường xuất hiện ngày càng nhiều nhà bán lẻ dẫn đến tình hình cạnh tranh gay gắt, đòi hỏi nhà kinh doanh phải hoạt động sao cho có hiệu quả cao mới có thể gia tăng ích lợi cho người tiêu dùng (người tiêu dùng).
Đó là lý do ông Xuân chọn con đường franchise và liên doanh với một thương hiệu quốc tế nhằm đưa công nghệ bán lẻ nước ngoài vào Việt Nam.
Cũng theo ông Xuân, dù là công ty lớn đến mấy trên thế giới cũng không thể áp dụng một cách máy móc phương thức kinh doanh của nước ngoài vào Việt Nam mà phải uyển chuyển và hiểu rõ thói quen tiêu dùng của người địa phương.
Thói quen tiêu dùng của Việt Nam khác với các nước nên “đại gia” nào vào Việt Nam thì cũng phải khảo sát và nghiên cứu kỹ thị trường và hành vi của người tiêu dùng. Đây là lợi thế của người tiêu dùng trong nước, nhưng đồng thời là thách thức lớn nhất của doanh nghiệp, bởi không phải doanh nghiệp nào cũng nhanh chóng có được kỹ năng bán lẻ và khả năng phục vụ đúng nhu cầu của người tiêu dùng.