Kinh tế khó khăn, vẫn tổ chức 500 lễ hội
Ủy ban Thường vụ Quốc hội thảo luận về kết quả thực hiện Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2011
Không nhiều ý kiến thảo luận tại phiên họp chiều 14/10, khi Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về báo cáo tình hình và kết quả thực hiện Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2011 của Chính phủ. Mặc dù, khá nhiều hạn chế, yếu kém trong công tác này đã được cơ quan thẩm tra đề cập.
Theo đánh giá của Chính phủ, công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2011 đã đạt được những kết quả nhất định, ý thức tiết kiệm có phần được nâng lên.
Còn thường trực Uỷ ban Tài chính - Ngân sách cho rằng, tình trạng lãng phí vẫn còn tồn tại trên tất cả các lĩnh vực và ở các mức độ khác nhau.
“Báo cáo của Chính phủ và hầu hết báo cáo của các bộ, ngành, địa phương đánh giá về tình trạng lãng phí còn thiếu tính cụ thể”, cơ quan thẩm tra “phê”.
Trong số 7 yếu kém được chỉ ra, cơ quan thẩm tra đặc biệt nhấn mạnh đến việc chậm khắc phục tình trạng lãng phí trong quản lý, sử dụng vốn đầu tư phát triển.
Báo cáo của Kiểm toán Nhà nước, Thanh tra Chính phủ cho thấy, hiện tượng vi phạm pháp luật, lãng phí đã và đang tồn tại ở tất cả các khâu trong quá trình đầu tư từ lập, thẩm định, phê duyệt dự án đầu tư,…đến quyết toán công trình, Chủ nhiệm Phùng Quốc Hiển nêu rõ.
Theo cơ quan thẩm tra, tình trạng quyết định triển khai quá nhiều dự án, công trình với tổng mức đầu tư lớn trong điều kiện nguồn ngân sách có hạn, dẫn đến phải chuyển nguồn tiếp, kéo dài thời gian thi công không chỉ gây lãng phí lớn mà còn gây áp lực đối với cân đối ngân sách trong những năm tới.
Bên cạnh đó, ở một số bộ, ngành, địa phương vẫn còn tình trạng quyết định phân bổ kế hoạch vốn chậm, phân bổ cho cả dự án chưa đủ thủ tục đầu tư, bố trí vốn dàn trải, thiếu tập trung, chưa cân đối với nguồn vốn.
Khá nhiều các con số cụ thể đã được nêu để chứng minh cho sự lãng phí vốn đầu tư phát triển. Như, với vốn trái phiếu Chính phủ, vẫn còn 344,2 tỷ đồng bố trí cho 333 dự án khởi công mới sai đối tượng.
Tỉnh Gia Lai có 5 dự án chưa đủ thủ tục bố trí vốn 14 tỷ đồng, hay Cần Thơ 29 danh mục công trình được ghi kế hoạch nhưng đến cuối năm 2010 chưa có quyết định đầu tư…
Một yếu kém khác cũng được nhấn mạnh là quản lý, sử dụng tài sản công chưa nghiêm; hiệu quả sử dụng vốn và tài sản của doanh nghiệp nhà nước còn thấp so với các khu vực còn lại.
Nhận xét số doanh nghiệp bàn giao sang Tổng công ty đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước (SCIC) chủ yếu là doanh nghiệp nhỏ với tổng số vốn nhà nước do SCIC tiếp nhận và quản lý mới chiếm khoảng 2% tổng số vốn nhà nước tại các doanh nghiệp, cơ quan thẩm tra cho rằng việc tích tụ, tập trung vốn nhà nước để đầu tư cho các ngành, các lĩnh vực quan trọng đến nay triển khai còn chậm, kết quả hạn chế.
Ủy ban Tài chính – Ngân sách cũng cho rằng, trong tiêu dùng của nhân dân vẫn còn lãng phí. Con số khoảng 500 lễ hội được tổ chức năm nay trong bối cảnh nền kinh tế và đời sống nhân dân đang đứng trước nhiều khó khăn, được đánh giá là “gây lãng phí lớn cho xã hội”.
Chủ nhiệm Ủy ban Về các vấn đề xã hội Trương Thị Mai hỏi, so với năm trước thì kết quả thực hành tiết kiệm có tiến bộ hơn không?
Nhấn mạnh rằng đây là câu hỏi luôn luôn đặt ra, Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính – Ngân sách Phùng Quốc Hiển trả lời, “so với năm 2010 thì có chuyển biến nhưng cải thiện chưa được rõ nét”.
Nếu đánh giá theo đúng luật thì trên diện rộng, ở mọi lúc mọi nơi vẫn có lãng phí, ông Hiển nói thêm.
Theo đánh giá của Chính phủ, công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2011 đã đạt được những kết quả nhất định, ý thức tiết kiệm có phần được nâng lên.
Còn thường trực Uỷ ban Tài chính - Ngân sách cho rằng, tình trạng lãng phí vẫn còn tồn tại trên tất cả các lĩnh vực và ở các mức độ khác nhau.
“Báo cáo của Chính phủ và hầu hết báo cáo của các bộ, ngành, địa phương đánh giá về tình trạng lãng phí còn thiếu tính cụ thể”, cơ quan thẩm tra “phê”.
Trong số 7 yếu kém được chỉ ra, cơ quan thẩm tra đặc biệt nhấn mạnh đến việc chậm khắc phục tình trạng lãng phí trong quản lý, sử dụng vốn đầu tư phát triển.
Báo cáo của Kiểm toán Nhà nước, Thanh tra Chính phủ cho thấy, hiện tượng vi phạm pháp luật, lãng phí đã và đang tồn tại ở tất cả các khâu trong quá trình đầu tư từ lập, thẩm định, phê duyệt dự án đầu tư,…đến quyết toán công trình, Chủ nhiệm Phùng Quốc Hiển nêu rõ.
Theo cơ quan thẩm tra, tình trạng quyết định triển khai quá nhiều dự án, công trình với tổng mức đầu tư lớn trong điều kiện nguồn ngân sách có hạn, dẫn đến phải chuyển nguồn tiếp, kéo dài thời gian thi công không chỉ gây lãng phí lớn mà còn gây áp lực đối với cân đối ngân sách trong những năm tới.
Bên cạnh đó, ở một số bộ, ngành, địa phương vẫn còn tình trạng quyết định phân bổ kế hoạch vốn chậm, phân bổ cho cả dự án chưa đủ thủ tục đầu tư, bố trí vốn dàn trải, thiếu tập trung, chưa cân đối với nguồn vốn.
Khá nhiều các con số cụ thể đã được nêu để chứng minh cho sự lãng phí vốn đầu tư phát triển. Như, với vốn trái phiếu Chính phủ, vẫn còn 344,2 tỷ đồng bố trí cho 333 dự án khởi công mới sai đối tượng.
Tỉnh Gia Lai có 5 dự án chưa đủ thủ tục bố trí vốn 14 tỷ đồng, hay Cần Thơ 29 danh mục công trình được ghi kế hoạch nhưng đến cuối năm 2010 chưa có quyết định đầu tư…
Một yếu kém khác cũng được nhấn mạnh là quản lý, sử dụng tài sản công chưa nghiêm; hiệu quả sử dụng vốn và tài sản của doanh nghiệp nhà nước còn thấp so với các khu vực còn lại.
Nhận xét số doanh nghiệp bàn giao sang Tổng công ty đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước (SCIC) chủ yếu là doanh nghiệp nhỏ với tổng số vốn nhà nước do SCIC tiếp nhận và quản lý mới chiếm khoảng 2% tổng số vốn nhà nước tại các doanh nghiệp, cơ quan thẩm tra cho rằng việc tích tụ, tập trung vốn nhà nước để đầu tư cho các ngành, các lĩnh vực quan trọng đến nay triển khai còn chậm, kết quả hạn chế.
Ủy ban Tài chính – Ngân sách cũng cho rằng, trong tiêu dùng của nhân dân vẫn còn lãng phí. Con số khoảng 500 lễ hội được tổ chức năm nay trong bối cảnh nền kinh tế và đời sống nhân dân đang đứng trước nhiều khó khăn, được đánh giá là “gây lãng phí lớn cho xã hội”.
Chủ nhiệm Ủy ban Về các vấn đề xã hội Trương Thị Mai hỏi, so với năm trước thì kết quả thực hành tiết kiệm có tiến bộ hơn không?
Nhấn mạnh rằng đây là câu hỏi luôn luôn đặt ra, Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính – Ngân sách Phùng Quốc Hiển trả lời, “so với năm 2010 thì có chuyển biến nhưng cải thiện chưa được rõ nét”.
Nếu đánh giá theo đúng luật thì trên diện rộng, ở mọi lúc mọi nơi vẫn có lãng phí, ông Hiển nói thêm.