Chính phủ chưa hài lòng về kết quả thực hành tiết kiệm
Theo đánh giá của Chính phủ, kết quả thực hành tiết kiệm, chống lãng phí vẫn thấp so với yêu cầu
“Kết quả thực hành tiết kiệm, chống lãng phí vẫn thấp so với yêu cầu” là nhận định của Chính phủ, tại báo cáo ngày 27/9 về tình hình và kết quả thực hiện Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2011.
Trong quản lý, sử dụng ngân sách Nhà nước, báo cáo cho biết, 8 tháng đầu năm 2011, hệ thống kho bạc Nhà nước đã phát hiện trên 28.900 khoản chi của 15.000 đơn vị chưa chấp hành đúng thủ tục, chế độ quy định và đã yêu cầu bổ sung các thủ tục cần thiết. Từ chối chưa thanh toán số tiền khoảng trên 239 tỷ đồng chi không đúng chế độ quy định.
Chính phủ nhìn nhận, việc mua sắm và sử dụng xe ôtô công vượt tiêu chuẩn chế độ, định mức đã cơ bản được khắc phục. 1.081,4 tỷ đồng là tổng kinh phí đã thực hiện tạm dừng mua sắm, trang bị mới ôtô, điều hòa nhiệt độ, thiết bị văn phòng…
Ở lĩnh vực đầu tư xây dựng cơ bản, báo cáo cho hay tổng số vốn đầu tư các bộ ngành địa phương ngừng khởi công mới, cắt giảm, giãn tiến độ điều chuyển là 9.452 tỷ đồng.
Tính đến hết tháng 6/2011, qua thẩm tra, phê duyệt quyết toán 18.030 dự án đã hoàn thành trong cả nước, đã cắt giảm các khoản chi phí sai tiêu chuẩn, định mức, chế độ góp phần tiết kiệm vốn ngân sách 465,2 tỷ đồng.
Cũng góp phần tiết kiệm chi tiêu công, số tiền thu được do bán nhà sở hữu nhà nước, chuyển nhượng quyền sử dụng đất, chuyển mục đích sử dụng đất là 24.812 tỷ đồng.
Khác với báo cáo cùng kỳ năm trước, có đến đến 11 tập đoàn, tổng công ty được nêu tên cùng với những con số hàng chục đến hàng trăm nghìn tỷ đồng tiết kiệm chi phí kinh doanh, báo cáo năm nay đã không có tên doanh nghiệp nào được nhắc đến trong mục thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong quản lý sử, dụng vốn nhà nước tại doanh nghiệp.
Và, cũng không có tập đoàn, tổng công ty nào được chỉ ra là đã làm thất thoát tài sản nhà nước (báo cáo năm trước chỉ duy nhất Vinashin có tên ở phần này).
Đánh giá việc thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong sản xuất và tiêu dùng của nhân dân, báo cáo viết: “người tiêu dùng Việt Nam đang có xu hướng tiêu dùng các sản phẩm hàng Việt Nam chất lượng cao thay vì tiêu dùng các sản phẩm ngoại nhập như trước đây”. Tuy nhiên, đã không có con số nào được đưa ra cùng với nhận định này.
Theo Chính phủ, công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong năm nay đã đạt được những kết quả nhất định, góp phần tích cực vào việc ngăn chặn suy giảm kinh tế, kiềm chế lạm phát.
Tuy vậy, kết quả thực hành tiết kiệm, chống lãng phí vẫn thấp so với yêu cầu. Tình trạng lãng phí trong một số lĩnh vực như đầu tư xây dựng cơ bản, quản lý và sử dụng đất đai, tài nguyên thiên nhiên chậm được khắc phục…
Nguyên nhân được chỉ ra tại báo cáo, một phần do bối cảnh trong nước và thế giới cũng như những hạn chế của hệ thống cơ chế chính sách và các định mức tiêu chuẩn chế độ. Bên cạnh đó việc tổ chức thực hiện chương trình hành động thực hành tiết kiệm, chống lãng phí có nơi còn mang tính hình thức, hiệu quả chưa cao.
Là nội dung được Chính phủ báo cáo Quốc hội vào mỗi kỳ họp cuối năm, kết quả thực hành tiết kiệm chống lãng phí luôn nhận được sự quan tâm của các vị đại biểu. Đặc biệt, trong bối cảnh nền kinh tế đang ở hoàn cảnh rất khó khăn hiện nay, không ít ý kiến cho rằng hơn lúc nào hết, các cơ quan nhà nước cần làm gương cho dân trong thực hiện tiết kiệm.
Tại Nghị quyết 11 của Chính phủ (về những giải pháp chủ yếu tập trung kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô và bảo đảm an sinh xã hội, ban hành cuối tháng 2 năm nay), thực hành tiết kiệm cũng là vấn đề được đặt biệt nhấn mạnh với nhiều yêu cầu cụ thể.
Bởi thế, ngay từ báo cáo giữa năm, một số bộ, ngành cũng đã chi tiết hơn nội dung này. Như, Bộ Công Thương cho biết đã cắt giảm đặt hoa ở các hội trường, phòng làm việc lãnh đạo, chỉ sử dụng hoa vào việc tiếp khách quốc tế và các hội nghị lớn. Tiết kiệm 15,2 tỷ đồng từ việc cắt giảm khoảng 92 đoàn đi công tác nước ngoài…
Và, không chỉ đại biểu Quốc hội mà cử tri cũng mong muốn có thể tìm thấy ở báo cáo của Chính phủ trình Quốc hội nhiều thông tin định lượng, thể hiện kết quả cụ thể trong việc thực hành tiết kiệm.
Song, đọc kỹ bản báo cáo mới hoàn thành cách đây 3 ngày của Chính phủ, một số vị đại biểu Quốc hội đã nhận xét rằng còn thiếu thuyết phục, chưa nêu được các yếu kém, tồn tại đang gây bức xúc trong xã hội. Các con số cụ thể để minh chứng cho phần đánh giá cũng còn ít và “yếu”.
Trong quản lý, sử dụng ngân sách Nhà nước, báo cáo cho biết, 8 tháng đầu năm 2011, hệ thống kho bạc Nhà nước đã phát hiện trên 28.900 khoản chi của 15.000 đơn vị chưa chấp hành đúng thủ tục, chế độ quy định và đã yêu cầu bổ sung các thủ tục cần thiết. Từ chối chưa thanh toán số tiền khoảng trên 239 tỷ đồng chi không đúng chế độ quy định.
Chính phủ nhìn nhận, việc mua sắm và sử dụng xe ôtô công vượt tiêu chuẩn chế độ, định mức đã cơ bản được khắc phục. 1.081,4 tỷ đồng là tổng kinh phí đã thực hiện tạm dừng mua sắm, trang bị mới ôtô, điều hòa nhiệt độ, thiết bị văn phòng…
Ở lĩnh vực đầu tư xây dựng cơ bản, báo cáo cho hay tổng số vốn đầu tư các bộ ngành địa phương ngừng khởi công mới, cắt giảm, giãn tiến độ điều chuyển là 9.452 tỷ đồng.
Tính đến hết tháng 6/2011, qua thẩm tra, phê duyệt quyết toán 18.030 dự án đã hoàn thành trong cả nước, đã cắt giảm các khoản chi phí sai tiêu chuẩn, định mức, chế độ góp phần tiết kiệm vốn ngân sách 465,2 tỷ đồng.
Cũng góp phần tiết kiệm chi tiêu công, số tiền thu được do bán nhà sở hữu nhà nước, chuyển nhượng quyền sử dụng đất, chuyển mục đích sử dụng đất là 24.812 tỷ đồng.
Khác với báo cáo cùng kỳ năm trước, có đến đến 11 tập đoàn, tổng công ty được nêu tên cùng với những con số hàng chục đến hàng trăm nghìn tỷ đồng tiết kiệm chi phí kinh doanh, báo cáo năm nay đã không có tên doanh nghiệp nào được nhắc đến trong mục thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong quản lý sử, dụng vốn nhà nước tại doanh nghiệp.
Và, cũng không có tập đoàn, tổng công ty nào được chỉ ra là đã làm thất thoát tài sản nhà nước (báo cáo năm trước chỉ duy nhất Vinashin có tên ở phần này).
Đánh giá việc thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong sản xuất và tiêu dùng của nhân dân, báo cáo viết: “người tiêu dùng Việt Nam đang có xu hướng tiêu dùng các sản phẩm hàng Việt Nam chất lượng cao thay vì tiêu dùng các sản phẩm ngoại nhập như trước đây”. Tuy nhiên, đã không có con số nào được đưa ra cùng với nhận định này.
Theo Chính phủ, công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong năm nay đã đạt được những kết quả nhất định, góp phần tích cực vào việc ngăn chặn suy giảm kinh tế, kiềm chế lạm phát.
Tuy vậy, kết quả thực hành tiết kiệm, chống lãng phí vẫn thấp so với yêu cầu. Tình trạng lãng phí trong một số lĩnh vực như đầu tư xây dựng cơ bản, quản lý và sử dụng đất đai, tài nguyên thiên nhiên chậm được khắc phục…
Nguyên nhân được chỉ ra tại báo cáo, một phần do bối cảnh trong nước và thế giới cũng như những hạn chế của hệ thống cơ chế chính sách và các định mức tiêu chuẩn chế độ. Bên cạnh đó việc tổ chức thực hiện chương trình hành động thực hành tiết kiệm, chống lãng phí có nơi còn mang tính hình thức, hiệu quả chưa cao.
Là nội dung được Chính phủ báo cáo Quốc hội vào mỗi kỳ họp cuối năm, kết quả thực hành tiết kiệm chống lãng phí luôn nhận được sự quan tâm của các vị đại biểu. Đặc biệt, trong bối cảnh nền kinh tế đang ở hoàn cảnh rất khó khăn hiện nay, không ít ý kiến cho rằng hơn lúc nào hết, các cơ quan nhà nước cần làm gương cho dân trong thực hiện tiết kiệm.
Tại Nghị quyết 11 của Chính phủ (về những giải pháp chủ yếu tập trung kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô và bảo đảm an sinh xã hội, ban hành cuối tháng 2 năm nay), thực hành tiết kiệm cũng là vấn đề được đặt biệt nhấn mạnh với nhiều yêu cầu cụ thể.
Bởi thế, ngay từ báo cáo giữa năm, một số bộ, ngành cũng đã chi tiết hơn nội dung này. Như, Bộ Công Thương cho biết đã cắt giảm đặt hoa ở các hội trường, phòng làm việc lãnh đạo, chỉ sử dụng hoa vào việc tiếp khách quốc tế và các hội nghị lớn. Tiết kiệm 15,2 tỷ đồng từ việc cắt giảm khoảng 92 đoàn đi công tác nước ngoài…
Và, không chỉ đại biểu Quốc hội mà cử tri cũng mong muốn có thể tìm thấy ở báo cáo của Chính phủ trình Quốc hội nhiều thông tin định lượng, thể hiện kết quả cụ thể trong việc thực hành tiết kiệm.
Song, đọc kỹ bản báo cáo mới hoàn thành cách đây 3 ngày của Chính phủ, một số vị đại biểu Quốc hội đã nhận xét rằng còn thiếu thuyết phục, chưa nêu được các yếu kém, tồn tại đang gây bức xúc trong xã hội. Các con số cụ thể để minh chứng cho phần đánh giá cũng còn ít và “yếu”.