Chậm giải ngân vốn trái phiếu: “Chính phủ cũng sốt ruột”
Ủy ban Thường vụ Quốc hội thảo luận phương án phân bổ vốn trái phiếu Chính phủ năm 2010
Mặc dù được đánh giá là “có tiến bộ”, song việc giải ngân vốn trái phiếu Chính phủ năm 2009 vẫn chưa thoát khỏi “căn bệnh” chậm, bình quân, dàn trải...
Và, phương án phân bổ vốn trái phiếu Chính phủ năm 2010 Chính phủ trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội sáng 19/12 cũng chưa nhận được sự đồng thuận cao.
Dở dang, lãng phí
Theo báo cáo của Kho bạc Nhà nước, hết tháng 10/2009 mới giải ngân được 26.586/ 64.000 tỷ đồng vốn trái phiếu Chính phủ, bằng 47,5% kế hoạch năm.
Báo cáo của Chính phủ cho biết, ước cả năm 2009 đạt khoảng 46 nghìn tỷ đồng, bằng 82,1% kế hoạch năm. Dự kiến số vốn phải chuyển nguồn sang năm 2010 khoảng 10 nghìn tỷ đồng.
Nhìn cụ thể, có những con số khó tin. Với số vốn được giao cho ngành y tế, Bộ Y tế chưa giải ngân đồng nào, nhiều tỉnh đạt dưới 10% kế hoạch. Thậm chí, có tỉnh chỉ đạt 2% (Thái Nguyên), 3,5% (Lạng Sơn”, 4,2% ( Hà Giang)…
Tình trạng dự án, công trình thi công dở dang, chuyển tiếp, kéo dài, chậm tiến độ vẫn chậm được khắc phục, gây lãng phí nguồn vốn, Ủy ban Tài chính – Ngân sách chỉ rõ tại báo cáo thẩm tra.
Cũng theo ủy ban này, một số dự án, công trình giao thông, thủy lợi cấp bách, có hiệu quả kinh tế, mang tính bứt phá, làm tăng thu cho ngân sách địa phương, có khả năng hoàn thành ngay trong năm 2009 – 2010 nhưng chưa được ưu tiên bố trí đủ vốn theo Nghị quyết của Quốc hội.
Bên cạnh đó, việc điều chuyển vốn giữa các bộ, ngành, địa phương chậm, chưa thực hiện triệt để.
Hầu hết các ý kiến thảo luận đều nhất trí với những đánh giá nêu trên của cơ quan thẩm tra, và “phê” báo cáo của Chính phủ còn sơ sài, nhất là phần đánh giá về nguyên nhân. Mặc dù, bản báo cáo (bao gồm cả phụ lục) dài tới 351 trang.
Cho rằng những hạn chế được ủy ban Tài chính – Ngân sách chỉ ra hầu hết do nguyên nhân khách quan, nhiều vị đại biểu đề nghị phải làm rõ trách nhiệm của những người đứng đầu các bộ, ngành, địa phương trong việc chậm trễ giải ngân nguồn vốn này.
“Phải kiểm điểm trách nhiệm ủy ban nhân dân các tỉnh thực hiện chưa tốt, sao tỉnh nào cũng kêu thiếu tiền mà giải ngân chậm trễ như thế”, Trưởng ban Công tác đại biểu Phạm Minh Tuyên nhấn mạnh
“Chính phủ cũng sốt ruột”
Theo dự kiến của Chính phủ về phương án phân bổ trái phiếu năm 2010, 28.800 tỷ đồng trong tổng số 56.000 tỷ đồng được dành cho các dự án ngành giao thông. Các dự án ngành thủy lợi 13.600 tỷ đồng, ngành y tế 5.600 tỷ đồng, ngành giáo dục 6.500 tỷ đồng…
Chính phủ kiến nghị Ủy ban thường vụ Quốc hội cho phép các bộ, ngành địa phương chủ động điều chỉnh vốn giữa các dự án trong từng ngành, lĩnh vực. Đồng thời, cho phép ứng trước vốn trái phiếu Chính phủ năm 2011 đối với các dự án quan trọng, cấp bách, có khối lượng thực hiện lớn nhưng chưa bố trí đủ vốn.
Khẳng định tiến độ giải ngân chậm là “tại chúng ta chứ không phải tại trời” nhưng hết năm này qua năm khác vẫn không khắc phục nổi, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Nguyễn Văn Thuận đề nghị phải “bàn lại rất kỹ” để tính toán phương án cho thật sát hợp.
Chủ nhiệm Phùng Quốc Hiển đề nghị Chính phủ kiên quyết loại bỏ những dự án, công trình kéo dài trong 2- 3 năm chưa hoàn thành thủ tục đầu tư. Ngừng bố trí vốn cho những dự án kéo dài nhiều năm không triển khai, kém hiệu quả.
Còn người đứng đầu Ủy ban Kinh tế, ông Hà Văn Hiền đề nghị ưu tiên đầu tư cho những địa phương có tiến độ giải ngân nhanh, cho các dự án liên quan nhiều đến an sinh xã hội. “Nên có thứ tự ưu tiên, đặc biệt là y tế, chứ không thể túc tắc, túc tắc đi thế này được”, ông Hiền nói.
Được mời phát biểu, Bộ trưởng Bộ Tài chính Vũ Văn Ninh cho biết, giải ngân chậm “Chính phủ cũng sốt ruột”. Người đứng đầu ngành tài chính cũng lạc quan cho rằng con số dự ước thực hiện giải ngân đạt 82% năm nay là “có thể thực hiện được”.
Kết thúc phần thảo luận, Phó chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Kiên đề nghị Chính phủ sẽ phối hợp với cơ quan chủ trì thẩm tra, thể hiện phương án phân bổ vốn trái phiếu Chính phủ năm 2010 theo đúng tinh thần nghị quyết của Quốc hội và báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội bằng hình thức thích hợp trong tháng 1/2010.
Và, phương án phân bổ vốn trái phiếu Chính phủ năm 2010 Chính phủ trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội sáng 19/12 cũng chưa nhận được sự đồng thuận cao.
Dở dang, lãng phí
Theo báo cáo của Kho bạc Nhà nước, hết tháng 10/2009 mới giải ngân được 26.586/ 64.000 tỷ đồng vốn trái phiếu Chính phủ, bằng 47,5% kế hoạch năm.
Báo cáo của Chính phủ cho biết, ước cả năm 2009 đạt khoảng 46 nghìn tỷ đồng, bằng 82,1% kế hoạch năm. Dự kiến số vốn phải chuyển nguồn sang năm 2010 khoảng 10 nghìn tỷ đồng.
Nhìn cụ thể, có những con số khó tin. Với số vốn được giao cho ngành y tế, Bộ Y tế chưa giải ngân đồng nào, nhiều tỉnh đạt dưới 10% kế hoạch. Thậm chí, có tỉnh chỉ đạt 2% (Thái Nguyên), 3,5% (Lạng Sơn”, 4,2% ( Hà Giang)…
Tình trạng dự án, công trình thi công dở dang, chuyển tiếp, kéo dài, chậm tiến độ vẫn chậm được khắc phục, gây lãng phí nguồn vốn, Ủy ban Tài chính – Ngân sách chỉ rõ tại báo cáo thẩm tra.
Cũng theo ủy ban này, một số dự án, công trình giao thông, thủy lợi cấp bách, có hiệu quả kinh tế, mang tính bứt phá, làm tăng thu cho ngân sách địa phương, có khả năng hoàn thành ngay trong năm 2009 – 2010 nhưng chưa được ưu tiên bố trí đủ vốn theo Nghị quyết của Quốc hội.
Bên cạnh đó, việc điều chuyển vốn giữa các bộ, ngành, địa phương chậm, chưa thực hiện triệt để.
Hầu hết các ý kiến thảo luận đều nhất trí với những đánh giá nêu trên của cơ quan thẩm tra, và “phê” báo cáo của Chính phủ còn sơ sài, nhất là phần đánh giá về nguyên nhân. Mặc dù, bản báo cáo (bao gồm cả phụ lục) dài tới 351 trang.
Cho rằng những hạn chế được ủy ban Tài chính – Ngân sách chỉ ra hầu hết do nguyên nhân khách quan, nhiều vị đại biểu đề nghị phải làm rõ trách nhiệm của những người đứng đầu các bộ, ngành, địa phương trong việc chậm trễ giải ngân nguồn vốn này.
“Phải kiểm điểm trách nhiệm ủy ban nhân dân các tỉnh thực hiện chưa tốt, sao tỉnh nào cũng kêu thiếu tiền mà giải ngân chậm trễ như thế”, Trưởng ban Công tác đại biểu Phạm Minh Tuyên nhấn mạnh
“Chính phủ cũng sốt ruột”
Theo dự kiến của Chính phủ về phương án phân bổ trái phiếu năm 2010, 28.800 tỷ đồng trong tổng số 56.000 tỷ đồng được dành cho các dự án ngành giao thông. Các dự án ngành thủy lợi 13.600 tỷ đồng, ngành y tế 5.600 tỷ đồng, ngành giáo dục 6.500 tỷ đồng…
Chính phủ kiến nghị Ủy ban thường vụ Quốc hội cho phép các bộ, ngành địa phương chủ động điều chỉnh vốn giữa các dự án trong từng ngành, lĩnh vực. Đồng thời, cho phép ứng trước vốn trái phiếu Chính phủ năm 2011 đối với các dự án quan trọng, cấp bách, có khối lượng thực hiện lớn nhưng chưa bố trí đủ vốn.
Khẳng định tiến độ giải ngân chậm là “tại chúng ta chứ không phải tại trời” nhưng hết năm này qua năm khác vẫn không khắc phục nổi, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Nguyễn Văn Thuận đề nghị phải “bàn lại rất kỹ” để tính toán phương án cho thật sát hợp.
Chủ nhiệm Phùng Quốc Hiển đề nghị Chính phủ kiên quyết loại bỏ những dự án, công trình kéo dài trong 2- 3 năm chưa hoàn thành thủ tục đầu tư. Ngừng bố trí vốn cho những dự án kéo dài nhiều năm không triển khai, kém hiệu quả.
Còn người đứng đầu Ủy ban Kinh tế, ông Hà Văn Hiền đề nghị ưu tiên đầu tư cho những địa phương có tiến độ giải ngân nhanh, cho các dự án liên quan nhiều đến an sinh xã hội. “Nên có thứ tự ưu tiên, đặc biệt là y tế, chứ không thể túc tắc, túc tắc đi thế này được”, ông Hiền nói.
Được mời phát biểu, Bộ trưởng Bộ Tài chính Vũ Văn Ninh cho biết, giải ngân chậm “Chính phủ cũng sốt ruột”. Người đứng đầu ngành tài chính cũng lạc quan cho rằng con số dự ước thực hiện giải ngân đạt 82% năm nay là “có thể thực hiện được”.
Kết thúc phần thảo luận, Phó chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Kiên đề nghị Chính phủ sẽ phối hợp với cơ quan chủ trì thẩm tra, thể hiện phương án phân bổ vốn trái phiếu Chính phủ năm 2010 theo đúng tinh thần nghị quyết của Quốc hội và báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội bằng hình thức thích hợp trong tháng 1/2010.