Trái phiếu Chính phủ: 6 hạn chế và 8 giải pháp phát triển
Thị trường trái phiếu Chính phủ Việt Nam có 6 hạn chế cơ bản, cần triển khai 8 giải pháp để phát triển và hoàn thiện
Thị trường trái phiếu Chính phủ Việt Nam có 6 hạn chế cơ bản, cần triển khai 8 giải pháp để phát triển và hoàn thiện.
Là một công cụ hữu hiệu của Chính phủ trong việc huy động vốn cho ngân sách nhà nước và cho đầu tư phát triển, từ năm 1991 - 2008 thị trường trái phiếu Chính phủ đã được huy động trên 300.000 tỷ đồng và hàng trăm triệu USD. Thị trường này đã trở thành một công cụ quan trọng trong việc điều hành chính sách tài khoá và chính sách tiền tệ quốc gia.
Sáu hạn chế cơ bản
Bên cạnh những kết quả đã đạt được trong thời gian qua, thị trường trái phiếu Chính phủ vẫn còn không ít hạn chế.
Thứ nhất, chưa hình thành được đường cong lãi suất trái phiếu Chính phủ trên thị trường. Các loại trái phiếu Chính phủ nếu được phát hành một cách đều đặn và căn cứ vào kế hoạch tổng thể sẽ tạo lên đường cong lãi suất chuẩn cho thị trường tiền tệ và thị trường chứng khoán. Trong khi đó, sự thiếu đa dạng các kỳ hạn của trái phiếu Chính phủ và các công cụ nợ khác đã gây khó khăn trong việc hình thành lãi suất chuẩn thị trường của các công cụ nợ.
Thứ hai, các phương thức phát hành như đấu thầu qua Ngân hàng Nhà nước, đấu thầu qua Sở Giao dịch Chứng khoán, bảo lãnh phát hành còn rất nhiều vấn đề phải tiếp tục nghiên cứu, cải tiến. Số thành viên tham gia thị trường đông nhưng chưa ổn định; khối lượng và lãi suất đặt thầu không ổn định nên ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả của các đợt đấu thầu.
Thứ ba, trái phiếu Chính phủ niêm yết, giao dịch trên thị trường thứ cấp còn ít về số lượng. Tổng số trái phiếu Chính phủ niêm yết chiếm tỷ trọng trên 80% so với tổng số trái phiếu đang lưu hành.
Thứ tư, thiếu vắng các nhà kinh doanh trái phiếu chuyên nghiệp và nhà tạo lập thị trường: Việc chưa hình thành được hệ thống đại lý cấp I (PDs) với vai trò là nhà tạo lập thị trường cũng có những ảnh hưởng đến hoạt động của thị trường sơ cấp và thị trường thứ cấp trái phiếu Chính phủ. Bên cạnh đó, hiện nay các nhà đầu tư có tổ chức chủ yếu là các ngân hàng thương mại, các công ty bảo hiểm tham gia đấu thầu trái phiếu hoặc bảo lãnh phát hành thường nắm giữ trái phiếu cho đến khi đáo hạn.
Thứ năm, trái phiếu Chính phủ đã từng bước được đa dạng về kỳ hạn nhưng vẫn còn nhiều đợt với các loại kỳ hạn, lãi suất, ngày đáo hạn khác nhau dẫn đến tình trạng trên thị trường có nhiều loại trái phiếu Chính phủ nên rất khó cho các nhà đầu tư nắm bắt được diễn biến của từng loại trái phiếu để ra quyết định đầu tư.
Thứ sáu, hiện nay duy nhất chỉ có Kho bạc Nhà nước đã và đang phối hợp với Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) và các đơn vị liên quan tổ chức được kênh đấu thầu trái phiếu Chính phủ theo lô lớn qua HNX, chưa triển khai được kênh bảo lãnh phát hành trái phiếu Chính phủ theo lô lớn, khiến khối lượng trái phiếu Chính phủ chuẩn trên thị trường còn khá khiêm tốn so với tổng dư nợ trái phiếu Chính phủ.
Tám giải pháp quan trọng
Để phát triển và tiến tới hoàn thiện thị trường trái phiếu Chính phủ, hướng tới phát triển một thị trường chuyên nghiệp, cần tập trung xử lý tám vấn đề chính.
Thứ nhất, sửa đổi bổ sung và hướng tới hoàn thiện khuôn khổ pháp lý trong lĩnh vực huy động vốn. Nhiệm vụ huy động vốn cho ngân sách nhà nước và cho đầu tư phát triển thông qua phát hành trái phiếu Chính phủ cần tập trung, thống nhất về một đầu mối, tránh tình trạng phân tán như hiện nay (trái phiếu Chính phủ được phát hành bởi cả Kho bạc Nhà nước và Ngân hàng Phát triển Việt Nam).
Sửa đổi, bổ sung các quy định pháp lý thị trường trái phiếu Chính phủ theo hướng: đối tượng tham ra giao dịch trái phiếu Chính phủ gồm các thành viên của HNX bao gồm cả thành viên chính (nghiệp vụ tự doanh, môi giới) và các thành viên phụ - các tổ chức tài chính khác (nghiệp vụ tự doanh). Ủy ban Chứng khoán trên cơ sở quy định của Bộ Tài chính sẽ ban hành quy chế giao dịch trái phiếu cụ thể theo các đối tượng (thành viên chính, thành viên phụ) và các hình thức giao dịch (Repos; DVP...)…
Thứ hai, xây dựng khuôn khổ pháp lý đối với hệ thống PDs, CRA, lựa chọn các thành viên thị trường trái phiếu Chính phủ có những đóng góp, ảnh hưởng và tích cực tham gia trên thị trường đóng vai trò là các PDs. Ngoài ra, cần mở rộng đối tượng tham gia vào thị trường đấu thầu trái phiếu Chính phủ qua HNX, đặc biệt là các tổng công ty, các doanh nghiệp Nhà nước có tiềm lực về vốn.
Thứ ba, về lâu dài, khi điều kiện cho phép sẽ kết hợp hai hình thức đấu thầu và bảo lãnh thành một hình thức đấu thầu chọn nhà bảo lãnh phát hành và tập trung nghiệp vụ đấu thầu trái phiếu Chính phủ (bao gồm cả tín phiếu và trái phiếu) về một đầu mối.
Thứ tư, cải tiến cơ chế xác định lãi suất trái phiếu, từng bước thực hiện lộ trình tự do hoá lãi suất; bảo đảm các điều kiện để lãi suất trái phiếu Chính phủ được hình thành theo quan hệ cung - cầu vốn trên thị trường; tiến tới bãi bỏ cơ chế lãi suất trần trong các đợt đấu thầu và bảo lãnh phát hành trái phiếu Chính phủ, xây dựng đường cong lãi suất trái phiếu Chính phủ chuẩn để thị trường tham chiếu.
Thứ năm, cần tập trung phát hành trái phiếu Chính phủ theo lô lớn để tiến tới giảm thiểu số loại trái phiếu Chính phủ đang lưu hành trên thị trường, nhanh chóng triển khai và đưa vào hoạt động thị trường trái phiếu chuyên biệt, nghiên cứu, áp dụng khi điều kiện cho phép đối với việc mua lại trái phiếu Chính phủ, Repos...
Thứ sáu, ứng dụng công nghệ thông tin vào việc phát hành, quản lý và thanh toán trái phiếu Chính phủ, nghiên cứu và phát triển việc phát hành trái phiếu Chính phủ phi vật chất thay thế cho hình thức chứng chỉ (vật chất).
Thứ bảy, việc xây dựng phát triển thị trường giao dịch trái phiếu Chính phủ theo hướng chuyên biệt là cần thiết trong giai đoạn hiện nay.
Thứ tám, duy trì đều đặn các đợt phát hành trái phiếu Chính phủ; dành ưu tiên phát hành các loại trung hạn và dài hạn. Hạn chế việc phát hành trái phiếu để bù đắp thiếu hụt ngân sách nhà nước, định kỳ công bố công khai lịch biểu phát hành trái phiếu Chính phủ…
Là một công cụ hữu hiệu của Chính phủ trong việc huy động vốn cho ngân sách nhà nước và cho đầu tư phát triển, từ năm 1991 - 2008 thị trường trái phiếu Chính phủ đã được huy động trên 300.000 tỷ đồng và hàng trăm triệu USD. Thị trường này đã trở thành một công cụ quan trọng trong việc điều hành chính sách tài khoá và chính sách tiền tệ quốc gia.
Sáu hạn chế cơ bản
Bên cạnh những kết quả đã đạt được trong thời gian qua, thị trường trái phiếu Chính phủ vẫn còn không ít hạn chế.
Thứ nhất, chưa hình thành được đường cong lãi suất trái phiếu Chính phủ trên thị trường. Các loại trái phiếu Chính phủ nếu được phát hành một cách đều đặn và căn cứ vào kế hoạch tổng thể sẽ tạo lên đường cong lãi suất chuẩn cho thị trường tiền tệ và thị trường chứng khoán. Trong khi đó, sự thiếu đa dạng các kỳ hạn của trái phiếu Chính phủ và các công cụ nợ khác đã gây khó khăn trong việc hình thành lãi suất chuẩn thị trường của các công cụ nợ.
Thứ hai, các phương thức phát hành như đấu thầu qua Ngân hàng Nhà nước, đấu thầu qua Sở Giao dịch Chứng khoán, bảo lãnh phát hành còn rất nhiều vấn đề phải tiếp tục nghiên cứu, cải tiến. Số thành viên tham gia thị trường đông nhưng chưa ổn định; khối lượng và lãi suất đặt thầu không ổn định nên ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả của các đợt đấu thầu.
Thứ ba, trái phiếu Chính phủ niêm yết, giao dịch trên thị trường thứ cấp còn ít về số lượng. Tổng số trái phiếu Chính phủ niêm yết chiếm tỷ trọng trên 80% so với tổng số trái phiếu đang lưu hành.
Thứ tư, thiếu vắng các nhà kinh doanh trái phiếu chuyên nghiệp và nhà tạo lập thị trường: Việc chưa hình thành được hệ thống đại lý cấp I (PDs) với vai trò là nhà tạo lập thị trường cũng có những ảnh hưởng đến hoạt động của thị trường sơ cấp và thị trường thứ cấp trái phiếu Chính phủ. Bên cạnh đó, hiện nay các nhà đầu tư có tổ chức chủ yếu là các ngân hàng thương mại, các công ty bảo hiểm tham gia đấu thầu trái phiếu hoặc bảo lãnh phát hành thường nắm giữ trái phiếu cho đến khi đáo hạn.
Thứ năm, trái phiếu Chính phủ đã từng bước được đa dạng về kỳ hạn nhưng vẫn còn nhiều đợt với các loại kỳ hạn, lãi suất, ngày đáo hạn khác nhau dẫn đến tình trạng trên thị trường có nhiều loại trái phiếu Chính phủ nên rất khó cho các nhà đầu tư nắm bắt được diễn biến của từng loại trái phiếu để ra quyết định đầu tư.
Thứ sáu, hiện nay duy nhất chỉ có Kho bạc Nhà nước đã và đang phối hợp với Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) và các đơn vị liên quan tổ chức được kênh đấu thầu trái phiếu Chính phủ theo lô lớn qua HNX, chưa triển khai được kênh bảo lãnh phát hành trái phiếu Chính phủ theo lô lớn, khiến khối lượng trái phiếu Chính phủ chuẩn trên thị trường còn khá khiêm tốn so với tổng dư nợ trái phiếu Chính phủ.
Tám giải pháp quan trọng
Để phát triển và tiến tới hoàn thiện thị trường trái phiếu Chính phủ, hướng tới phát triển một thị trường chuyên nghiệp, cần tập trung xử lý tám vấn đề chính.
Thứ nhất, sửa đổi bổ sung và hướng tới hoàn thiện khuôn khổ pháp lý trong lĩnh vực huy động vốn. Nhiệm vụ huy động vốn cho ngân sách nhà nước và cho đầu tư phát triển thông qua phát hành trái phiếu Chính phủ cần tập trung, thống nhất về một đầu mối, tránh tình trạng phân tán như hiện nay (trái phiếu Chính phủ được phát hành bởi cả Kho bạc Nhà nước và Ngân hàng Phát triển Việt Nam).
Sửa đổi, bổ sung các quy định pháp lý thị trường trái phiếu Chính phủ theo hướng: đối tượng tham ra giao dịch trái phiếu Chính phủ gồm các thành viên của HNX bao gồm cả thành viên chính (nghiệp vụ tự doanh, môi giới) và các thành viên phụ - các tổ chức tài chính khác (nghiệp vụ tự doanh). Ủy ban Chứng khoán trên cơ sở quy định của Bộ Tài chính sẽ ban hành quy chế giao dịch trái phiếu cụ thể theo các đối tượng (thành viên chính, thành viên phụ) và các hình thức giao dịch (Repos; DVP...)…
Thứ hai, xây dựng khuôn khổ pháp lý đối với hệ thống PDs, CRA, lựa chọn các thành viên thị trường trái phiếu Chính phủ có những đóng góp, ảnh hưởng và tích cực tham gia trên thị trường đóng vai trò là các PDs. Ngoài ra, cần mở rộng đối tượng tham gia vào thị trường đấu thầu trái phiếu Chính phủ qua HNX, đặc biệt là các tổng công ty, các doanh nghiệp Nhà nước có tiềm lực về vốn.
Thứ ba, về lâu dài, khi điều kiện cho phép sẽ kết hợp hai hình thức đấu thầu và bảo lãnh thành một hình thức đấu thầu chọn nhà bảo lãnh phát hành và tập trung nghiệp vụ đấu thầu trái phiếu Chính phủ (bao gồm cả tín phiếu và trái phiếu) về một đầu mối.
Thứ tư, cải tiến cơ chế xác định lãi suất trái phiếu, từng bước thực hiện lộ trình tự do hoá lãi suất; bảo đảm các điều kiện để lãi suất trái phiếu Chính phủ được hình thành theo quan hệ cung - cầu vốn trên thị trường; tiến tới bãi bỏ cơ chế lãi suất trần trong các đợt đấu thầu và bảo lãnh phát hành trái phiếu Chính phủ, xây dựng đường cong lãi suất trái phiếu Chính phủ chuẩn để thị trường tham chiếu.
Thứ năm, cần tập trung phát hành trái phiếu Chính phủ theo lô lớn để tiến tới giảm thiểu số loại trái phiếu Chính phủ đang lưu hành trên thị trường, nhanh chóng triển khai và đưa vào hoạt động thị trường trái phiếu chuyên biệt, nghiên cứu, áp dụng khi điều kiện cho phép đối với việc mua lại trái phiếu Chính phủ, Repos...
Thứ sáu, ứng dụng công nghệ thông tin vào việc phát hành, quản lý và thanh toán trái phiếu Chính phủ, nghiên cứu và phát triển việc phát hành trái phiếu Chính phủ phi vật chất thay thế cho hình thức chứng chỉ (vật chất).
Thứ bảy, việc xây dựng phát triển thị trường giao dịch trái phiếu Chính phủ theo hướng chuyên biệt là cần thiết trong giai đoạn hiện nay.
Thứ tám, duy trì đều đặn các đợt phát hành trái phiếu Chính phủ; dành ưu tiên phát hành các loại trung hạn và dài hạn. Hạn chế việc phát hành trái phiếu để bù đắp thiếu hụt ngân sách nhà nước, định kỳ công bố công khai lịch biểu phát hành trái phiếu Chính phủ…