Chặn cho vay quay vòng, Ngân hàng Nhà nước bị xem là “mâu thuẫn”
Ngân hàng Nhà nước vừa chặn một hình thức cho vay phổ biến tại Việt Nam và “được thừa nhận rộng rãi trên toàn thế giới”
Cuối tháng 9 vừa qua, Ngân hàng Nhà nước có Công văn số 7059/NHNN-TTGSNH với yêu cầu đáng chú ý về việc cấp tín dụng theo hình thức cho vay tuần hoàn.
Cụ thể, theo văn bản trên, các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thực hiện thu hồi toàn bộ nợ gốc và lãi khi hết thời hạn cho vay đã thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng với khách hàng, không được tái tục toàn bộ hoặc một phần khoản nợ gốc đã cho vay.
Đối với các trường hợp đã cho vay theo phương thức cho vay tuần hoàn, các tổ chức tín dụng phải thỏa thuận với khách hàng điều chỉnh hợp đồng tín dụng.
Chính sách trên đưa ra đã hai tháng qua, nhưng đến nay mới được phản ánh rộng rãi hơn từ ý kiến của một nhóm thành viên trong hệ thống.
Cụ thể, tại Diễn đàn Doanh nghiệp đầu tuần qua, nhóm công tác ngân hàng (đại diện cho khối ngân hàng và chi nhánh ngân hàng nước ngoài) có những phân tích và khuyến nghị cụ thể về chính sách trên.
Theo báo cáo công bố, nhóm công tác ngân hàng nhận thấy quyết định trên của Ngân hàng Nhà nước - kèm các yêu cầu về việc không cho phép cho vay tuần hoàn - là mâu thuẫn với thông lệ quốc tế về cho vay, đặc biệt khi cho vay với mục đích tài trợ vốn lưu động thay đổi liên tục trong năm.
Hiện nay, một phần lớn các khoản tín dụng tại tổ chức tín dụng nước ngoài, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cho khách hàng là các khoản vay ngắn hạn nhằm mục đích tài trợ vốn lưu động. Thông thường kỳ hạn của mỗi khoản vay là vài tháng phù hợp với dòng tiền của một chu kỳ sản xuất/mua bán/xuất nhập khẩu hàng hóa.
“Việc tái tục/quay vòng khoản vay, được thừa nhận rộng rãi trên toàn thế giới”, báo cáo cho biết và cho rằng cả doanh nghiệp lẫn ngân hàng mong muốn sử dụng.
Nguyên do, hình thức cho vay này có nhiều lợi ích. Như với doanh nghiệp, họ sử dụng vòng quay vốn ngắn (một vài tháng) góp phần giảm đáng kể chi phí vốn vay cho doanh nghiệp.
Các doanh nghiệp có lịch sử tín dụng tốt thường có quan hệ tín dụng với nhiều ngân hàng và việc áp dụng các kỳ hạn vay ngắn hạn cho mỗi khoản vay tạo thuận lợi cho doanh nghiệp lựa chọn được ngân hàng cho vay có lãi suất tốt nhất tại từng thời điểm.
Đối với ngân hàng, hình thức cho vay trên, theo nhóm công tác, đảm bảo đánh giá được tốt nhất rủi ro tín dụng cũng như dòng tiền và khả năng hoàn trả của khách hàng cho mỗi kỳ hạn (để quyết định có cho tái tục/quay vòng hay không).
“Việc tái tục/quay vòng khoản vay như trình bày bên trên không phải do việc suy giảm khả năng tài chính hay chất lượng tín dụng của khách hàng, mà xuất phát từ yêu cầu thực tế hoạt động của doanh nghiệp. Trên mọi quan điểm, hoạt động này chắc chắn không làm tăng rủi ro tín dụng vì các ngân hàng sẽ phê duyệt kỳ hạn khoản vay dài hơn rất nhiều so với kỳ hạn rút vốn vay thực tế”, báo cáo đưa ra khẳng định.
Tuy nhiên, nếu căn cứ vào các quy định hiện tại của Ngân hàng Nhà nước như Quyết định số 1627/2001/QĐ-NHNN ngày 31/12/2001 của Thống đốc về quy chế cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng (Quyết định 1627) và Thông tư 02/2013/NHNN về phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro (Thông tư 02), việc tái tục/quay vòng khoản vay tạo ra bức tranh tiêu cực không phù hợp về nợ xấu, có thể làm ảnh hưởng tới uy tín và hoạt động của doanh nghiệp và ngân hàng nói riêng và môi trường kinh doanh nói chung. Hơn nữa, chất lượng và tình hình tín dụng của các doanh nghiệp và khách hàng cũng không được phản ánh chính xác bằng cách áp dụng các quy định này.
“Chúng tôi hiểu rằng dự thảo thông tư thay thế và sửa đổi Quyết định 1627 hiện tại đang được dự thảo và lấy ý kiến các ngân hàng, chúng tôi hy vọng Ngân hàng Nhà nước xem xét và chấp thuận cho phép việc tái tục/quay vòng khoản vay (dưới 1 năm) và đặc biệt, không coi việc cho vay tuần hoàn là hành vi gia hạn nợ hay một hành vi tiêu cực theo quy định về trích lập dự phòng”, nhóm công tác ngân hàng đề nghị Ngân hàng Nhà nước xem xét.
Cụ thể, theo văn bản trên, các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thực hiện thu hồi toàn bộ nợ gốc và lãi khi hết thời hạn cho vay đã thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng với khách hàng, không được tái tục toàn bộ hoặc một phần khoản nợ gốc đã cho vay.
Đối với các trường hợp đã cho vay theo phương thức cho vay tuần hoàn, các tổ chức tín dụng phải thỏa thuận với khách hàng điều chỉnh hợp đồng tín dụng.
Chính sách trên đưa ra đã hai tháng qua, nhưng đến nay mới được phản ánh rộng rãi hơn từ ý kiến của một nhóm thành viên trong hệ thống.
Cụ thể, tại Diễn đàn Doanh nghiệp đầu tuần qua, nhóm công tác ngân hàng (đại diện cho khối ngân hàng và chi nhánh ngân hàng nước ngoài) có những phân tích và khuyến nghị cụ thể về chính sách trên.
Theo báo cáo công bố, nhóm công tác ngân hàng nhận thấy quyết định trên của Ngân hàng Nhà nước - kèm các yêu cầu về việc không cho phép cho vay tuần hoàn - là mâu thuẫn với thông lệ quốc tế về cho vay, đặc biệt khi cho vay với mục đích tài trợ vốn lưu động thay đổi liên tục trong năm.
Hiện nay, một phần lớn các khoản tín dụng tại tổ chức tín dụng nước ngoài, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cho khách hàng là các khoản vay ngắn hạn nhằm mục đích tài trợ vốn lưu động. Thông thường kỳ hạn của mỗi khoản vay là vài tháng phù hợp với dòng tiền của một chu kỳ sản xuất/mua bán/xuất nhập khẩu hàng hóa.
“Việc tái tục/quay vòng khoản vay, được thừa nhận rộng rãi trên toàn thế giới”, báo cáo cho biết và cho rằng cả doanh nghiệp lẫn ngân hàng mong muốn sử dụng.
Nguyên do, hình thức cho vay này có nhiều lợi ích. Như với doanh nghiệp, họ sử dụng vòng quay vốn ngắn (một vài tháng) góp phần giảm đáng kể chi phí vốn vay cho doanh nghiệp.
Các doanh nghiệp có lịch sử tín dụng tốt thường có quan hệ tín dụng với nhiều ngân hàng và việc áp dụng các kỳ hạn vay ngắn hạn cho mỗi khoản vay tạo thuận lợi cho doanh nghiệp lựa chọn được ngân hàng cho vay có lãi suất tốt nhất tại từng thời điểm.
Đối với ngân hàng, hình thức cho vay trên, theo nhóm công tác, đảm bảo đánh giá được tốt nhất rủi ro tín dụng cũng như dòng tiền và khả năng hoàn trả của khách hàng cho mỗi kỳ hạn (để quyết định có cho tái tục/quay vòng hay không).
“Việc tái tục/quay vòng khoản vay như trình bày bên trên không phải do việc suy giảm khả năng tài chính hay chất lượng tín dụng của khách hàng, mà xuất phát từ yêu cầu thực tế hoạt động của doanh nghiệp. Trên mọi quan điểm, hoạt động này chắc chắn không làm tăng rủi ro tín dụng vì các ngân hàng sẽ phê duyệt kỳ hạn khoản vay dài hơn rất nhiều so với kỳ hạn rút vốn vay thực tế”, báo cáo đưa ra khẳng định.
Tuy nhiên, nếu căn cứ vào các quy định hiện tại của Ngân hàng Nhà nước như Quyết định số 1627/2001/QĐ-NHNN ngày 31/12/2001 của Thống đốc về quy chế cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng (Quyết định 1627) và Thông tư 02/2013/NHNN về phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro (Thông tư 02), việc tái tục/quay vòng khoản vay tạo ra bức tranh tiêu cực không phù hợp về nợ xấu, có thể làm ảnh hưởng tới uy tín và hoạt động của doanh nghiệp và ngân hàng nói riêng và môi trường kinh doanh nói chung. Hơn nữa, chất lượng và tình hình tín dụng của các doanh nghiệp và khách hàng cũng không được phản ánh chính xác bằng cách áp dụng các quy định này.
“Chúng tôi hiểu rằng dự thảo thông tư thay thế và sửa đổi Quyết định 1627 hiện tại đang được dự thảo và lấy ý kiến các ngân hàng, chúng tôi hy vọng Ngân hàng Nhà nước xem xét và chấp thuận cho phép việc tái tục/quay vòng khoản vay (dưới 1 năm) và đặc biệt, không coi việc cho vay tuần hoàn là hành vi gia hạn nợ hay một hành vi tiêu cực theo quy định về trích lập dự phòng”, nhóm công tác ngân hàng đề nghị Ngân hàng Nhà nước xem xét.