Chặn lâm sản quý “rỉ máu”
Liên tiếp trong những tháng gần đây, nhiều chuyên án phá đường dây buôn lậu gỗ lớn đã được hải quan bóc gỡ
Liên tiếp trong những tháng gần đây, nhiều chuyên án phá đường dây buôn lậu gỗ lớn đã được hải quan bóc gỡ. Phần lớn tang vật thu giữ đều là các loại gỗ quý hiếm, mặt hàng được các đầu nậu săn tìm để xuất lậu bởi giá trị lớn mang lại.
Cục Hải quan Quảng Ninh, vừa bàn giao cho các cơ quan có thẩm quyền toàn bộ hồ sơ, tang vật của vụ vận chuyển trái phép 250 kg gỗ sưa. Theo đó, ngày 11/7, tại phường Hải Yên, Tp.Móng Cái, Đội Kiểm soát Hải quan số 1 - Hải quan Quảng Ninh đã bắt giữ một đò sắt, vận chuyển 6 bao gỗ màu xanh gồm các cục và các đoạn gỗ nhỏ, có tổng trọng lượng 250 kg. Theo kết quả giám định, lô hàng là gỗ sưa thuộc bảng 1A, nhóm 1 thuộc loại thực vật rừng nghiêm cấm khai thác, trị giá trên 1 tỷ đồng.
Ở phía Nam, số vụ việc buôn lậu lâm sản quý được phát hiện từ đầu năm tới nay nhiều hơn cả. Gần đây nhất, ngày 17/8, Chi cục Hải quan cảng Sài Gòn khu vực I đã lập biên bản vi phạm, tạm giữ 1 container gỗ xuất lậu của Công ty TNHH MTV N.T. doanh nghiệp khai báo là thạch dừa hỗn hợp ép khô, xuất khẩu đi Malaysia. Lô hàng được duyệt phân vào luồng xanh (miễn kiểm tra thực tế, thông quan hàng hóa ngay).
Tuy nhiên, khi Đội Giám sát Hải quan kiểm tra đã phát hiện là hàng chục khối gỗ lớn. Kết quả chứng thư giám định cho thấy, số gỗ trên là 19,7m3 gỗ pơmu. Trước đó, chuyên án bóc gỡ một đường dây xuất lậu gỗ của 2 doanh nghiệp cũng đã được Hải quan Tp.HCM thực hiện thành công vào đầu năm 2012. Tang vật thu giữ gồm 15 container với gần 350m3 gỗ giáng hương, trị giá trên 17 tỉ đồng. Điều đặc biệt, các doanh nghiệp đã sử dụng các thủ đoạn tương tự, khi làm thủ tục xuất khẩu đều khai báo hàng hóa là hàng may mặc các loại.
Theo phân tích từ Cục Hải quan Tp.HCM, việc khai sai tên hàng, lợi dụng luồng Xanh để xuất lậu gỗ quý là thủ đoạn phổ biến được các doanh nghiệp sử dụng. Khi làm thủ tục hải quan, doanh nghiệp thường khai báo là những mặt hàng được khuyến khích xuất khẩu như: sản phẩm dệt may, sản phẩm thủ công mỹ nghệ, thực phẩm để lừa cơ quan chức năng, lại được hưởng ưu đãi về thủ tục.
Để đấu tranh ngăn chặn nạn xuất khẩu lâm sản quý, cơ quan hải quan đang triển khai quyết liệt các kế hoạch chống buôn lậu, gian lận qua luồng Xanh. Đã có nhiều vụ buôn lậu lâm sản quý được hải quan khởi tố hình sự trong thời gian qua.
Đơn cử, vào tháng 4, Cục Điều tra chống buôn lậu - Tổng cục Hải quan đã ký QĐ 02 khởi tố vụ án hình sự về tội buôn lậu gỗ xảy ra tại Đà Nẵng liên quan đến Công ty TNHH MTV Ngọc Hưng. Đây là vụ buôn lậu quy mô lớn và có sự chống đối quyết liệt của chủ hàng vi phạm. Công ty Ngọc Hưng đã làm thủ tục xuất khẩu 535,8m3 gỗ trắc cam bốt xẻ, gỗ trắc cam bốt tròn và gỗ trắc tròn (tận dụng gốc, cành, ngọn) theo tờ khai hàng hoá xuất khẩu số 849 tại Chi cục Hải quan cửa khẩu cảng Cửa Việt và được chuyển cửa khẩu đến cảng Đà Nẵng để xuất khẩu.
Nhưng khi điều tra, khám xét từ phía hải quan và các cơ quan chức năng liên quan lại phát hiện hàng xuất khẩu theo tờ khai nêu trên là gỗ giáng hương, gỗ trắc và 867 sản phẩm gỗ không có nguồn gốc hợp pháp.
Gỗ quý hiếm là một mặt hàng luôn được các đối tượng buôn lậu săn tìm cơ hội để xuất khẩu gian lận. Theo Cục Điều tra chống buôn lậu, Tổng cục Hải quan, trị giá của mặt hàng này là rất lớn, nếu qua mặt được cơ quan hải quan, doanh nghiệp và đầu nậu sẽ thu về số tiền không nhỏ.
Việc đấu tranh với các chuyên án chống xuất lậu lâm sản quý của các cơ quan chức năng và hải quan luôn gặp khó khăn, bởi sự chống trả quyết liệt của các đầu nậu. Kinh nghiệm từ các chuyên án bóc dỡ các đường dây xuất lậu gỗ, cho thấy, công tác trinh sát để phát hiện sớm những vụ việc này là rất quan trọng. Các vụ việc thường rất phức tạp cần sự phối hợp của nhiều cơ quan như: công an, kiểm lâm, giám định.
Trong những tháng cuối năm, ngành hải quan đang đẩy mạnh đấu tranh với các hành vi buôn lậu, gian lận thương mại ở các nhóm hàng có thuế suất cao, trị giá lớn, trong đó, gỗ quý cũng là một trong những nhóm hàng trọng điểm.
(Nguồn: Thời báo Kinh tế Việt Nam)
Cục Hải quan Quảng Ninh, vừa bàn giao cho các cơ quan có thẩm quyền toàn bộ hồ sơ, tang vật của vụ vận chuyển trái phép 250 kg gỗ sưa. Theo đó, ngày 11/7, tại phường Hải Yên, Tp.Móng Cái, Đội Kiểm soát Hải quan số 1 - Hải quan Quảng Ninh đã bắt giữ một đò sắt, vận chuyển 6 bao gỗ màu xanh gồm các cục và các đoạn gỗ nhỏ, có tổng trọng lượng 250 kg. Theo kết quả giám định, lô hàng là gỗ sưa thuộc bảng 1A, nhóm 1 thuộc loại thực vật rừng nghiêm cấm khai thác, trị giá trên 1 tỷ đồng.
Ở phía Nam, số vụ việc buôn lậu lâm sản quý được phát hiện từ đầu năm tới nay nhiều hơn cả. Gần đây nhất, ngày 17/8, Chi cục Hải quan cảng Sài Gòn khu vực I đã lập biên bản vi phạm, tạm giữ 1 container gỗ xuất lậu của Công ty TNHH MTV N.T. doanh nghiệp khai báo là thạch dừa hỗn hợp ép khô, xuất khẩu đi Malaysia. Lô hàng được duyệt phân vào luồng xanh (miễn kiểm tra thực tế, thông quan hàng hóa ngay).
Tuy nhiên, khi Đội Giám sát Hải quan kiểm tra đã phát hiện là hàng chục khối gỗ lớn. Kết quả chứng thư giám định cho thấy, số gỗ trên là 19,7m3 gỗ pơmu. Trước đó, chuyên án bóc gỡ một đường dây xuất lậu gỗ của 2 doanh nghiệp cũng đã được Hải quan Tp.HCM thực hiện thành công vào đầu năm 2012. Tang vật thu giữ gồm 15 container với gần 350m3 gỗ giáng hương, trị giá trên 17 tỉ đồng. Điều đặc biệt, các doanh nghiệp đã sử dụng các thủ đoạn tương tự, khi làm thủ tục xuất khẩu đều khai báo hàng hóa là hàng may mặc các loại.
Theo phân tích từ Cục Hải quan Tp.HCM, việc khai sai tên hàng, lợi dụng luồng Xanh để xuất lậu gỗ quý là thủ đoạn phổ biến được các doanh nghiệp sử dụng. Khi làm thủ tục hải quan, doanh nghiệp thường khai báo là những mặt hàng được khuyến khích xuất khẩu như: sản phẩm dệt may, sản phẩm thủ công mỹ nghệ, thực phẩm để lừa cơ quan chức năng, lại được hưởng ưu đãi về thủ tục.
Để đấu tranh ngăn chặn nạn xuất khẩu lâm sản quý, cơ quan hải quan đang triển khai quyết liệt các kế hoạch chống buôn lậu, gian lận qua luồng Xanh. Đã có nhiều vụ buôn lậu lâm sản quý được hải quan khởi tố hình sự trong thời gian qua.
Đơn cử, vào tháng 4, Cục Điều tra chống buôn lậu - Tổng cục Hải quan đã ký QĐ 02 khởi tố vụ án hình sự về tội buôn lậu gỗ xảy ra tại Đà Nẵng liên quan đến Công ty TNHH MTV Ngọc Hưng. Đây là vụ buôn lậu quy mô lớn và có sự chống đối quyết liệt của chủ hàng vi phạm. Công ty Ngọc Hưng đã làm thủ tục xuất khẩu 535,8m3 gỗ trắc cam bốt xẻ, gỗ trắc cam bốt tròn và gỗ trắc tròn (tận dụng gốc, cành, ngọn) theo tờ khai hàng hoá xuất khẩu số 849 tại Chi cục Hải quan cửa khẩu cảng Cửa Việt và được chuyển cửa khẩu đến cảng Đà Nẵng để xuất khẩu.
Nhưng khi điều tra, khám xét từ phía hải quan và các cơ quan chức năng liên quan lại phát hiện hàng xuất khẩu theo tờ khai nêu trên là gỗ giáng hương, gỗ trắc và 867 sản phẩm gỗ không có nguồn gốc hợp pháp.
Gỗ quý hiếm là một mặt hàng luôn được các đối tượng buôn lậu săn tìm cơ hội để xuất khẩu gian lận. Theo Cục Điều tra chống buôn lậu, Tổng cục Hải quan, trị giá của mặt hàng này là rất lớn, nếu qua mặt được cơ quan hải quan, doanh nghiệp và đầu nậu sẽ thu về số tiền không nhỏ.
Việc đấu tranh với các chuyên án chống xuất lậu lâm sản quý của các cơ quan chức năng và hải quan luôn gặp khó khăn, bởi sự chống trả quyết liệt của các đầu nậu. Kinh nghiệm từ các chuyên án bóc dỡ các đường dây xuất lậu gỗ, cho thấy, công tác trinh sát để phát hiện sớm những vụ việc này là rất quan trọng. Các vụ việc thường rất phức tạp cần sự phối hợp của nhiều cơ quan như: công an, kiểm lâm, giám định.
Trong những tháng cuối năm, ngành hải quan đang đẩy mạnh đấu tranh với các hành vi buôn lậu, gian lận thương mại ở các nhóm hàng có thuế suất cao, trị giá lớn, trong đó, gỗ quý cũng là một trong những nhóm hàng trọng điểm.
(Nguồn: Thời báo Kinh tế Việt Nam)