Châu Á siết chặt an ninh năng lượng
Đến năm 2010, châu Á sẽ trở thành trung tâm tiêu thụ dầu mỏ của thế giới, thay thế Bắc Mỹ
Trong bối cảnh giá dầu thế giới tăng lên mức kỷ lục gần 120 USD/thùng, an ninh năng lượng đã trở thành chủ đề chính của Phiên họp lần thứ 64, Uỷ ban Kinh tế và Xã hội Liên hiệp quốc khu vực châu Á - Thái Bình Dương (ESCAP), khai mạc ngày 28/4 tại Thái Lan.
Gần 350 đại biểu từ 62 quốc gia và vùng lãnh thổ trong khu vực đã tham dự phiên họp. Hợp tác chặt chẽ giữa các nước trong khu vực để bảo đảm an ninh năng lượng và tăng đầu tư phát triển ngành năng lượng là những vấn đề được quan tâm nhất tại phiên họp.
Châu Á thành trung tâm tiêu thụ dầu mỏ
Châu Á hiện chiếm hơn 40% tổng tiêu thụ năng lượng thế giới. Trung Quốc, Nhật, Hàn Quốc lần lượt là những nước tiêu thụ dầu mỏ lớn thứ hai, thứ ba và thứ bảy thế giới. Ước tính, trong 20 năm tới, tỷ lệ tăng nhu cầu về năng lượng ở châu Á sẽ vẫn dẫn đầu. Sự phụ thuộc vào nhập khẩu dầu mỏ của các nước châu Á tăng từ 62% năm 2000 lên 74% năm 2010, biến châu Á thành trung tâm tiêu thụ dầu mỏ thế giới thay thế Bắc Mỹ.
Đứng trước tình hình khó khăn về nguồn cung năng lượng, các nước châu Á đã điều chỉnh chiến lược năng lượng của từng nước và cả khu vực. Điều này dẫn tới sự cạnh tranh và mâu thuẫn trong số các nước tiêu thụ năng lượng lớn ở châu Á như giữa Trung Quốc và Nhật hay Trung Quốc và Ấn Độ trong việc thu hút nguồn cung năng lượng mới.
Thủ tướng Thái Lan Samak Sundaravej khẳng định, việc bảo đảm an ninh năng lượng và phát triển bền vững, tăng khả năng ứng phó với các trường hợp khẩn cấp đòi hỏi phải có sự hợp tác chặt chẽ giữa các nước trong khu vực. Châu Á-Thái Bình Dương cần quan tâm cấp bách và nghiêm túc đến cải cách quản lý năng lượng, nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng, thúc đẩy sản xuất năng lượng sạch và năng lượng thay thế. Ông Samak Sundaravej cho rằng, các nước và vùng lãnh thổ trong khu vực có thể hợp tác phát triển cơ sở hạ tầng về thuỷ điện và khí đốt.
Tổng thư ký điều hành ESCAP, Phó tổng thư ký Liên hiệp quốc cho rằng, tình hình hiện nay đòi hỏi khu vực nhà nước và cộng đồng xã hội hợp tác cùng tìm ra cách thức đối phó với các thách thức an ninh năng lượng mà khu vực châu Á - Thái Bình Dương đang phải đối mặt. Theo ông Heyzer, nhu cầu đầu tư năng lượng của các nước đang phát triển ở châu Á-Thái Bình Dương từ nay đến năm 2030 vào khoảng 8-9 nghìn tỷ USD.
Phát triển các dự án xuyên quốc gia
Theo các chuyên gia, châu Á cần tạo ra một thị trường dầu mỏ quốc tế với Trung Quốc, Nhật và Hàn Quốc ở trung tâm, sẽ làm tăng vai trò của châu lục trong việc tác động giá dầu mỏ quốc tế và góp phần giảm giá dầu cao quá mức hiện nay. Việc thiết lập các công ty hợp tác năng lượng đa quốc gia sẽ giúp tránh được xung đột giữa các nước về khai thác và phát triển các nguồn năng lượng.
Ấn Độ cho rằng nên xây dựng các đường ống dẫn dầu mỏ và khí đốt nối liền các nước sản xuất năng lượng chủ yếu, như Nga và các nước Trung Á, với các nước tiêu thụ năng lượng chủ yếu ở châu Á. Mạng lưới đường ống gas thiên nhiên ban đầu sẽ chạy dài hơn 20.000 km, nối Nga, Nhật, Hàn Quốc, Trung Quốc, Ấn Độ, Thái Lan, Myanmar, Pakistan, Bangladesh, Iran và các nước Trung Á, với tổng số vốn đầu tư 22,5 tỷ USD. Việc thiết lập một mạng lưới năng lượng của châu Á sẽ làm tăng cơ hội trong khu vực, tạo thuận lợi kinh doanh và các hoạt động đầu tư, tăng cường sự ổn định của thị trường năng lượng châu Á.
Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đã xem xét dự án xây dựng đường ống dẫn khí đốt thứ 8 nối Indonesia, nước có trữ lượng khí đốt tự nhiên lớn nhất châu Á (khoảng 92.500 tỷ feet khối) với Malaysia và Philippines. Đường ống này nằm trong hệ thống đường ống dẫn khí đốt khu vực trị giá 6 tỷ USD, nhằm kết nối các trung tâm cung và cầu trong ASEAN. Đồng thời, ASEAN sẽ xem xét 11 dự án tải điện xuyên quốc gia mới nhằm nối các lưới điện trong khu vực và xây dựng một đường ống dẫn khí đốt xuyên ASEAN. ASEAN cần 461 tỷ USD đầu tư vào năng lượng giai đoạn 2001-2020.
Các chuyên gia khuyến cáo, để ngăn cản những cú sốc khi nguồn cung dầu bị cắt giảm đột ngột, châu Á cần xây dựng cơ cấu dự trữ dầu mỏ. Các nước nhập khẩu năng lượng châu Á cần mở rộng các nguồn cung và giảm phụ thuộc vào Trung Đông. Để góp phần bảo đảm an ninh năng lượng bền vững cho châu Á, Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) vừa tài trợ 100 triệu USD cho 5 quỹ đầu tư tư nhân trong khu vực. Theo ADB, châu Á sẽ cần ít nhất là 4 nghìn tỷ USD đầu tư cho cơ sở hạ tầng năng lượng mới trước năm 2030, khi nhu cầu năng lượng toàn cầu tăng 53% so với hiện nay.
Gần 350 đại biểu từ 62 quốc gia và vùng lãnh thổ trong khu vực đã tham dự phiên họp. Hợp tác chặt chẽ giữa các nước trong khu vực để bảo đảm an ninh năng lượng và tăng đầu tư phát triển ngành năng lượng là những vấn đề được quan tâm nhất tại phiên họp.
Châu Á thành trung tâm tiêu thụ dầu mỏ
Châu Á hiện chiếm hơn 40% tổng tiêu thụ năng lượng thế giới. Trung Quốc, Nhật, Hàn Quốc lần lượt là những nước tiêu thụ dầu mỏ lớn thứ hai, thứ ba và thứ bảy thế giới. Ước tính, trong 20 năm tới, tỷ lệ tăng nhu cầu về năng lượng ở châu Á sẽ vẫn dẫn đầu. Sự phụ thuộc vào nhập khẩu dầu mỏ của các nước châu Á tăng từ 62% năm 2000 lên 74% năm 2010, biến châu Á thành trung tâm tiêu thụ dầu mỏ thế giới thay thế Bắc Mỹ.
Đứng trước tình hình khó khăn về nguồn cung năng lượng, các nước châu Á đã điều chỉnh chiến lược năng lượng của từng nước và cả khu vực. Điều này dẫn tới sự cạnh tranh và mâu thuẫn trong số các nước tiêu thụ năng lượng lớn ở châu Á như giữa Trung Quốc và Nhật hay Trung Quốc và Ấn Độ trong việc thu hút nguồn cung năng lượng mới.
Thủ tướng Thái Lan Samak Sundaravej khẳng định, việc bảo đảm an ninh năng lượng và phát triển bền vững, tăng khả năng ứng phó với các trường hợp khẩn cấp đòi hỏi phải có sự hợp tác chặt chẽ giữa các nước trong khu vực. Châu Á-Thái Bình Dương cần quan tâm cấp bách và nghiêm túc đến cải cách quản lý năng lượng, nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng, thúc đẩy sản xuất năng lượng sạch và năng lượng thay thế. Ông Samak Sundaravej cho rằng, các nước và vùng lãnh thổ trong khu vực có thể hợp tác phát triển cơ sở hạ tầng về thuỷ điện và khí đốt.
Tổng thư ký điều hành ESCAP, Phó tổng thư ký Liên hiệp quốc cho rằng, tình hình hiện nay đòi hỏi khu vực nhà nước và cộng đồng xã hội hợp tác cùng tìm ra cách thức đối phó với các thách thức an ninh năng lượng mà khu vực châu Á - Thái Bình Dương đang phải đối mặt. Theo ông Heyzer, nhu cầu đầu tư năng lượng của các nước đang phát triển ở châu Á-Thái Bình Dương từ nay đến năm 2030 vào khoảng 8-9 nghìn tỷ USD.
Phát triển các dự án xuyên quốc gia
Theo các chuyên gia, châu Á cần tạo ra một thị trường dầu mỏ quốc tế với Trung Quốc, Nhật và Hàn Quốc ở trung tâm, sẽ làm tăng vai trò của châu lục trong việc tác động giá dầu mỏ quốc tế và góp phần giảm giá dầu cao quá mức hiện nay. Việc thiết lập các công ty hợp tác năng lượng đa quốc gia sẽ giúp tránh được xung đột giữa các nước về khai thác và phát triển các nguồn năng lượng.
Ấn Độ cho rằng nên xây dựng các đường ống dẫn dầu mỏ và khí đốt nối liền các nước sản xuất năng lượng chủ yếu, như Nga và các nước Trung Á, với các nước tiêu thụ năng lượng chủ yếu ở châu Á. Mạng lưới đường ống gas thiên nhiên ban đầu sẽ chạy dài hơn 20.000 km, nối Nga, Nhật, Hàn Quốc, Trung Quốc, Ấn Độ, Thái Lan, Myanmar, Pakistan, Bangladesh, Iran và các nước Trung Á, với tổng số vốn đầu tư 22,5 tỷ USD. Việc thiết lập một mạng lưới năng lượng của châu Á sẽ làm tăng cơ hội trong khu vực, tạo thuận lợi kinh doanh và các hoạt động đầu tư, tăng cường sự ổn định của thị trường năng lượng châu Á.
Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đã xem xét dự án xây dựng đường ống dẫn khí đốt thứ 8 nối Indonesia, nước có trữ lượng khí đốt tự nhiên lớn nhất châu Á (khoảng 92.500 tỷ feet khối) với Malaysia và Philippines. Đường ống này nằm trong hệ thống đường ống dẫn khí đốt khu vực trị giá 6 tỷ USD, nhằm kết nối các trung tâm cung và cầu trong ASEAN. Đồng thời, ASEAN sẽ xem xét 11 dự án tải điện xuyên quốc gia mới nhằm nối các lưới điện trong khu vực và xây dựng một đường ống dẫn khí đốt xuyên ASEAN. ASEAN cần 461 tỷ USD đầu tư vào năng lượng giai đoạn 2001-2020.
Các chuyên gia khuyến cáo, để ngăn cản những cú sốc khi nguồn cung dầu bị cắt giảm đột ngột, châu Á cần xây dựng cơ cấu dự trữ dầu mỏ. Các nước nhập khẩu năng lượng châu Á cần mở rộng các nguồn cung và giảm phụ thuộc vào Trung Đông. Để góp phần bảo đảm an ninh năng lượng bền vững cho châu Á, Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) vừa tài trợ 100 triệu USD cho 5 quỹ đầu tư tư nhân trong khu vực. Theo ADB, châu Á sẽ cần ít nhất là 4 nghìn tỷ USD đầu tư cho cơ sở hạ tầng năng lượng mới trước năm 2030, khi nhu cầu năng lượng toàn cầu tăng 53% so với hiện nay.