Chênh lệch giá vàng trong nước-thế giới tăng trở lại
Tuần này, giá vàng SJC tăng 350.000 đồng/lượng, trái với mức giảm nhẹ của giá vàng quốc tế
Giá vàng thế giới giảm hơn 10 USD/oz trong phiên giao dịch ngày thứ Sáu, nhưng giá vàng trong nước sáng cuối tuần hôm nay gần như đi ngang. Chênh lệch giá vàng trong nước-thế giới vì vậy tăng lên 2,7 triệu đồng/lượng sau khi rút ngắn còn dưới 2 triệu đồng/lượng vào đầu tuần.
Lúc gần 10h trưa nay, Tập đoàn DOJI niêm yết giá vàng SJC cho thị trường Hà Nội ở mức 38,25 triệu đồng/lượng (mua vào) và 38,45 triệu đồng/lượng (bán ra). So với cuối giờ chiều qua, giá vàng SJC tại doanh nghiệp này hiện giảm 50.000 đồng/lượng ở đầu mua vào, nhưng không thay đổi ở đầu bán ra.
Tại thị trường Tp.HCM cùng thời điểm trên, Công ty SJC báo giá vàng SJC ở mức 38,25 triệu đồng/lượng và 38,45 triệu đồng/lượng, tương ứng giá mua và giá bán. Giá vàng của công ty này hiện tăng 100.000 đồng/lượng ở chiều mua nhưng giữ nguyên ở chiều bán so với cuối giờ chiều hôm qua.
Thị trường vàng miếng sáng cuối tuần khá trầm khi người dân dành thời gian cho các hoạt động nghỉ lễ Quốc khánh.
Tuần này, giá vàng SJC tăng 350.000 đồng/lượng, trái với mức giảm nhẹ của giá vàng quốc tế. Trong tuần, có lúc giá vàng lên 38,85 triệu đồng/lượng, cao nhất trong gần 3 tháng nhờ giá vàng thế giới tăng. Trong nửa cuối của tuần, giá vàng ổn định quanh ngưỡng 38,5 triệu đồng/lượng.
Vào đầu tuần, chênh lệch giá vàng trong nước-thế giới rút ngắn mạnh khi giá vàng trong nước không theo kịp đà tăng của giá vàng thế giới. Tuy nhiên, về cuối tuần, chênh lệch giá lại giãn ra. Sáng nay, giá vàng SJC bán lẻ cao hơn giá vàng quốc tế quy đổi 2,7 triệu đồng/lượng, từ mức chênh dưới 2 triệu đồng vào đầu tuần.
Trong tuần này, Ngân hàng Nhà nước chào thầu vàng 2 phiên như tuần trước, nhưng mức chào bán mỗi phiên chỉ còn 20.000 lượng, từ mức 26.000 lượng trước đó. Số vàng chào thầu trong mỗi phiên đều được bán gần hết.
Đóng cửa phiên giao dịch ngày 30/8 tại thị trường New York, giá vàng giao ngay giảm 10,7 USD/oz, tương đương mức giảm gần 0,8%, còn 1.397,5 USD/oz.
Vàng không giữ được mốc giá 1.400 USD/oz do những lo ngại về khả năng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) sẽ cắt giảm nới lỏng định lượng (QE) trong cuộc họp chính sách diễn ra vào tháng 9. Ngoài ra, việc giới đầu tư mua mạnh đồng USD để phòng ngừa khả năng Mỹ tấn công Syria cũng đẩy giá USD tăng mạnh, kéo vàng giảm giá.
Tuần này, giá vàng giao ngay giảm 1,3 USD/oz dù đã có lúc vượt 1.430 USD/oz, cao nhất trong 3 tháng rưỡi. Trong tháng 8, giá vàng tăng khoảng 5,6%, đánh dấu tháng tăng thứ hai liên tục.
Theo giới phân tích, trong những ngày tới, giá vàng tiếp tục chịu sự chi phối của các thông tin kinh tế Mỹ, tỷ giá đồng USD và tình hình ở Syria. Tuy nhiên, nhiều khả năng, giá vàng sẽ chỉ xác định được hướng đi rõ ràng sau khi FED họp chính sách định kỳ vào tháng 9.
Lúc gần 10h trưa nay, Tập đoàn DOJI niêm yết giá vàng SJC cho thị trường Hà Nội ở mức 38,25 triệu đồng/lượng (mua vào) và 38,45 triệu đồng/lượng (bán ra). So với cuối giờ chiều qua, giá vàng SJC tại doanh nghiệp này hiện giảm 50.000 đồng/lượng ở đầu mua vào, nhưng không thay đổi ở đầu bán ra.
Tại thị trường Tp.HCM cùng thời điểm trên, Công ty SJC báo giá vàng SJC ở mức 38,25 triệu đồng/lượng và 38,45 triệu đồng/lượng, tương ứng giá mua và giá bán. Giá vàng của công ty này hiện tăng 100.000 đồng/lượng ở chiều mua nhưng giữ nguyên ở chiều bán so với cuối giờ chiều hôm qua.
Thị trường vàng miếng sáng cuối tuần khá trầm khi người dân dành thời gian cho các hoạt động nghỉ lễ Quốc khánh.
Tuần này, giá vàng SJC tăng 350.000 đồng/lượng, trái với mức giảm nhẹ của giá vàng quốc tế. Trong tuần, có lúc giá vàng lên 38,85 triệu đồng/lượng, cao nhất trong gần 3 tháng nhờ giá vàng thế giới tăng. Trong nửa cuối của tuần, giá vàng ổn định quanh ngưỡng 38,5 triệu đồng/lượng.
Vào đầu tuần, chênh lệch giá vàng trong nước-thế giới rút ngắn mạnh khi giá vàng trong nước không theo kịp đà tăng của giá vàng thế giới. Tuy nhiên, về cuối tuần, chênh lệch giá lại giãn ra. Sáng nay, giá vàng SJC bán lẻ cao hơn giá vàng quốc tế quy đổi 2,7 triệu đồng/lượng, từ mức chênh dưới 2 triệu đồng vào đầu tuần.
Trong tuần này, Ngân hàng Nhà nước chào thầu vàng 2 phiên như tuần trước, nhưng mức chào bán mỗi phiên chỉ còn 20.000 lượng, từ mức 26.000 lượng trước đó. Số vàng chào thầu trong mỗi phiên đều được bán gần hết.
Đóng cửa phiên giao dịch ngày 30/8 tại thị trường New York, giá vàng giao ngay giảm 10,7 USD/oz, tương đương mức giảm gần 0,8%, còn 1.397,5 USD/oz.
Vàng không giữ được mốc giá 1.400 USD/oz do những lo ngại về khả năng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) sẽ cắt giảm nới lỏng định lượng (QE) trong cuộc họp chính sách diễn ra vào tháng 9. Ngoài ra, việc giới đầu tư mua mạnh đồng USD để phòng ngừa khả năng Mỹ tấn công Syria cũng đẩy giá USD tăng mạnh, kéo vàng giảm giá.
Tuần này, giá vàng giao ngay giảm 1,3 USD/oz dù đã có lúc vượt 1.430 USD/oz, cao nhất trong 3 tháng rưỡi. Trong tháng 8, giá vàng tăng khoảng 5,6%, đánh dấu tháng tăng thứ hai liên tục.
Theo giới phân tích, trong những ngày tới, giá vàng tiếp tục chịu sự chi phối của các thông tin kinh tế Mỹ, tỷ giá đồng USD và tình hình ở Syria. Tuy nhiên, nhiều khả năng, giá vàng sẽ chỉ xác định được hướng đi rõ ràng sau khi FED họp chính sách định kỳ vào tháng 9.