Chỉ số giá tháng 6 tăng thấp nhất từ đầu năm
Theo thông tin mới nhất từ Tổng cục Thống kê hôm nay, 26/6, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 6/2008 là 2,14%
Theo thông tin mới nhất từ Tổng cục Thống kê hôm nay, 26/6, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 6/2008 là 2,14%.
>>Tốc độ tăng giá tiêu dùng tại Tp.HCM và Hà Nội đã giảm
Trước đó, một vài số liệu ước tính đã được Bộ Kế hoạch và Đầu tư công bố và 2,2% và 2,16%.
Con số 2,14% này đã giảm khá nhiều so với con số 3,91% của tháng trước, và là tháng có tốc độ tăng CPI thấp nhất kể từ đầu năm (tháng 1 là 2,38%, tháng 2 ở mức 3,56%, tháng 3 tăng 2,99% và tháng 4 là 2,2%).
Nhìn nhận về đà giảm tốc của CPI tháng này, quan điểm lạc quan thì cho rằng đó là hiệu quả của các giải pháp mạnh tay trong kiềm chế lạm phát của Chính phủ. Quan điểm khác thì cho rằng đó là do tốc độ tăng giá tiêu dùng tháng 5 quá cao, vì thế chỉ số giá tiêu dùng tháng 6 so với tháng 5 có điều kiện để “giảm tốc”.
So với tháng 6 năm 2007, CPI tháng này đã tăng tới 26,8%. Nói cách khác, một mặt hàng trị giá 100.000 đồng vào thời điểm này năm ngoái, thì nay tương đương với 126.800 đồng.
Vẫn nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống là “tội đồ” khiến chỉ số giá tiêu dùng tăng cao, khi tăng tới 3,29%.
Số nhóm tăng trên 1% trong tháng này nhiều hơn tháng trước một nhóm (thiết bị đồ dùng gia đình tăng 1,28%), trong khi đó nhóm nhà ở và vật liệu xây dựng đang tiến gần tới mức 2% khi đạt tốc độ tăng 1,93% trong tháng này.
Riêng bưu chính viễn thông (nhóm phương tiện đi lại và bưu điện) tiếp tục là dịch vụ đạt mức tăng trưởng âm duy nhất, khi đứng ở mức -0,1%.
Tác động đến việc tăng giá tiêu dùng mạnh nhất là lương thực, nhưng những khu vực là vựa lúa của cả nước lại có tốc độ tăng CPI cao hơn các khu vực khác: đồng bằng sông Hồng 2,26%; ĐBSCL 2,09%; Đông Nam Bộ 2,40%, trong khi đó các vùng khác chỉ tăng từ 1,22% đến 1,97%.
Giá vàng và tỷ giá USD so với VND tháng này tăng mạnh do nhu cầu tích trữ của người dân tăng lên và ảnh hưởng của giá cả thế giới. Chỉ số giá vàng tăng 4,36%, giá USD tăng 4,69%.
Tại thời điểm này, những lo lắng đang đổ dồn về thời điểm 1/7, khi mà quyết định không tăng giá một số mặt hàng thiết yếu của Chính phủ hết hiệu lực.
Trước tin đồn nhiều mặt hàng sẽ lên giá sau thời điểm 1/7, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã khẳng định sẽ tiếp tục kiểm soát chặt giá cả, tránh tình trạng đầu cơ đối với các mặt hàng thiết yếu.
>>Tốc độ tăng giá tiêu dùng tại Tp.HCM và Hà Nội đã giảm
Trước đó, một vài số liệu ước tính đã được Bộ Kế hoạch và Đầu tư công bố và 2,2% và 2,16%.
Con số 2,14% này đã giảm khá nhiều so với con số 3,91% của tháng trước, và là tháng có tốc độ tăng CPI thấp nhất kể từ đầu năm (tháng 1 là 2,38%, tháng 2 ở mức 3,56%, tháng 3 tăng 2,99% và tháng 4 là 2,2%).
Nhìn nhận về đà giảm tốc của CPI tháng này, quan điểm lạc quan thì cho rằng đó là hiệu quả của các giải pháp mạnh tay trong kiềm chế lạm phát của Chính phủ. Quan điểm khác thì cho rằng đó là do tốc độ tăng giá tiêu dùng tháng 5 quá cao, vì thế chỉ số giá tiêu dùng tháng 6 so với tháng 5 có điều kiện để “giảm tốc”.
So với tháng 6 năm 2007, CPI tháng này đã tăng tới 26,8%. Nói cách khác, một mặt hàng trị giá 100.000 đồng vào thời điểm này năm ngoái, thì nay tương đương với 126.800 đồng.
Vẫn nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống là “tội đồ” khiến chỉ số giá tiêu dùng tăng cao, khi tăng tới 3,29%.
Số nhóm tăng trên 1% trong tháng này nhiều hơn tháng trước một nhóm (thiết bị đồ dùng gia đình tăng 1,28%), trong khi đó nhóm nhà ở và vật liệu xây dựng đang tiến gần tới mức 2% khi đạt tốc độ tăng 1,93% trong tháng này.
Riêng bưu chính viễn thông (nhóm phương tiện đi lại và bưu điện) tiếp tục là dịch vụ đạt mức tăng trưởng âm duy nhất, khi đứng ở mức -0,1%.
Tác động đến việc tăng giá tiêu dùng mạnh nhất là lương thực, nhưng những khu vực là vựa lúa của cả nước lại có tốc độ tăng CPI cao hơn các khu vực khác: đồng bằng sông Hồng 2,26%; ĐBSCL 2,09%; Đông Nam Bộ 2,40%, trong khi đó các vùng khác chỉ tăng từ 1,22% đến 1,97%.
Giá vàng và tỷ giá USD so với VND tháng này tăng mạnh do nhu cầu tích trữ của người dân tăng lên và ảnh hưởng của giá cả thế giới. Chỉ số giá vàng tăng 4,36%, giá USD tăng 4,69%.
Tại thời điểm này, những lo lắng đang đổ dồn về thời điểm 1/7, khi mà quyết định không tăng giá một số mặt hàng thiết yếu của Chính phủ hết hiệu lực.
Trước tin đồn nhiều mặt hàng sẽ lên giá sau thời điểm 1/7, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã khẳng định sẽ tiếp tục kiểm soát chặt giá cả, tránh tình trạng đầu cơ đối với các mặt hàng thiết yếu.