“Chính phủ cần tính tới gói hỗ trợ kinh tế”
“Chính phủ cần tính tới gói hỗ trợ kinh tế thông qua kích cầu, để sớm cải thiện tình hình và ổn định lạm phát trong tương lai”
“Với mức tăng CPI 3 tháng đầu năm chỉ ở mức 0,8%, trong đó CPI tháng 3/2014 đã giảm mạnh so với tháng trước cho thấy nền kinh tế đã có dấu hiệu thiểu phát và Chính phủ cần có một gói hỗ trợ kinh tế thông qua kích cầu”, ông Trần Hoàng Ngân, Ủy viên Ủy ban Kinh tế của Quốc hội nhìn nhận.
Nhìn mức tăng của CPI quý 1 năm nay, có ý kiến cho rằng đó là tín hiệu tốt của nền kinh tế, ý kiến khác thì nhận định ngược lại. Còn ý kiến của ông?
Tính chung 3 tháng đầu năm 2014, CPI tăng thấp nhất trong hàng chục năm nay với mức tăng 0,8% so với tháng 12/2013, tăng 4,39% so với tháng 3/2013, còn CPI tháng 3/2014 đã âm 0,44%.
Tất nhiên, việc CPI tháng 3 giảm không có gì đặc biệt, bởi điều này nằm trong quy luật chung hàng năm, khi vào những tháng giữa năm (tháng 3, 4, 5) CPI thường giảm thấp.
Điều đáng lưu ý là mức giảm năm nay nhiều hơn. Nhìn lại năm 2013, CPI tăng 6,04%, nhưng đóng góp tăng chủ yếu là do chính sách, do Chính phủ chủ động điều chỉnh giá dịch vụ y tế theo lộ trình (+23,51%) và dịch vụ giáo dục (tăng 12,82%).
Vì vậy có thể thấy, sức cầu đang giảm mạnh, nhất là khu vực nông thôn do nông dân thua lỗ trong sản xuất nông nghiệp và thiên tai dịch bệnh.
Cùng đó, CPI giảm mạnh trong bối cảnh sức khỏe doanh nghiệp chưa có nhiều dấu hiệu cải thiện. Với tín dụng nền kinh tế, 2 tháng đầu năm tăng trưởng âm, đến tháng 3 mới đạt 0,12% trong khi mục tiêu đặt ra cho cả năm tăng 12% - 14%. Mặc dù cung tiền M2 vẫn tăng 3,56% so với đầu năm, lãi suất giảm mạnh, huy động vốn vẫn tăng 2,7% so với đầu năm, thanh khoản hệ thống ngân hàng tốt...
Tổng mức hàng hóa bán lẻ và doanh thu dịch vụ tiêu dùng ba tháng đầu năm ước tính đạt 701,4 nghìn tỷ đồng, tăng 10,2% so với cùng kỳ 2013, loại trừ yếu tố giá tăng 5,1%, tuy cao hơn mức tăng của cùng kỳ hai năm trước nhưng vẫn ở mức thấp.
Về chỉ số tồn kho, trong 3 tháng đầu năm không giảm mà tăng cao với mức 13,4% so với cùng kỳ năm trước... Nhìn những con số đó để thấy rằng, nếu duy trì tình hình như hiện nay thì nền kinh tế khó có thể phát triển mạnh và ổn định trong thời gian tới.
Nhưng ít nhất, chúng ta cũng thấy dễ thở hơn khi giá cả không tăng?
Đúng là như vậy. Khi lạm phát giảm tốc, chúng ta cảm thấy dễ thở hơn trong chi tiêu, nhưng nếu giảm sâu thì không phải là tín hiệu tốt cho cả nền kinh tế, vì lạm phát thường được ví như dầu bôi trơn cho sự vận hành của cỗ máy kinh tế. Nếu trong thời gian tới không có việc điều chỉnh giá dịch vụ y tế và học phí, thì chỉ số CPI sẽ giảm rất mạnh.
Theo tôi, không còn nghi ngờ gì nữa về việc nền kinh tế đã có dấu hiệu thiểu phát. Sức mua giảm mạnh, tồn kho cao, doanh nghiệp hạn chế vay vốn để mở rộng quy mô sản xuất mà chủ yếu là duy trì hiện tại, thất nghiệp đang có dấu hiệu gia tăng.
Theo ông, CPI quý 1 vừa qua tăng thấp do điều hành hay đó là sự rơi tự do?
Tôi được biết, Tổng cục Thống kê khi đánh giá một số yếu tố chính tác động đến CPI quý 1/2014 có đưa ra 3 lý do.
Thứ nhất là lượng nông sản trên thị trường dồi dào. Thứ hai là các ngành chức năng và địa phương thực hiện tốt việc dự trữ hàng hóa, bình ổn giá. Thứ ba là sản xuất còn gặp khó khăn và sức mua của thị trường thấp.
Như vậy, nguyên nhân chính là do điều hành, rất tích cực trong kiềm chế lạm phát. Song, lạm phát giảm lúc này có hai mặt, cả tích cực và tiêu cực, trong đó, tôi lo về mặt tiêu cực nhiều hơn.
Vì thế, thời điểm này Chính phủ cần tính tới gói hỗ trợ kinh tế thông qua kích cầu, để sớm cải thiện tình hình và ổn định lạm phát trong tương lai. Nếu không chú ý đến nông nghiệp - nông dân thì giá lương thực thực phẩm sẽ tăng lại trong tương lai vì thiếu nguồn cung, nông dân đang rất khó khăn.
Ông có thấy lo lắng về việc tính toán kích cầu không cẩn trọng, lạm phát sẽ bùng phát trở lại như đã từng xảy ra với gói kích cầu năm 2009?
Chúng ta từng có kinh nghiệm và cũng đã rút được các bài học sau khi triển khai gói kích cầu vào năm 2009, nên theo tôi cũng không cần phải quá lo lắng về điều này.
Thực tế thời gian qua, Chính phủ vẫn đã và đang thực hiện kích cầu dưới nhiều cách khác nhau như miễn giảm thuế cho doanh nghiệp, người dân; các ngân hàng đã từng bước hạ lãi suất...
Dù vậy, tôi cho rằng vẫn cần một gói hỗ trợ kinh tế mang tính quy mô và đồng bộ hơn, tổng giá trị bao nhiêu sẽ do các cơ quan liên quan tính toán cụ thể. Theo đó, tập trung vào 4 nội dung chính.
Thứ nhất là hỗ trợ tài chính trực tiếp cho nông dân bị ảnh hưởng bởi thiên tai, dịch bệnh thời gian qua. Tôi muốn nhấn mạnh, việc hỗ trợ vào khu vực này sẽ đạt được nhiều mục tiêu như tăng tổng cầu, đảm bảo an sinh xã hội, kiềm chế lạm phát...
Thứ hai là hỗ trợ lãi suất dưới 5% để cho vay vốn ngắn hạn, trung và dài hạn trong lĩnh vực nông nghiệp như: tái canh, chuyển đổi cây trồng, chăn nuôi, ứng dụng công nghệ cao...
Thứ ba là hỗ trợ tài chính và cơ chế để giúp các khoản vay của doanh nghiệp vừa và nhỏ đã vay với lãi suất cao trước đây kéo giảm xuống dưới 10%.
Thứ tư là hỗ trợ xây dựng nhà ở cho gia đình diện chính sách: gia đình thương binh liệt sĩ, gia đình có công với cách mạng, bà mẹ Việt Nam anh hùng...
Cùng với việc triển khai gói này, cần phải khẩn trương xem xét, tổng kết bước đầu về gói hỗ trợ nhà ở xã hội 30 nghìn tỷ đồng để thực hiện có hiệu quả hơn và khả thi hơn, tính đến việc dành nhiều ưu tiên hơn nữa cho xây nhà ở xã hội cho người lao động thuê vì họ không có khả năng mua.
Nhìn mức tăng của CPI quý 1 năm nay, có ý kiến cho rằng đó là tín hiệu tốt của nền kinh tế, ý kiến khác thì nhận định ngược lại. Còn ý kiến của ông?
Tính chung 3 tháng đầu năm 2014, CPI tăng thấp nhất trong hàng chục năm nay với mức tăng 0,8% so với tháng 12/2013, tăng 4,39% so với tháng 3/2013, còn CPI tháng 3/2014 đã âm 0,44%.
Tất nhiên, việc CPI tháng 3 giảm không có gì đặc biệt, bởi điều này nằm trong quy luật chung hàng năm, khi vào những tháng giữa năm (tháng 3, 4, 5) CPI thường giảm thấp.
Điều đáng lưu ý là mức giảm năm nay nhiều hơn. Nhìn lại năm 2013, CPI tăng 6,04%, nhưng đóng góp tăng chủ yếu là do chính sách, do Chính phủ chủ động điều chỉnh giá dịch vụ y tế theo lộ trình (+23,51%) và dịch vụ giáo dục (tăng 12,82%).
Vì vậy có thể thấy, sức cầu đang giảm mạnh, nhất là khu vực nông thôn do nông dân thua lỗ trong sản xuất nông nghiệp và thiên tai dịch bệnh.
Cùng đó, CPI giảm mạnh trong bối cảnh sức khỏe doanh nghiệp chưa có nhiều dấu hiệu cải thiện. Với tín dụng nền kinh tế, 2 tháng đầu năm tăng trưởng âm, đến tháng 3 mới đạt 0,12% trong khi mục tiêu đặt ra cho cả năm tăng 12% - 14%. Mặc dù cung tiền M2 vẫn tăng 3,56% so với đầu năm, lãi suất giảm mạnh, huy động vốn vẫn tăng 2,7% so với đầu năm, thanh khoản hệ thống ngân hàng tốt...
Tổng mức hàng hóa bán lẻ và doanh thu dịch vụ tiêu dùng ba tháng đầu năm ước tính đạt 701,4 nghìn tỷ đồng, tăng 10,2% so với cùng kỳ 2013, loại trừ yếu tố giá tăng 5,1%, tuy cao hơn mức tăng của cùng kỳ hai năm trước nhưng vẫn ở mức thấp.
Về chỉ số tồn kho, trong 3 tháng đầu năm không giảm mà tăng cao với mức 13,4% so với cùng kỳ năm trước... Nhìn những con số đó để thấy rằng, nếu duy trì tình hình như hiện nay thì nền kinh tế khó có thể phát triển mạnh và ổn định trong thời gian tới.
Nhưng ít nhất, chúng ta cũng thấy dễ thở hơn khi giá cả không tăng?
Đúng là như vậy. Khi lạm phát giảm tốc, chúng ta cảm thấy dễ thở hơn trong chi tiêu, nhưng nếu giảm sâu thì không phải là tín hiệu tốt cho cả nền kinh tế, vì lạm phát thường được ví như dầu bôi trơn cho sự vận hành của cỗ máy kinh tế. Nếu trong thời gian tới không có việc điều chỉnh giá dịch vụ y tế và học phí, thì chỉ số CPI sẽ giảm rất mạnh.
Theo tôi, không còn nghi ngờ gì nữa về việc nền kinh tế đã có dấu hiệu thiểu phát. Sức mua giảm mạnh, tồn kho cao, doanh nghiệp hạn chế vay vốn để mở rộng quy mô sản xuất mà chủ yếu là duy trì hiện tại, thất nghiệp đang có dấu hiệu gia tăng.
Theo ông, CPI quý 1 vừa qua tăng thấp do điều hành hay đó là sự rơi tự do?
Tôi được biết, Tổng cục Thống kê khi đánh giá một số yếu tố chính tác động đến CPI quý 1/2014 có đưa ra 3 lý do.
Thứ nhất là lượng nông sản trên thị trường dồi dào. Thứ hai là các ngành chức năng và địa phương thực hiện tốt việc dự trữ hàng hóa, bình ổn giá. Thứ ba là sản xuất còn gặp khó khăn và sức mua của thị trường thấp.
Như vậy, nguyên nhân chính là do điều hành, rất tích cực trong kiềm chế lạm phát. Song, lạm phát giảm lúc này có hai mặt, cả tích cực và tiêu cực, trong đó, tôi lo về mặt tiêu cực nhiều hơn.
Vì thế, thời điểm này Chính phủ cần tính tới gói hỗ trợ kinh tế thông qua kích cầu, để sớm cải thiện tình hình và ổn định lạm phát trong tương lai. Nếu không chú ý đến nông nghiệp - nông dân thì giá lương thực thực phẩm sẽ tăng lại trong tương lai vì thiếu nguồn cung, nông dân đang rất khó khăn.
Ông có thấy lo lắng về việc tính toán kích cầu không cẩn trọng, lạm phát sẽ bùng phát trở lại như đã từng xảy ra với gói kích cầu năm 2009?
Chúng ta từng có kinh nghiệm và cũng đã rút được các bài học sau khi triển khai gói kích cầu vào năm 2009, nên theo tôi cũng không cần phải quá lo lắng về điều này.
Thực tế thời gian qua, Chính phủ vẫn đã và đang thực hiện kích cầu dưới nhiều cách khác nhau như miễn giảm thuế cho doanh nghiệp, người dân; các ngân hàng đã từng bước hạ lãi suất...
Dù vậy, tôi cho rằng vẫn cần một gói hỗ trợ kinh tế mang tính quy mô và đồng bộ hơn, tổng giá trị bao nhiêu sẽ do các cơ quan liên quan tính toán cụ thể. Theo đó, tập trung vào 4 nội dung chính.
Thứ nhất là hỗ trợ tài chính trực tiếp cho nông dân bị ảnh hưởng bởi thiên tai, dịch bệnh thời gian qua. Tôi muốn nhấn mạnh, việc hỗ trợ vào khu vực này sẽ đạt được nhiều mục tiêu như tăng tổng cầu, đảm bảo an sinh xã hội, kiềm chế lạm phát...
Thứ hai là hỗ trợ lãi suất dưới 5% để cho vay vốn ngắn hạn, trung và dài hạn trong lĩnh vực nông nghiệp như: tái canh, chuyển đổi cây trồng, chăn nuôi, ứng dụng công nghệ cao...
Thứ ba là hỗ trợ tài chính và cơ chế để giúp các khoản vay của doanh nghiệp vừa và nhỏ đã vay với lãi suất cao trước đây kéo giảm xuống dưới 10%.
Thứ tư là hỗ trợ xây dựng nhà ở cho gia đình diện chính sách: gia đình thương binh liệt sĩ, gia đình có công với cách mạng, bà mẹ Việt Nam anh hùng...
Cùng với việc triển khai gói này, cần phải khẩn trương xem xét, tổng kết bước đầu về gói hỗ trợ nhà ở xã hội 30 nghìn tỷ đồng để thực hiện có hiệu quả hơn và khả thi hơn, tính đến việc dành nhiều ưu tiên hơn nữa cho xây nhà ở xã hội cho người lao động thuê vì họ không có khả năng mua.