Chính phủ Mỹ bắt đầu ngừng hoạt động
Đây là lần đầu tiên trong vòng 17 năm qua, Chính phủ Mỹ lại lâm vào cảnh phải ngừng hoạt động
Theo hãng tin BBC, Chính phủ Mỹ bắt đầu ngừng hoạt động một phần, sau khi Hạ viện nước này do các nghị sỹ đảng Cộng hòa kiểm soát từ chối thông qua một dự luật cấp ngân sách mới cho năm tới.
Như vậy, thời hạn nửa đêm ngày 30/9 (giờ Mỹ) đã qua mà không hề có thỏa thuận ngân sách nào được chấp thuận. Cùng với việc chính phủ ngừng hoạt động, hàng trăm nghìn nhân viên liên bang cũng bắt đầu đối mặt với thời kỳ nghỉ không lương và cũng không biết là có được trả lương bù sau khi chính phủ hoạt động bình thường trở lại hay là không.
Lần đóng cửa gần đây nhất của chính quyền liên bang Mỹ là vào thời điểm cuối 1995, đầu 1996 sau căng thẳng giữa Tổng thống đảng Dân chủ Bill Clinton và Chủ tịch Hạ viện phe Cộng hòa Newt Gingrich. Đảng Cộng hòa đã phải trả giá đắt về chính trị, khi họ chuốc thất bại nặng nề trong cuộc bầu cử tổng thống sau đó.
Trước đó, Hạ viện Mỹ từng lên tiếng thúc giục Thượng viện thông qua đề xuất ngân sách mới nhưng phải trì hoãn chương trình Obamacare trong vòng một năm. Tuy nhiên, đứng trước yêu cầu này, Thượng viện Mỹ dưới sự kiểm soát của các nghị sỹ Dân chủ quyết không nhượng bộ và đã chính thức bác bỏ đề xuất mới.
Phát biểu trong cuộc họp báo sau cuộc hội đàm với Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu, Tổng thống Mỹ Barack Obama tuyên bố rằng, ông sẽ không từ chức cho dù một bộ phận công sở liên bang phải đóng cửa lần đầu tiên trong vòng 17 năm qua. Ông Obama hoan nghênh việc Thượng viện bác đề xuất của Hạ viện.
Giới phân tích cho rằng, việc chính quyền đóng cửa sẽ gây tác động mạnh đến các lĩnh vực dịch vụ không trọng yếu như mạng lưới công viên quốc gia, cấp bằng lái và hộ chiếu, với ước tính sẽ gây thiệt hại cho nền kinh tế Mỹ khoảng 2 tỷ USD. Từ 800.000 đến một triệu công chức liên bang phải nghỉ việc không lương.
Những ngành và các cơ quan làm các nhiệm vụ thiết yếu như kiểm soát không lưu, kiểm tra hành khách, các toà án liên bang, cơ quan bưu chính, phần lớn nhân viên của Bộ An ninh Nội địa sẽ tiếp tục làm việc. Ngoài ra, khoảng 1,4 triệu binh lính sẽ tiếp tục thi hành nhiệm vụ, nhưng số này có thể phải lĩnh lương bổng chậm.
Đây là lần đầu tiên trong vòng 17 năm qua, Chính phủ Mỹ lại lâm vào cảnh phải ngừng hoạt động, với nguyên nhân chính vẫn là cuộc tranh cãi không có hồi kết giữa các nghị sỹ của hai đảng Dân chủ và Cộng hòa. Tâm điểm của cuộc tranh cãi lần này là chương trình Obamacare về cải tổ hoạt động chăm sóc sức khỏe.
Obamacare quy định tất cả người Mỹ phải có bảo hiểm sức khỏe trước năm 2014, nếu không sẽ bị phạt. Hiện nước Mỹ có khoảng 50 triệu người, chiếm 16% dân số, không có bảo hiểm y tế. Luật cải cách y tế của ông Obama sẽ giúp khoảng 32 triệu người trong số này được hưởng các dịch vụ y tế thông qua bảo hiểm.
Ðể có được kinh phí cung cấp bảo hiểm sức khỏe cho tất cả mọi người, chính quyền của ông Obama đề nghị tăng thuế 5% đối với những người giàu có thu nhập từ hơn 1 triệu USD/năm. Tầng lớp người giàu và các nghị sỹ Cộng hòa đã phản đối, bởi cho rằng nó sẽ làm tăng khoảng 500 tỷ USD tiền thuế đối với người Mỹ.
Như vậy, thời hạn nửa đêm ngày 30/9 (giờ Mỹ) đã qua mà không hề có thỏa thuận ngân sách nào được chấp thuận. Cùng với việc chính phủ ngừng hoạt động, hàng trăm nghìn nhân viên liên bang cũng bắt đầu đối mặt với thời kỳ nghỉ không lương và cũng không biết là có được trả lương bù sau khi chính phủ hoạt động bình thường trở lại hay là không.
Lần đóng cửa gần đây nhất của chính quyền liên bang Mỹ là vào thời điểm cuối 1995, đầu 1996 sau căng thẳng giữa Tổng thống đảng Dân chủ Bill Clinton và Chủ tịch Hạ viện phe Cộng hòa Newt Gingrich. Đảng Cộng hòa đã phải trả giá đắt về chính trị, khi họ chuốc thất bại nặng nề trong cuộc bầu cử tổng thống sau đó.
Trước đó, Hạ viện Mỹ từng lên tiếng thúc giục Thượng viện thông qua đề xuất ngân sách mới nhưng phải trì hoãn chương trình Obamacare trong vòng một năm. Tuy nhiên, đứng trước yêu cầu này, Thượng viện Mỹ dưới sự kiểm soát của các nghị sỹ Dân chủ quyết không nhượng bộ và đã chính thức bác bỏ đề xuất mới.
Phát biểu trong cuộc họp báo sau cuộc hội đàm với Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu, Tổng thống Mỹ Barack Obama tuyên bố rằng, ông sẽ không từ chức cho dù một bộ phận công sở liên bang phải đóng cửa lần đầu tiên trong vòng 17 năm qua. Ông Obama hoan nghênh việc Thượng viện bác đề xuất của Hạ viện.
Giới phân tích cho rằng, việc chính quyền đóng cửa sẽ gây tác động mạnh đến các lĩnh vực dịch vụ không trọng yếu như mạng lưới công viên quốc gia, cấp bằng lái và hộ chiếu, với ước tính sẽ gây thiệt hại cho nền kinh tế Mỹ khoảng 2 tỷ USD. Từ 800.000 đến một triệu công chức liên bang phải nghỉ việc không lương.
Những ngành và các cơ quan làm các nhiệm vụ thiết yếu như kiểm soát không lưu, kiểm tra hành khách, các toà án liên bang, cơ quan bưu chính, phần lớn nhân viên của Bộ An ninh Nội địa sẽ tiếp tục làm việc. Ngoài ra, khoảng 1,4 triệu binh lính sẽ tiếp tục thi hành nhiệm vụ, nhưng số này có thể phải lĩnh lương bổng chậm.
Đây là lần đầu tiên trong vòng 17 năm qua, Chính phủ Mỹ lại lâm vào cảnh phải ngừng hoạt động, với nguyên nhân chính vẫn là cuộc tranh cãi không có hồi kết giữa các nghị sỹ của hai đảng Dân chủ và Cộng hòa. Tâm điểm của cuộc tranh cãi lần này là chương trình Obamacare về cải tổ hoạt động chăm sóc sức khỏe.
Obamacare quy định tất cả người Mỹ phải có bảo hiểm sức khỏe trước năm 2014, nếu không sẽ bị phạt. Hiện nước Mỹ có khoảng 50 triệu người, chiếm 16% dân số, không có bảo hiểm y tế. Luật cải cách y tế của ông Obama sẽ giúp khoảng 32 triệu người trong số này được hưởng các dịch vụ y tế thông qua bảo hiểm.
Ðể có được kinh phí cung cấp bảo hiểm sức khỏe cho tất cả mọi người, chính quyền của ông Obama đề nghị tăng thuế 5% đối với những người giàu có thu nhập từ hơn 1 triệu USD/năm. Tầng lớp người giàu và các nghị sỹ Cộng hòa đã phản đối, bởi cho rằng nó sẽ làm tăng khoảng 500 tỷ USD tiền thuế đối với người Mỹ.