Chính thức bỏ ghi tên cha, mẹ trên chứng minh nhân dân
Từ tháng 9/2012, Bộ Công an đã tiến hành thí điểm việc ghi họ tên cha, mẹ trên chứng minh nhân dân
Quy định ghi tên cha, mẹ trên chứng minh nhân dân vừa chính thức được Chính phủ bãi bỏ sau một thời gian áp dụng thí điểm.
Theo Nghị định 106/2013/NĐ, có hiệu lực từ 2/11/2013 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 05/1999 của Chính phủ về chứng minh nhân dân, vừa được Thủ tướng ký ban hành, nhiều quy định về cấp đổi chứng minh nhân dân đã được điều chỉnh nhằm phù hợp với thực tế và đảm bảo quyền lợi, bí mật riêng tư cho người dân.
Đáng chú ý, quy định phải ghi đầy đủ họ tên cha, mẹ ở mặt sau chứng minh nhân dân đã được Chính phủ bãi bỏ.
Cùng với đó là bổ sung cụm từ "Độc lập - Tự do - Hạnh phúc" vào bên dưới cụm từ "Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam" tại mặt trước chứng minh nhân dân.
Về thời gian cấp mới, đổi, cấp lại chứng minh dân dân, quy định mới nêu rõ, kể từ ngày nhận đủ giấy tờ hợp lệ và làm xong thủ tục theo quy định, cơ quan Công an phải làm xong chứng minh nhân dân cho công dân trong thời gian sớm nhất, thời gian giải quyết việc cấp chứng minh nhân dân tại thành phố, thị xã là không quá 7 ngày làm việc đối với trường hợp cấp mới, cấp đổi, 15 ngày làm việc đối với trường hợp cấp lại.
Tại các huyện miền núi vùng cao, biên giới, hải đảo, thời gian giải quyết việc cấp chứng minh nhân dân đối với tất cả các trường hợp là không quá 20 ngày làm việc; các khu vực còn lại thời gian giải quyết là không quá 15 ngày làm việc đối với tất cả các trường hợp.
Nghị định của Chính phủ cũng lưu ý, những chứng minh nhân dân đã được cấp theo Nghị định 170/2007 của Chính phủ vẫn có giá trị sử dụng đến hết thời hạn theo quy định.
Trước đó, kể từ tháng 9/2012, Bộ Công an đã tiến hành thí điểm việc ghi họ tên cha, mẹ trên chứng minh nhân dân khi cấp mới và cấp đổi. Quy định này ngay sau đó đã nhận được sự phản hồi gay gắt của dư luận vì cho rằng đã vi phạm quyền riêng tư của công dân.
Trong quá trình thẩm tra quy định này của Bộ Công an, Cục trưởng Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật (Bộ Tư pháp) cũng đã phát hiện điều này trái với Bộ luật Dân sự và Công ước Quốc tế về quyền trẻ em mà Việt Nam đã ký tham gia từ năm 1989.
Đầu tháng 4/2013, trước phản hồi của dư luận và kiến nghị của Bộ Tư pháp, Thủ tướng Chính phủ đã có chỉ đạo Bộ Công an yêu cầu sớm dự thảo nghị định theo hướng bỏ quy định ghi tên cha mẹ trên chứng minh nhân dân.
Theo Nghị định 106/2013/NĐ, có hiệu lực từ 2/11/2013 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 05/1999 của Chính phủ về chứng minh nhân dân, vừa được Thủ tướng ký ban hành, nhiều quy định về cấp đổi chứng minh nhân dân đã được điều chỉnh nhằm phù hợp với thực tế và đảm bảo quyền lợi, bí mật riêng tư cho người dân.
Đáng chú ý, quy định phải ghi đầy đủ họ tên cha, mẹ ở mặt sau chứng minh nhân dân đã được Chính phủ bãi bỏ.
Cùng với đó là bổ sung cụm từ "Độc lập - Tự do - Hạnh phúc" vào bên dưới cụm từ "Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam" tại mặt trước chứng minh nhân dân.
Về thời gian cấp mới, đổi, cấp lại chứng minh dân dân, quy định mới nêu rõ, kể từ ngày nhận đủ giấy tờ hợp lệ và làm xong thủ tục theo quy định, cơ quan Công an phải làm xong chứng minh nhân dân cho công dân trong thời gian sớm nhất, thời gian giải quyết việc cấp chứng minh nhân dân tại thành phố, thị xã là không quá 7 ngày làm việc đối với trường hợp cấp mới, cấp đổi, 15 ngày làm việc đối với trường hợp cấp lại.
Tại các huyện miền núi vùng cao, biên giới, hải đảo, thời gian giải quyết việc cấp chứng minh nhân dân đối với tất cả các trường hợp là không quá 20 ngày làm việc; các khu vực còn lại thời gian giải quyết là không quá 15 ngày làm việc đối với tất cả các trường hợp.
Nghị định của Chính phủ cũng lưu ý, những chứng minh nhân dân đã được cấp theo Nghị định 170/2007 của Chính phủ vẫn có giá trị sử dụng đến hết thời hạn theo quy định.
Trước đó, kể từ tháng 9/2012, Bộ Công an đã tiến hành thí điểm việc ghi họ tên cha, mẹ trên chứng minh nhân dân khi cấp mới và cấp đổi. Quy định này ngay sau đó đã nhận được sự phản hồi gay gắt của dư luận vì cho rằng đã vi phạm quyền riêng tư của công dân.
Trong quá trình thẩm tra quy định này của Bộ Công an, Cục trưởng Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật (Bộ Tư pháp) cũng đã phát hiện điều này trái với Bộ luật Dân sự và Công ước Quốc tế về quyền trẻ em mà Việt Nam đã ký tham gia từ năm 1989.
Đầu tháng 4/2013, trước phản hồi của dư luận và kiến nghị của Bộ Tư pháp, Thủ tướng Chính phủ đã có chỉ đạo Bộ Công an yêu cầu sớm dự thảo nghị định theo hướng bỏ quy định ghi tên cha mẹ trên chứng minh nhân dân.