Chống lạm phát, châu Á tiến thoái lưỡng nan
Tăng trưởng sản xuất công nghiệp của nhiều nền kinh tế châu Á giảm tốc, “làm khó” cuộc chiến chống lạm phát
Tăng trưởng sản xuất công nghiệp của nhiều nền kinh tế châu Á, từ Trung Quốc tới Hàn Quốc, đang giảm tốc, “làm khó” các ngân hàng trung ương trong việc tăng lãi suất để chống lạm phát, hãng tin tài chính Bloomberg cho biết.
Theo số liệu mới nhất công bố ngày 1/7 này, chỉ số quản lý sức mua (PMI) - thước đo của Liên đoàn Hậu cần và mua hàng Trung Quốc về tốc độ tăng trưởng sản lượng công nghiệp nước này - đã giảm xuống mức thấp nhất kể từ tháng 2/2009.
Tương tự, tại Ấn Độ, chỉ số đo lường do HSBC thực hiện cũng cho thấy sản xuất công nghiệp đã tăng trưởng với tốc độ thấp nhất trong 9 tháng. Tại Hàn Quốc, xuất khẩu đang tăng với tốc độ chậm nhất trong ít nhất 20 tháng trở lại đây, với mức tăng 14,5% trong tháng 6, so với 22,4% trong tháng 5.
Cuộc khủng hoảng nợ của khu vực châu Âu và sự giảm tốc tăng trưởng kinh tế tại Mỹ đang làm suy giảm nhu cầu của các thị trường này đối với hàng hóa châu Á, theo đó gây áp lực buộc các nhà hoạch định chính sách châu Á phải trì hoãn việc tăng lãi suất, cho dù giá cả vẫn tăng lên.
Ở Trung Quốc, lạm phát đã đạt mức cao nhất kể từ năm 2008. Tại Ấn Độ, lạm phát tiếp tục là nguyên nhân dẫn tới những cuộc biểu tình rầm rộ của dân chúng, cho dù Chính phủ đã nỗ lực chống tăng giá bằng 10 lần tăng lãi suất kể từ tháng 3/2010.
Theo chuyên gia về kinh tế châu Á Frederic Neumann thuộc ngân hàng HSBC tại Hồng Kông, sự giảm tốc tăng trưởng đang diễn ra có thể sẽ làm giảm bớt những áp lực tăng giá, nhưng “một rủi ro lớn đối với châu Á là lạm phát khó đẩy lui hơn dự báo, và điều này sẽ gây ra khó khăn cho việc điều chỉnh chính sách”.
Thời gian qua, áp lực lạm phát đã buộc các ngân hàng trung ương tại châu Á nhanh chân trong việc rút lui khỏi các biện pháp kích thích tăng trưởng bằng tiền tệ áp dụng trong thời kỳ khủng hoảng và suy thoái toàn cầu.
Tháng trước, Hàn Quốc, Thái Lan và vùng lãnh thổ Đài Loan (Trung Quốc) cùng tăng lãi suất cơ bản để chống tăng giá, còn Trung Quốc thì yêu cầu các ngân hàng thương mại tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc. Đến nay, sự yếu kém của kinh tế Mỹ và châu Âu không cho phép việc tăng lãi suất diễn ra dễ dàng như vậy nữa.
Ngân hàng Trung ương Trung Quốc (PBoC) đã không tăng lãi suất cơ bản trong suốt 12 tuần qua, đánh dấu quãng thời gian trì hoãn dài nhất kể từ tháng 10 năm ngoái tới nay. Trong khi đó, lạm phát tại nước này trong tháng 5 đã lên tới 5,5%, vượt xa mục tiêu 4% của Bắc Kinh.
Tại Hàn Quốc, tốc độ tăng giá tính đến tháng 6 vừa qua đã vượt mục tiêu của Ngân hàng Trung ương tháng thứ 6 liên tục, với mức tăng 4,4% so với cùng kỳ năm trước. Trong tháng 5, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) của nước này tăng 4,1%. Bộ Tài chính Hàn Quốc ngày 30/6 đã cắt giảm mức dự báo tăng trưởng GDP năm nay xuống còn 4,5% từ mức 5% đưa ra trong lần dự báo trước.
Lạm phát tháng 6 tại Thái Lan là 4,06%, gần mức cao nhất trong 32 tháng do ảnh hưởng của tăng giá lương thực-thực phẩm. Duy chỉ có ở Indonesia là lạm phát đang đi xuống, với giá cả giảm tháng thứ 5 liên tục tính đến tháng 6.
Tình thế tiến thoái lưỡng nan của các nhà hoạch định chính sách châu Á hiện nay là một bằng chứng cho thấy, châu Á vẫn phụ thuộc vào thị trường tiêu dùng Mỹ và châu Âu, cho dù nhóm G-20 đang nỗ lực tái cân bằng nền kinh tế toàn cầu bằng cách giảm bớt mối quan hệ này và tăng cường tận dụng nhu cầu tiêu thụ nội địa. Theo số liệu của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), các nền kinh tế châu Á chiếm 35% kim ngạch xuất khẩu của thế giới, so với mức 25% cách đây một thập kỷ.
Theo chuyên gia Tai Hui, người đứng đầu bộ phận nghiên cứu kinh tế Đông Nam Á thuộc ngân hàng Standard Chartered, nếu cuộc khủng hoảng nợ tại châu Âu leo thang, các quốc gia/vùng lãnh thổ châu Á bị ảnh hưởng nặng nề nhất sẽ bao gồm Hồng Kông, Singapore, Việt Nam và Malaysia.
“Những nền kinh tế này có khả năng sẽ chịu ảnh hưởng mạnh nhất về mặt tăng trưởng do có sự phụ thuộc lớn vào xuất khẩu nói chung, đặc biệt là xuất khẩu sang châu Âu. Các nhà xuất khẩu của Trung Quốc và Ấn Độ cũng sẽ đối mặt thách thức lớn do có kim ngạch thương mại lớn với châu Âu”, ông Hui nói.
Theo số liệu mới nhất công bố ngày 1/7 này, chỉ số quản lý sức mua (PMI) - thước đo của Liên đoàn Hậu cần và mua hàng Trung Quốc về tốc độ tăng trưởng sản lượng công nghiệp nước này - đã giảm xuống mức thấp nhất kể từ tháng 2/2009.
Tương tự, tại Ấn Độ, chỉ số đo lường do HSBC thực hiện cũng cho thấy sản xuất công nghiệp đã tăng trưởng với tốc độ thấp nhất trong 9 tháng. Tại Hàn Quốc, xuất khẩu đang tăng với tốc độ chậm nhất trong ít nhất 20 tháng trở lại đây, với mức tăng 14,5% trong tháng 6, so với 22,4% trong tháng 5.
Cuộc khủng hoảng nợ của khu vực châu Âu và sự giảm tốc tăng trưởng kinh tế tại Mỹ đang làm suy giảm nhu cầu của các thị trường này đối với hàng hóa châu Á, theo đó gây áp lực buộc các nhà hoạch định chính sách châu Á phải trì hoãn việc tăng lãi suất, cho dù giá cả vẫn tăng lên.
Ở Trung Quốc, lạm phát đã đạt mức cao nhất kể từ năm 2008. Tại Ấn Độ, lạm phát tiếp tục là nguyên nhân dẫn tới những cuộc biểu tình rầm rộ của dân chúng, cho dù Chính phủ đã nỗ lực chống tăng giá bằng 10 lần tăng lãi suất kể từ tháng 3/2010.
Theo chuyên gia về kinh tế châu Á Frederic Neumann thuộc ngân hàng HSBC tại Hồng Kông, sự giảm tốc tăng trưởng đang diễn ra có thể sẽ làm giảm bớt những áp lực tăng giá, nhưng “một rủi ro lớn đối với châu Á là lạm phát khó đẩy lui hơn dự báo, và điều này sẽ gây ra khó khăn cho việc điều chỉnh chính sách”.
Thời gian qua, áp lực lạm phát đã buộc các ngân hàng trung ương tại châu Á nhanh chân trong việc rút lui khỏi các biện pháp kích thích tăng trưởng bằng tiền tệ áp dụng trong thời kỳ khủng hoảng và suy thoái toàn cầu.
Tháng trước, Hàn Quốc, Thái Lan và vùng lãnh thổ Đài Loan (Trung Quốc) cùng tăng lãi suất cơ bản để chống tăng giá, còn Trung Quốc thì yêu cầu các ngân hàng thương mại tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc. Đến nay, sự yếu kém của kinh tế Mỹ và châu Âu không cho phép việc tăng lãi suất diễn ra dễ dàng như vậy nữa.
Ngân hàng Trung ương Trung Quốc (PBoC) đã không tăng lãi suất cơ bản trong suốt 12 tuần qua, đánh dấu quãng thời gian trì hoãn dài nhất kể từ tháng 10 năm ngoái tới nay. Trong khi đó, lạm phát tại nước này trong tháng 5 đã lên tới 5,5%, vượt xa mục tiêu 4% của Bắc Kinh.
Tại Hàn Quốc, tốc độ tăng giá tính đến tháng 6 vừa qua đã vượt mục tiêu của Ngân hàng Trung ương tháng thứ 6 liên tục, với mức tăng 4,4% so với cùng kỳ năm trước. Trong tháng 5, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) của nước này tăng 4,1%. Bộ Tài chính Hàn Quốc ngày 30/6 đã cắt giảm mức dự báo tăng trưởng GDP năm nay xuống còn 4,5% từ mức 5% đưa ra trong lần dự báo trước.
Lạm phát tháng 6 tại Thái Lan là 4,06%, gần mức cao nhất trong 32 tháng do ảnh hưởng của tăng giá lương thực-thực phẩm. Duy chỉ có ở Indonesia là lạm phát đang đi xuống, với giá cả giảm tháng thứ 5 liên tục tính đến tháng 6.
Tình thế tiến thoái lưỡng nan của các nhà hoạch định chính sách châu Á hiện nay là một bằng chứng cho thấy, châu Á vẫn phụ thuộc vào thị trường tiêu dùng Mỹ và châu Âu, cho dù nhóm G-20 đang nỗ lực tái cân bằng nền kinh tế toàn cầu bằng cách giảm bớt mối quan hệ này và tăng cường tận dụng nhu cầu tiêu thụ nội địa. Theo số liệu của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), các nền kinh tế châu Á chiếm 35% kim ngạch xuất khẩu của thế giới, so với mức 25% cách đây một thập kỷ.
Theo chuyên gia Tai Hui, người đứng đầu bộ phận nghiên cứu kinh tế Đông Nam Á thuộc ngân hàng Standard Chartered, nếu cuộc khủng hoảng nợ tại châu Âu leo thang, các quốc gia/vùng lãnh thổ châu Á bị ảnh hưởng nặng nề nhất sẽ bao gồm Hồng Kông, Singapore, Việt Nam và Malaysia.
“Những nền kinh tế này có khả năng sẽ chịu ảnh hưởng mạnh nhất về mặt tăng trưởng do có sự phụ thuộc lớn vào xuất khẩu nói chung, đặc biệt là xuất khẩu sang châu Âu. Các nhà xuất khẩu của Trung Quốc và Ấn Độ cũng sẽ đối mặt thách thức lớn do có kim ngạch thương mại lớn với châu Âu”, ông Hui nói.