Chủ tịch tổ chức định mức tín nhiệm S&P từ chức
Việc S&P hạ mức tín dụng của Mỹ từ AAA xuống AA+ là một cú sốc cho nền kinh tế lớn nhất thế giới
Tổ chức định mức tín nhiệm Standard & Poor’s (S&P) vừa đưa ra thông cáo cho biết, Chủ tịch S&P, ông Deven Sharma sẽ từ chức vào tháng tới. Tuy nhiên, ông Sharma vẫn làm cố vấn cho công ty mẹ của S&P là McGraw Hill cho đến hết năm nay.
Theo hãng tin AP, ông Deven Sharma, 55 tuổi, sẽ thôi chức Chủ tịch S&P vào tháng 9. Người thay thế sẽ là ông Douglas Peterson, Giám đốc điều phối Citigroup. S&P cho hay, quyết định từ chức của ông Sharma đã được đưa ra trước khi cơ quan này hạ bậc tín nhiệm của Mỹ hôm 5/8.
Suốt 70 năm qua, S&P luôn đánh giá Mỹ là quốc gia đứng vào hạng nhất về mức tín dụng quốc gia. Do vậy, việc S&P hạ mức tín dụng của Mỹ từ AAA xuống AA+ là một cú sốc cho nền kinh tế lớn nhất thế giới.
Mặc dù trước đó các nhà lãnh đạo Mỹ đã quyết định tăng mức trần nợ công, nhưng S&P vẫn hạ mức tín dụng của Mỹ, vì cho rằng rằng kế hoạch giảm thâm hụt tài chính của nước này chưa đủ hiệu quả.
Giới phân tích cho rằng, đánh giá của Công ty Standard and Poor's là một lời phê phán nghiêm khắc tình trạng nợ công và cách thức đối phó đầy những ách tắc, trì trệ với bài toán bội chi hiện nay của Hoa Kỳ.
Cú sốc này có thể khiến các nhà lãnh đạo Mỹ buộc phải quan tâm nhiều hơn đến việc giải quyết mức bội chi quá lớn, nhằm giảm bớt việc phải đi vay tiền từ các quốc gia khác trên thế giới, đồng thời nghiêm túc chấn chỉnh lại vấn đề thu chi của quốc gia mình.
Không chỉ gây sốc cho nước Mỹ, đánh giá của S&P còn tác động mạnh tới kinh tế thế giới. Thị trường tài chính toàn cầu rơi vào hoảng loạn do quan ngại về kinh tế Mỹ sẽ rơi vào suy thoái mới.
Tuy nhiên, động thái của S&P đã vấp phải sự chỉ trích gay gắt của Chính phủ Mỹ.
Mới đây, Bộ Tư pháp Mỹ cho biết đang điều tra liệu S&P có xếp hạng sai hàng chục chứng khoán thế chấp trong những năm trước khi xảy ra khủng hoảng tài chính hay không. Nếu có sai phạm, độ tin tưởng về các đánh giá của S&P sẽ bị lung lay.
Cụ thể, Bộ Tư pháp muốn tìm những ví dụ cụ thể về việc các nhà phân tích của S&P đã tìm hiểu những thông tin nào để quyết định hạ thấp đánh giá về trái phiếu thế chấp của Mỹ, vào thời điểm trước cuộc khủng hoảng tài chính.
Chính phủ Mỹ nghi ngờ rằng các nhà phân tích của S&P muốn hạ thấp đánh giá trái phiếu thế chấp, nhưng những nhà điều hành kinh doanh của S&P đã làm ngược lại.
Cuộc điều tra được tiến hành trước khi S&P hạ mức xếp hạng tín dụng của Mỹ. Các quan chức Chính phủ Mỹ đang hoài nghi về sự bí mật trong tiến trình điều tra của S&P, uy tín và năng lực đánh giá phân tích của hãng này.
Ngoài Bộ Tư pháp, Ủy ban Chứng khoán và Hối đoái Mỹ cũng đang điều tra những hành vi sai trái có thể có tại S&P.
Bất chấp sự chỉ trích nhằm vào các cơ quan định mức tín nhiệm, các nhà đầu tư vẫn dựa vào sự xếp hạng của họ để đưa ra quyết định mua trái phiếu của chính phủ, doanh nghiệp và những sản phẩm tài chính khác.
Theo hãng tin AP, ông Deven Sharma, 55 tuổi, sẽ thôi chức Chủ tịch S&P vào tháng 9. Người thay thế sẽ là ông Douglas Peterson, Giám đốc điều phối Citigroup. S&P cho hay, quyết định từ chức của ông Sharma đã được đưa ra trước khi cơ quan này hạ bậc tín nhiệm của Mỹ hôm 5/8.
Suốt 70 năm qua, S&P luôn đánh giá Mỹ là quốc gia đứng vào hạng nhất về mức tín dụng quốc gia. Do vậy, việc S&P hạ mức tín dụng của Mỹ từ AAA xuống AA+ là một cú sốc cho nền kinh tế lớn nhất thế giới.
Mặc dù trước đó các nhà lãnh đạo Mỹ đã quyết định tăng mức trần nợ công, nhưng S&P vẫn hạ mức tín dụng của Mỹ, vì cho rằng rằng kế hoạch giảm thâm hụt tài chính của nước này chưa đủ hiệu quả.
Giới phân tích cho rằng, đánh giá của Công ty Standard and Poor's là một lời phê phán nghiêm khắc tình trạng nợ công và cách thức đối phó đầy những ách tắc, trì trệ với bài toán bội chi hiện nay của Hoa Kỳ.
Cú sốc này có thể khiến các nhà lãnh đạo Mỹ buộc phải quan tâm nhiều hơn đến việc giải quyết mức bội chi quá lớn, nhằm giảm bớt việc phải đi vay tiền từ các quốc gia khác trên thế giới, đồng thời nghiêm túc chấn chỉnh lại vấn đề thu chi của quốc gia mình.
Không chỉ gây sốc cho nước Mỹ, đánh giá của S&P còn tác động mạnh tới kinh tế thế giới. Thị trường tài chính toàn cầu rơi vào hoảng loạn do quan ngại về kinh tế Mỹ sẽ rơi vào suy thoái mới.
Tuy nhiên, động thái của S&P đã vấp phải sự chỉ trích gay gắt của Chính phủ Mỹ.
Mới đây, Bộ Tư pháp Mỹ cho biết đang điều tra liệu S&P có xếp hạng sai hàng chục chứng khoán thế chấp trong những năm trước khi xảy ra khủng hoảng tài chính hay không. Nếu có sai phạm, độ tin tưởng về các đánh giá của S&P sẽ bị lung lay.
Cụ thể, Bộ Tư pháp muốn tìm những ví dụ cụ thể về việc các nhà phân tích của S&P đã tìm hiểu những thông tin nào để quyết định hạ thấp đánh giá về trái phiếu thế chấp của Mỹ, vào thời điểm trước cuộc khủng hoảng tài chính.
Chính phủ Mỹ nghi ngờ rằng các nhà phân tích của S&P muốn hạ thấp đánh giá trái phiếu thế chấp, nhưng những nhà điều hành kinh doanh của S&P đã làm ngược lại.
Cuộc điều tra được tiến hành trước khi S&P hạ mức xếp hạng tín dụng của Mỹ. Các quan chức Chính phủ Mỹ đang hoài nghi về sự bí mật trong tiến trình điều tra của S&P, uy tín và năng lực đánh giá phân tích của hãng này.
Ngoài Bộ Tư pháp, Ủy ban Chứng khoán và Hối đoái Mỹ cũng đang điều tra những hành vi sai trái có thể có tại S&P.
Bất chấp sự chỉ trích nhằm vào các cơ quan định mức tín nhiệm, các nhà đầu tư vẫn dựa vào sự xếp hạng của họ để đưa ra quyết định mua trái phiếu của chính phủ, doanh nghiệp và những sản phẩm tài chính khác.