Chủ tịch WB: Kinh tế thế giới đang “trong vòng nguy hiểm”
Chủ tịch Ngân hàng Thế giới (WB) Robert Zoellick nhận định, kinh tế toàn cầu đã bước vào một giai đoạn nguy hiểm mới
Chủ tịch Ngân hàng Thế giới (WB) Robert Zoellick nhận định, kinh tế toàn cầu đã bước vào một giai đoạn nguy hiểm mới, và châu Âu, Nhật Bản cùng Mỹ cần phải có những quyết sách cứng rắn để tránh kéo lùi tăng trường của thế giới.
“Trừ phi châu Âu, Nhật Bản và Mỹ thực thi trách nhiệm, còn không, họ sẽ không chỉ kéo lùi tăng trưởng của chính mình mà còn của cả nền kinh tế toàn cầu”, hãng tin Reuters dẫn lời ông Zoellick trong một bài phát biểu tại Đại học George Washington, Mỹ.
“Họ đã trì hoãn quá lâu trong việc đưa ra những quyết định khó khăn, do đó những lựa chọn còn lại đến lúc này còn rất ít ỏi và không hề dễ dàng”, ông Zoellick nhận định trước thềm cuộc họp của WB và Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) vào tuần tới.
Reuters nhận định, bài phát biểu với những ngôn từ có phần gay gắt của vị Chủ tịch WB đã cho thấy mối lo ngại tăng cao của các nhà hoạch định chính sách toàn cầu về cuộc khủng hoảng nợ công đang leo thang ở châu Âu. Những mối lo về cuộc khủng hoảng này cũng đang che mờ những quan ngại về nền tài chính công và cải cách tại Mỹ và Nhật Bản.
Ông Zoellick nói thêm, cũng chính các quốc gia đang khiến thế giới căng thẳng mối lo nợ công đã lên tiếng kêu gọi Trung Quốc thể hiện vai trò toàn cầu với tư cách một cường quốc kinh tế. Bởi thế, các quốc gia này cần hành động có trách nhiệm và đối diện với những vấn đề kinh tế của chính mình.
Trước đó, vào ngày 13/9, trong bài phát biểu tại Diễn đàn Kinh tế thế giới diễn ra tại Trung Quốc, Thủ tướng nước này Ôn Gia Bảo đã lên tiếng kêu gọi các quốc gia phát triển thực thi chính sách tài khóa và tiền tệ có trách nhiệm nhằm ngăn ngừa nguy cơ lan rộng của cuộc khủng hoảng nợ châu Âu. Tuần tới, cuộc họp của IMF và WB tại Washington sẽ đặt trọng tâm vào chủ đề khủng hoảng nợ châu Âu và nguy cơ vỡ nợ của Hy Lạp.
Ông Zoellick cho rằng, các nước châu Âu đang phủ nhận những sự thật không mấy dễ chịu về trách nhiệm chung của họ, trong khi Nhật Bản trì hoãn những cải cách kinh tế và xã hội cần thiết, còn sự chia tách chính trị ở Mỹ đang cản trở nỗ lực cắt giảm thâm hụt ngân sách.
“Thời gian không còn nữa. Nếu chúng ta không đi trước các sự kiện, nếu chúng ta không thích nghi với thay đổi, nếu chúng ta không vượt lên những tiểu xảo chính trị hoặc nhận thức ra rằng quyền lực đi cùng với trách nhiệm, chúng ta sẽ bị cuốn vào những dòng chảy nguy hiểm”, ông Zoellick nói.
Chủ tịch WB cho rằng, cuộc khủng hoảng của châu Âu đã đạt tới điểm mà các nhà lãnh đạo chính trị cần ra quyết định cho tương lai của khối sử dụng đồng Euro thay vì “giải quyết các vấn đề hàng ngày một cách chắp vá”. Ông cũng bày tỏ sự tin tưởng rằng khối Eurozone sẽ vượt qua được khủng hoảng.
Tuy nhiên, ông Zoellick nói thêm: “Để duy trì được Eurozone với tất cả các thành viên hiện tại, khối này cần một liên minh tài khóa mạnh hơn nhiều so với hiện nay. Nếu không, tôi không tin là Eurozone có thể duy trì được cấu trúc hiện nay”.
“Trừ phi châu Âu, Nhật Bản và Mỹ thực thi trách nhiệm, còn không, họ sẽ không chỉ kéo lùi tăng trưởng của chính mình mà còn của cả nền kinh tế toàn cầu”, hãng tin Reuters dẫn lời ông Zoellick trong một bài phát biểu tại Đại học George Washington, Mỹ.
“Họ đã trì hoãn quá lâu trong việc đưa ra những quyết định khó khăn, do đó những lựa chọn còn lại đến lúc này còn rất ít ỏi và không hề dễ dàng”, ông Zoellick nhận định trước thềm cuộc họp của WB và Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) vào tuần tới.
Reuters nhận định, bài phát biểu với những ngôn từ có phần gay gắt của vị Chủ tịch WB đã cho thấy mối lo ngại tăng cao của các nhà hoạch định chính sách toàn cầu về cuộc khủng hoảng nợ công đang leo thang ở châu Âu. Những mối lo về cuộc khủng hoảng này cũng đang che mờ những quan ngại về nền tài chính công và cải cách tại Mỹ và Nhật Bản.
Ông Zoellick nói thêm, cũng chính các quốc gia đang khiến thế giới căng thẳng mối lo nợ công đã lên tiếng kêu gọi Trung Quốc thể hiện vai trò toàn cầu với tư cách một cường quốc kinh tế. Bởi thế, các quốc gia này cần hành động có trách nhiệm và đối diện với những vấn đề kinh tế của chính mình.
Trước đó, vào ngày 13/9, trong bài phát biểu tại Diễn đàn Kinh tế thế giới diễn ra tại Trung Quốc, Thủ tướng nước này Ôn Gia Bảo đã lên tiếng kêu gọi các quốc gia phát triển thực thi chính sách tài khóa và tiền tệ có trách nhiệm nhằm ngăn ngừa nguy cơ lan rộng của cuộc khủng hoảng nợ châu Âu. Tuần tới, cuộc họp của IMF và WB tại Washington sẽ đặt trọng tâm vào chủ đề khủng hoảng nợ châu Âu và nguy cơ vỡ nợ của Hy Lạp.
Ông Zoellick cho rằng, các nước châu Âu đang phủ nhận những sự thật không mấy dễ chịu về trách nhiệm chung của họ, trong khi Nhật Bản trì hoãn những cải cách kinh tế và xã hội cần thiết, còn sự chia tách chính trị ở Mỹ đang cản trở nỗ lực cắt giảm thâm hụt ngân sách.
“Thời gian không còn nữa. Nếu chúng ta không đi trước các sự kiện, nếu chúng ta không thích nghi với thay đổi, nếu chúng ta không vượt lên những tiểu xảo chính trị hoặc nhận thức ra rằng quyền lực đi cùng với trách nhiệm, chúng ta sẽ bị cuốn vào những dòng chảy nguy hiểm”, ông Zoellick nói.
Chủ tịch WB cho rằng, cuộc khủng hoảng của châu Âu đã đạt tới điểm mà các nhà lãnh đạo chính trị cần ra quyết định cho tương lai của khối sử dụng đồng Euro thay vì “giải quyết các vấn đề hàng ngày một cách chắp vá”. Ông cũng bày tỏ sự tin tưởng rằng khối Eurozone sẽ vượt qua được khủng hoảng.
Tuy nhiên, ông Zoellick nói thêm: “Để duy trì được Eurozone với tất cả các thành viên hiện tại, khối này cần một liên minh tài khóa mạnh hơn nhiều so với hiện nay. Nếu không, tôi không tin là Eurozone có thể duy trì được cấu trúc hiện nay”.