“Chưa ai nhờ tôi chuyện bến xe Mỹ Đình”
Bộ trưởng Thăng “xin chịu trách nhiệm với tư cách là người đứng đầu” về những hạn chế của ngành giao thông
Xe quá tải phá nát hạ tầng giao thông nhưng xử lý kém, lái xe bằng thật nhưng học giả, người thực thi công vụ còn nhiều tiêu cực... song trách nhiệm vẫn bùng nhùng.
Rất nhiều hạn chế, tiêu cực trong hầu hết các lĩnh vực của ngành giao thông đã được Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Đinh La Thăng nhìn nhận và thừa nhận thẳng thắn tại phiên giải trình do Ủy ban Quốc phòng -An ninh của Quốc hội tổ chức sáng 30/8.
Sự lộn xộn tại các bến xe, trong đó có bến xe Mỹ Đình (Hà Nội) cũng là một trong các vấn đề được đặt ra.
Vào tháng 6/2013, dư luận cũng đã từng xôn xao với chuyện “lạ đời” khi công văn của Hiệp hội Vận tải Hà Nội gửi UBND thành phố Hà Nội đề nghị dừng điều chuyển phương tiện nhằm giảm tải bến xe Mỹ Đình có đoạn: “Ngoài ra cũng cần phải lưu ý đến các mối quan hệ: Thái Bình là quê của 1 phó thủ tướng, 1 bộ trưởng, 2 thứ trưởng Bộ Công an, Nam Định là quê của 1 phó thủ tướng, 3 bộ trưởng, Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương, Phó Ban Kinh tế Trung ương…” để Hà Nội “cân nhắc một cách cẩn trọng trước khi đưa ra quyết định cuối cùng”.
Đại biểu Lê Việt Trường hỏi Bộ trưởng Thăng là có vị lãnh đạo Trung ương nào tác động đến cơ quan hữu quan trong “vụ” bến xe Mỹ Đình như dư luận nêu hay không?
Dư luận nói rất nhiều nhưng Bộ chưa nhận được đơn thư cụ thể nào, cũng không có ai chỉ đạo hay nhờ vả gì cá nhân tôi về chuyện đó, ông Thăng đáp.
Bộ trưởng cũng chia sẻ thêm là có nhận được một cuộc điện thoại của doanh nghiệp bày tỏ sự ủng hộ sắp xếp lại bến xe, tuy nhiên cần ưu tiên những doanh nghiệp tốt và “tôi hoan nghênh đề xuất đó”.
“Lãnh đạo Bộ cũng đã trực tiếp làm việc với lãnh đạo Sở Giao thông Vận tải Hà Nội, tổ chức hội thảo để cùng với thành phố Hà Nội khẩn trương khắc phục bất cập ở bến xe Mỹ Đình, từ đó rút ra bài học không chỉ cho bến xe Mỹ Đình mà cho các bến xe trên toàn quốc”, Bộ trưởng Đinh La Thăng nói.
Ghi nhận nhiều giải pháp của Bộ và cá nhân Bộ trưởng trong thời gian qua, song nhiều đại biểu vẫn sốt ruột với việc xử lý trách nhiệm.
Đại biểu Nguyễn Thanh Hồng nhận định, nguyên nhân tai nạn từ xe khách đường dài hay xe container, do việc kiểm soát, quản lý sức khỏe tài xế còn nhiều bất cập. Giấy khám sức khỏe để đủ điều kiện tham gia sát hạch, cấp giấy phép thì đến bệnh viện nào cũng “mua” được. Nhiều gia đình đến giờ không dám đi chung trên một phương tiện trên mỗi chuyến đi.
Mỗi khi để xảy ra một vụ tai nạn, lãnh đạo ngành luôn đặt vấn đề trước hết là trách nhiệm của Bộ, của cơ quan quản lý nhà nước, sau đó đến trách nhiệm chủ xe, trách nhiệm đơn vị sát hạch, cấp giấy phép rồi mới đến trách nhiệm của lái xe, Bộ trưởng khẳng định.
Với câu hỏi Bộ trưởng đã xử lý bao nhiêu người đứng đầu của đại biểu, ông Thăng cho hay, tùy từng đơn vị mà thực tế Bộ đã xử lý nhiều vụ, rất nghiêm minh. Tuy nhiên cũng cần gắn với chế độ chính sách, hợp lý hợp tình.
“Vừa rồi tôi có yêu cầu cách chức ngay Giám đốc Cảng hàng không Nha Trang vì hàng của Jetstar nhét lên máy bay của Vietnam Airlines, máy bay bay lên trời rồi còn yêu cầu trả lại. Tuy nhiên có lý do là bố anh ấy mới mất, chắc có ảnh hưởng, hơn nữa đã có 20 năm làm giám đốc rồi, tháng sáu sang năm sẽ nghỉ hưu nên tạo điều kiện cho nghỉ hưu sớm theo quy định. Nếu làm việc lâu dài thì phải xử lý nghiêm nhưng vì sắp thôi rồi. Với con người thì phải xử lý rất hợp tình hợp lý, đánh kẻ chạy đi không ai đánh người chạy lại”, Bộ trưởng nói.
Nhận xét Bộ trưởng đã trả lời thẳng thắn nghiêm túc, đặc biệt là nguyên nhân và trách nhiệm song đại biểu Lê Thị Nga cho rằng, đánh giá tai nạn giao thông là do ý thức người tham gia giao thông và do lái xe là chưa thực sự công bằng. Mà quan trọng nhất là kỷ cương của người thi hành công vụ.
Giải pháp của mọi giải pháp là phải quy trách nhiệm đến cùng, bà Nga nói.
Công nhận “những điều đại biểu Nga nêu rất đúng”, nhưng Bộ trưởng Thăng cho rằng bên cạnh nguyên nhân từ những người thực thi còn có nguyên nhân từ sự bất cập của hệ thống văn bản hiện hành.
Về giải pháp, vị tư lệnh ngành Giao thông nhấn mạnh sự công khai minh bạch trong việc xử lý. Văn bản quy phạm pháp luật phải dễ hiểu, đơn giản, người thực thi công vụ cũng không có quyền hiểu khác. Nhận thức là cả một quá trình, nhưng quan trọng nhất là pháp luật phải nghiêm minh, không dung túng bao che đỡ đầu bảo kê, vi phạm đến đâu xử lý đến đấy, Bộ trưởng nhấn mạnh.
Hứa tiếp thu đầy đủ ý kiến tại buổi giải trình, Bộ trưởng cũng “xin chịu trách nhiệm với tư cách là người đứng đầu” về những hạn chế của ngành và sẽ làm hết sức mình để mỗi người dân ra đường không còn nơm nớp lo sợ vì an toàn giao thông.
Rất nhiều hạn chế, tiêu cực trong hầu hết các lĩnh vực của ngành giao thông đã được Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Đinh La Thăng nhìn nhận và thừa nhận thẳng thắn tại phiên giải trình do Ủy ban Quốc phòng -An ninh của Quốc hội tổ chức sáng 30/8.
Sự lộn xộn tại các bến xe, trong đó có bến xe Mỹ Đình (Hà Nội) cũng là một trong các vấn đề được đặt ra.
Vào tháng 6/2013, dư luận cũng đã từng xôn xao với chuyện “lạ đời” khi công văn của Hiệp hội Vận tải Hà Nội gửi UBND thành phố Hà Nội đề nghị dừng điều chuyển phương tiện nhằm giảm tải bến xe Mỹ Đình có đoạn: “Ngoài ra cũng cần phải lưu ý đến các mối quan hệ: Thái Bình là quê của 1 phó thủ tướng, 1 bộ trưởng, 2 thứ trưởng Bộ Công an, Nam Định là quê của 1 phó thủ tướng, 3 bộ trưởng, Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương, Phó Ban Kinh tế Trung ương…” để Hà Nội “cân nhắc một cách cẩn trọng trước khi đưa ra quyết định cuối cùng”.
Đại biểu Lê Việt Trường hỏi Bộ trưởng Thăng là có vị lãnh đạo Trung ương nào tác động đến cơ quan hữu quan trong “vụ” bến xe Mỹ Đình như dư luận nêu hay không?
Dư luận nói rất nhiều nhưng Bộ chưa nhận được đơn thư cụ thể nào, cũng không có ai chỉ đạo hay nhờ vả gì cá nhân tôi về chuyện đó, ông Thăng đáp.
Bộ trưởng cũng chia sẻ thêm là có nhận được một cuộc điện thoại của doanh nghiệp bày tỏ sự ủng hộ sắp xếp lại bến xe, tuy nhiên cần ưu tiên những doanh nghiệp tốt và “tôi hoan nghênh đề xuất đó”.
“Lãnh đạo Bộ cũng đã trực tiếp làm việc với lãnh đạo Sở Giao thông Vận tải Hà Nội, tổ chức hội thảo để cùng với thành phố Hà Nội khẩn trương khắc phục bất cập ở bến xe Mỹ Đình, từ đó rút ra bài học không chỉ cho bến xe Mỹ Đình mà cho các bến xe trên toàn quốc”, Bộ trưởng Đinh La Thăng nói.
Ghi nhận nhiều giải pháp của Bộ và cá nhân Bộ trưởng trong thời gian qua, song nhiều đại biểu vẫn sốt ruột với việc xử lý trách nhiệm.
Đại biểu Nguyễn Thanh Hồng nhận định, nguyên nhân tai nạn từ xe khách đường dài hay xe container, do việc kiểm soát, quản lý sức khỏe tài xế còn nhiều bất cập. Giấy khám sức khỏe để đủ điều kiện tham gia sát hạch, cấp giấy phép thì đến bệnh viện nào cũng “mua” được. Nhiều gia đình đến giờ không dám đi chung trên một phương tiện trên mỗi chuyến đi.
Mỗi khi để xảy ra một vụ tai nạn, lãnh đạo ngành luôn đặt vấn đề trước hết là trách nhiệm của Bộ, của cơ quan quản lý nhà nước, sau đó đến trách nhiệm chủ xe, trách nhiệm đơn vị sát hạch, cấp giấy phép rồi mới đến trách nhiệm của lái xe, Bộ trưởng khẳng định.
Với câu hỏi Bộ trưởng đã xử lý bao nhiêu người đứng đầu của đại biểu, ông Thăng cho hay, tùy từng đơn vị mà thực tế Bộ đã xử lý nhiều vụ, rất nghiêm minh. Tuy nhiên cũng cần gắn với chế độ chính sách, hợp lý hợp tình.
“Vừa rồi tôi có yêu cầu cách chức ngay Giám đốc Cảng hàng không Nha Trang vì hàng của Jetstar nhét lên máy bay của Vietnam Airlines, máy bay bay lên trời rồi còn yêu cầu trả lại. Tuy nhiên có lý do là bố anh ấy mới mất, chắc có ảnh hưởng, hơn nữa đã có 20 năm làm giám đốc rồi, tháng sáu sang năm sẽ nghỉ hưu nên tạo điều kiện cho nghỉ hưu sớm theo quy định. Nếu làm việc lâu dài thì phải xử lý nghiêm nhưng vì sắp thôi rồi. Với con người thì phải xử lý rất hợp tình hợp lý, đánh kẻ chạy đi không ai đánh người chạy lại”, Bộ trưởng nói.
Nhận xét Bộ trưởng đã trả lời thẳng thắn nghiêm túc, đặc biệt là nguyên nhân và trách nhiệm song đại biểu Lê Thị Nga cho rằng, đánh giá tai nạn giao thông là do ý thức người tham gia giao thông và do lái xe là chưa thực sự công bằng. Mà quan trọng nhất là kỷ cương của người thi hành công vụ.
Giải pháp của mọi giải pháp là phải quy trách nhiệm đến cùng, bà Nga nói.
Công nhận “những điều đại biểu Nga nêu rất đúng”, nhưng Bộ trưởng Thăng cho rằng bên cạnh nguyên nhân từ những người thực thi còn có nguyên nhân từ sự bất cập của hệ thống văn bản hiện hành.
Về giải pháp, vị tư lệnh ngành Giao thông nhấn mạnh sự công khai minh bạch trong việc xử lý. Văn bản quy phạm pháp luật phải dễ hiểu, đơn giản, người thực thi công vụ cũng không có quyền hiểu khác. Nhận thức là cả một quá trình, nhưng quan trọng nhất là pháp luật phải nghiêm minh, không dung túng bao che đỡ đầu bảo kê, vi phạm đến đâu xử lý đến đấy, Bộ trưởng nhấn mạnh.
Hứa tiếp thu đầy đủ ý kiến tại buổi giải trình, Bộ trưởng cũng “xin chịu trách nhiệm với tư cách là người đứng đầu” về những hạn chế của ngành và sẽ làm hết sức mình để mỗi người dân ra đường không còn nơm nớp lo sợ vì an toàn giao thông.