Chứng khoán giảm nhẹ, nước ngoài bán ra gấp đôi mua vào
Phiên giao dịch ngày 21/3, ở cả hai sàn Tp.HCM và Hà Nội, giá nhiều cổ phiếu tiếp tục giảm sàn nhưng không đồng loạt
Phiên giao dịch ngày 21/3, ở cả hai sàn Tp.HCM và Hà Nội, giá nhiều cổ phiếu tiếp tục giảm sàn nhưng không đồng loạt.
Chỉ số giá chứng khoán tiếp tục giảm, nhưng giảm chậm lại so với phiên trước.
Đầu giờ phiên giao dịch, trong lúc xếp hàng chờ đặt lệnh tại các công ty chứng khoán ở Tp.HCM, nhiều nhà đầu tư bàn luận về một vụ án ly hôn “đắt giá” nhất Việt Nam từ trước đến nay: theo quyết định của tòa án xét xử vụ ly hôn giữa ông Lê Quang Tiến, Phó chủ tịch Hội đồng Quản trị kiêm Phó tổng giám đốc Công ty FPT và vợ ông là bà Lê Thị Hồng Hải.
Theo đó, ông Tiến phải chia cho vợ 1.854.815 cổ phiếu FPT (cổ phiếu phổ thông) bằng một nửa tổng khối lượng cổ phiếu FPT mà ông Tiến đang nắm giữ. Theo giá đóng cửa cổ phiếu FPT phiên ngày 20/3, toàn bộ số cổ phiếu FPT mà bà Hải được chuyển giao trị giá gần 1.000 tỷ đồng.
Bà Lê Thị Hồng Hải không phải là thành viên Hội đồng Quản trị, Ban giám đốc và Ban kiểm soát Công ty FPT nên có toàn quyền bán ra số cổ phiếu này theo giá thị trường. Thông tin này đã tác động đến giao dịch cổ phiếu FPT, phiên 20/3, giá đóng cửa giảm 16.000 đồng, phiên 21/3 giá tụt xuống mức sàn là 534.000 đồng/cổ phiếu, giảm 28.000 đ/cổ phiếu so phiên trước và giảm 118.000 đồng/cổ phiếu so với phiên “hoàng kim” vào đầu năm nay.
Thông tin do Sacombank công bố vào cuối tuần trước về kết quả kinh doanh năm 2006, lợi nhuận năm 2007 sẽ tăng gấp đôi và sẽ mở rộng đầu tư vào bảo hiểm, vàng bạc đá quý và trường đại học đã đẩy giá cổ phiếu STB tăng lên trần 4 phiên liên tiếp (sau khi đã giảm sàn 2 phiên), từ phiên thứ 6 tuần trước đến phiên 21/3 do lệnh đặt mua với giá trần liên tục tăng mạnh.
Tại sàn Tp.HCM, phiên ngày 21/3, chỉ số VN-Index tiếp tục giảm, xuống còn 1.111,63 điểm, giảm 5,62 điểm. Vào giờ đóng cửa, 34 cổ phiếu tăng giá, trong đó 13 cổ phiếu tăng giá lên mức trần, 41 cổ phiếu giảm giá, trong đó có 16 cổ phiếu giảm giá sàn, trong đó có nhiều cổ phiếu giá thấp, “chất lượng” thuộc loại trung bình có giá đóng cửa giảm sàn.
5 chứng khoán có khối lượng giao dịch lớn nhất gồm: STB với 1.984.180 cổ phiếu, BF1 đạt 1.065.990 chứng chỉ quỹ, giá giảm 800 đồng, VF1 đạt 840.630 chứng chỉ quỹ, giá giảm 500 đồng, PPC với 554.490 cổ phiếu, giá giảm 2.000 đồng và BHS đạt 540.510 cổ phiếu, giá giảm 3.000 đồng.
Tổng khối lượng giao dịch cổ phiếu đạt 8,64 triệu cổ phiếu, trị giá đạt 1.060 tỷ đồng, tăng 160 tỷ đồng so với phiên trước, trong đó giao dịch thỏa thuận cổ phiếu đạt 192.800 cổ phiếu, trị giá 30,53 tỷ đồng. Giao dịch chứng chỉ quỹ giảm nhẹ, đạt 1,91 triệu chứng khoán, trị giá 57,19 tỷ đồng, giao dịch trái phiếu tăng gần gấp đôi, lên 258 tỷ đồng.
Nhà đầu tư nước ngoài mua vào với số lượng bằng non nửa so với bán ra, họ mua 57 mã chứng khoán với số lượng 598.860 cổ phiếu, chứng chỉ quỹ, trị giá 90 tỷ đồng, bán ra 40 mã chứng khoán với số lượng 1.119.340 cổ phiếu, chứng chỉ quỹ, trị giá hơn 152 tỷ đồng. Nhà đầu tư nước ngoài còn mua bán thỏa thuận cùng khối 55.000 cổ phiếu SAM, trị giá gần 12 tỷ đồng và 1,055 triệu trái phiếu, trị giá hơn 124 tỷ đồng.
Tại sàn Hà Nội, HASTC-Index cũng giảm 3,14 điểm, còn 442,97 điểm với 60 cổ phiếu giảm giá, 25 cổ phiếu tăng giá và 1 cổ phiếu đứng giá. Giá giảm mạnh nhất là NTP, giảm 12.600 đồng, tiếp đến là SD5 giảm 10.000 đồng, SD6 giảm 9.200 đồng, EBS giảm 7.500 đồng và SD7 giảm 7.200 đồng.
Giá tăng nhiều nhất là S99 với mức tăng 14.700 đồng, S55 tăng 10.900 đồng, ILC tăng 9.900 đồng.
Nhà đầu tư nước ngoài mua vào 15 mã chứng khoán, mua nhiều nhất là 20.000 HPC và 8.400 ICF, bán ra 7 mã chứng khoán, nhiều nhất là 30.000 SSI và 5.000 VNC. Tổng số lượng giao dịch đạt 2,229 triệu cổ phiếu, trị giá 301,275 tỷ đồng.
Chỉ số giá chứng khoán tiếp tục giảm, nhưng giảm chậm lại so với phiên trước.
Đầu giờ phiên giao dịch, trong lúc xếp hàng chờ đặt lệnh tại các công ty chứng khoán ở Tp.HCM, nhiều nhà đầu tư bàn luận về một vụ án ly hôn “đắt giá” nhất Việt Nam từ trước đến nay: theo quyết định của tòa án xét xử vụ ly hôn giữa ông Lê Quang Tiến, Phó chủ tịch Hội đồng Quản trị kiêm Phó tổng giám đốc Công ty FPT và vợ ông là bà Lê Thị Hồng Hải.
Theo đó, ông Tiến phải chia cho vợ 1.854.815 cổ phiếu FPT (cổ phiếu phổ thông) bằng một nửa tổng khối lượng cổ phiếu FPT mà ông Tiến đang nắm giữ. Theo giá đóng cửa cổ phiếu FPT phiên ngày 20/3, toàn bộ số cổ phiếu FPT mà bà Hải được chuyển giao trị giá gần 1.000 tỷ đồng.
Bà Lê Thị Hồng Hải không phải là thành viên Hội đồng Quản trị, Ban giám đốc và Ban kiểm soát Công ty FPT nên có toàn quyền bán ra số cổ phiếu này theo giá thị trường. Thông tin này đã tác động đến giao dịch cổ phiếu FPT, phiên 20/3, giá đóng cửa giảm 16.000 đồng, phiên 21/3 giá tụt xuống mức sàn là 534.000 đồng/cổ phiếu, giảm 28.000 đ/cổ phiếu so phiên trước và giảm 118.000 đồng/cổ phiếu so với phiên “hoàng kim” vào đầu năm nay.
Thông tin do Sacombank công bố vào cuối tuần trước về kết quả kinh doanh năm 2006, lợi nhuận năm 2007 sẽ tăng gấp đôi và sẽ mở rộng đầu tư vào bảo hiểm, vàng bạc đá quý và trường đại học đã đẩy giá cổ phiếu STB tăng lên trần 4 phiên liên tiếp (sau khi đã giảm sàn 2 phiên), từ phiên thứ 6 tuần trước đến phiên 21/3 do lệnh đặt mua với giá trần liên tục tăng mạnh.
Tại sàn Tp.HCM, phiên ngày 21/3, chỉ số VN-Index tiếp tục giảm, xuống còn 1.111,63 điểm, giảm 5,62 điểm. Vào giờ đóng cửa, 34 cổ phiếu tăng giá, trong đó 13 cổ phiếu tăng giá lên mức trần, 41 cổ phiếu giảm giá, trong đó có 16 cổ phiếu giảm giá sàn, trong đó có nhiều cổ phiếu giá thấp, “chất lượng” thuộc loại trung bình có giá đóng cửa giảm sàn.
5 chứng khoán có khối lượng giao dịch lớn nhất gồm: STB với 1.984.180 cổ phiếu, BF1 đạt 1.065.990 chứng chỉ quỹ, giá giảm 800 đồng, VF1 đạt 840.630 chứng chỉ quỹ, giá giảm 500 đồng, PPC với 554.490 cổ phiếu, giá giảm 2.000 đồng và BHS đạt 540.510 cổ phiếu, giá giảm 3.000 đồng.
Tổng khối lượng giao dịch cổ phiếu đạt 8,64 triệu cổ phiếu, trị giá đạt 1.060 tỷ đồng, tăng 160 tỷ đồng so với phiên trước, trong đó giao dịch thỏa thuận cổ phiếu đạt 192.800 cổ phiếu, trị giá 30,53 tỷ đồng. Giao dịch chứng chỉ quỹ giảm nhẹ, đạt 1,91 triệu chứng khoán, trị giá 57,19 tỷ đồng, giao dịch trái phiếu tăng gần gấp đôi, lên 258 tỷ đồng.
Nhà đầu tư nước ngoài mua vào với số lượng bằng non nửa so với bán ra, họ mua 57 mã chứng khoán với số lượng 598.860 cổ phiếu, chứng chỉ quỹ, trị giá 90 tỷ đồng, bán ra 40 mã chứng khoán với số lượng 1.119.340 cổ phiếu, chứng chỉ quỹ, trị giá hơn 152 tỷ đồng. Nhà đầu tư nước ngoài còn mua bán thỏa thuận cùng khối 55.000 cổ phiếu SAM, trị giá gần 12 tỷ đồng và 1,055 triệu trái phiếu, trị giá hơn 124 tỷ đồng.
Tại sàn Hà Nội, HASTC-Index cũng giảm 3,14 điểm, còn 442,97 điểm với 60 cổ phiếu giảm giá, 25 cổ phiếu tăng giá và 1 cổ phiếu đứng giá. Giá giảm mạnh nhất là NTP, giảm 12.600 đồng, tiếp đến là SD5 giảm 10.000 đồng, SD6 giảm 9.200 đồng, EBS giảm 7.500 đồng và SD7 giảm 7.200 đồng.
Giá tăng nhiều nhất là S99 với mức tăng 14.700 đồng, S55 tăng 10.900 đồng, ILC tăng 9.900 đồng.
Nhà đầu tư nước ngoài mua vào 15 mã chứng khoán, mua nhiều nhất là 20.000 HPC và 8.400 ICF, bán ra 7 mã chứng khoán, nhiều nhất là 30.000 SSI và 5.000 VNC. Tổng số lượng giao dịch đạt 2,229 triệu cổ phiếu, trị giá 301,275 tỷ đồng.