Chứng khoán khẳng định vai trò kênh dẫn vốn dài hạn
Tổng giá trị cổ phiếu niêm yết của cả hai trung tâm giao dịch chứng khoán hiện đã tăng gần 20 lần so với cuối năm 2005
Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán và lãnh đạo các ban chức năng của Ủy ban đã tham dự buổi sinh hoạt nghiệp vụ đầu tiên của Câu lạc bộ Nhà báo chứng khoán Việt Nam (SJCV) chiều ngày 1/8, với chủ đề “Thị trường chứng khoán Việt Nam 7 tháng đầu năm 2007 và các giải pháp thúc đẩy thị trường phát triển”.
Thị trường chứng khoán Việt Nam trong 7 tháng đầu năm 2007 được đánh giá là có tốc độ phát triển khá nhanh và ngày càng khẳng định rõ nét vai trò huy động vốn trung và dài hạn cho nền kinh tế.
Tính đến ngày 27/7/2007, tổng giá trị cổ phiếu niêm yết của cả hai trung tâm giao dịch chứng khoán đạt 280.396 tỷ đồng, tương đương 17,5 tỷ USD, chiếm 28,8% GDP năm 2006 và tăng gần 20 lần so với cuối năm 2005.
Theo đánh giá của Ủy ban Chứng khoán, quy mô thị trường cổ phiếu tăng nhanh như vậy là do số lượng cổ phiếu giao dịch tăng 8 lần, quy mô công ty niêm yết và giá cổ phiếu đều tăng gấp 2 lần.
Nhận xét về diễn biến giao dịch trong 7 tháng đầu năm 2007 tại Sở Giao dịch Chứng khoán Tp.HCM, ông Vũ Bằng, Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán, cho rằng những biến động tăng giảm trên thị trường theo từng chu kỳ.
Giai đoạn từ ngày 2/1/2007 đến 12/3/2007 được coi là giai đoạn mà giá các loại chứng khoán tăng liên tục, tổng khối lượng giao dịch của toàn thị trường tăng trưởng mạnh và đạt mức giao dịch bình quân khoảng 8 triệu cổ phiếu/phiên giao dịch.
Kết thúc giai đoạn tăng trưởng, thị trường chuyển sang giai đoạn điều chỉnh giảm, từ 12/3/2007 đến 24/4/2007 và có sự tăng giảm xen kẽ trong giai đoạn từ 24/4/2007 đến hết tháng 6/2007.
Vào phiên cuối cùng của tháng 7, chỉ số VN-Index đã giảm xuống ngưỡng gần 900 điểm, chỉ còn 904,02 điểm. Với trung tâm giao dịch chứng khoán Hà Nội, diễn biến giao dịch cũng có những biến động theo chu kỳ tương tự. Và kết thúc tháng 7, chỉ số HASTC-Index dừng ở mức 253,57 điểm.
Tuy nhiên, theo ông Bằng, sự điều chỉnh này chỉ là tạm thời và là kết quả tất yếu sau một giai đoạn tăng trưởng nóng. Ngoài lý do chu kỳ, những nguyên nhân khác của sự sụt giảm thị trường như hiện nay cũng được Ủy ban Chứng khoán nói tới gồm: tâm lý các nhà đầu tư chưa ổn định, cung - cầu của thị trường mất cân đối và không loại trừ tác động của chính sách của ngân hàng.
Ủy ban Chứng khoán nhận định với tình hình hoạt động niêm yết tốt, tăng trưởng kinh tế tốt, sắp tới nhiều doanh nghiệp lớn cổ phần hóa và hàng hóa đưa ra thị trường sẽ tốt hơn.
“Tôi tin là thị trường chứng khoán Việt Nam có nhiều cơ hội để phát triển và các luồng vốn nước ngoài vào Việt Nam đang tiếp tục đang gia tăng. Qua cấp phép cho các tổ chức lưu ký nước ngoài và qua làm việc với các tập đoàn nước ngoài gần đây, Ủy ban Chứng khoán nhận thấy rằng, sự quan tâm của các nhà đầu tư đến thị trường chứng khoán Việt Nam, đặc biệt là trong kinh doanh chứng khoán là khá lớn.
Nhu cầu được tham gia liên doanh trong lĩnh vực kinh doanh chứng khoán bắt đầu xuất hiện nhiều hơn, trong đó có các gương mặt lớn như Goldman Sasch, Merrill Lynch. Các nhà tài trợ cũng đánh giá cao tương lai sáng lạn của thị trường chứng khoán Việt Nam”, ông Bằng nói.
Trong 7 tháng đầu năm 2007, số lượng doanh nghiệp phát hành cổ phiếu ra công chúng để huy động vốn tăng rất nhanh. Từ đầu năm đến nay, đã có 66 công ty cổ phần phát hành chứng khoán ra công chúng với tổng khối lượng phát hành lên tới 1.137.288.000 cổ phiếu, tương đương giá trị phát hành hơn 30 nghìn tỷ đồng.
Đây là một con số khá lớn so với cả năm 2006 và khẳng định thị trường chứng khoán đang ngày càng chứng minh vai trò kênh dẫn vốn trung và dài hạn cho nền kinh tế.
Theo thống kê của Ủy ban Chứng khoán, tính đến thời điểm này có tới 201.724 tài khoản giao dịch của nhà đầu tư, tăng gần gấp 2 lần so với cuối năm 2006. Số lượng cổ phiếu niêm yết do nhà đầu tư nước ngoài nắm giữ khoảng 25-30%, trong đó có một số nhà đầu tư quốc tế lớn như: JP Morgan, Merrill Lynch, Citigroup...
Cũng trong giai đoạn nửa đầu năm 2007 này, giao dịch của các nhà đầu tư nước ngoài đã thể hiện xu hướng mua vào khá rõ trên cả hai trung tâm giao dịch chứng khoán Hà Nội và Tp.HCM, trong đó tại Tp.HCM khối lượng mua vào 184 triệu cổ phiếu gấp 1,7 lần khối lượng bán ra (108 triệu cổ phiếu), tại Hà Nội khối lượng mua vào (29 triệu cổ phiếu) gấp 2,8 lần bán ra (10 triệu cổ phiếu).
Trong thời gian tới, Ủy ban Chứng khoán sẽ tiếp tục triển khai hàng loạt các giải pháp. Trong đó, ưu tiên việc hoàn thiện khung pháp lý, chính sách cho thị trường chứng khoán, đặc biệt là việc quản lý và giám sát thị trường.
Ủy ban cũng sẽ tiếp tục hoàn chỉnh và ban hành các văn bản hướng dẫn Luật Chứng khoán như quy chế đăng ký, lưu ký thanh toán bù trừ, quy chế về hướng dẫn và hoạt động đầu tư và cung cấp dịch vụ chứng khoán của nhà đầu tư nước ngoài trên thị trường chứng khoán Việt Nam và thông tư hướng dẫn về xử phạt hành chính trong lĩnh vực chứng khoán.
Điểm đáng lưu ý là từ nay đến cuối năm, cơ quan này sẽ trình Thủ tướng chỉ thị về phát hành riêng lẻ và triển khai gấp việc xây dựng Nghị định phát hành chứng khoán riêng lẻ.
Đồng thời, đề án giám sát rủi ro trên thị trường chứng khoán và xử lý chống khủng hoảng cũng sẽ được Ủy ban Chứng khoán hoàn chỉnh để trình Thủ tướng phê duyệt cũng như nghiên cứu đề xuất các hoạt động Repo, tài khoản ký quỹ.
Ngoài ra, Ủy ban Chứng khoán cũng sẽ triển khai một số giải pháp quan trọng khác như: tiếp tục tăng cung hàng hóa cho thị trường, hoàn thiện hệ thống giao dịch của các trung tâm giao dịch chứng khoán, đào tạo tuyên truyền về tình hình thị trường chứng khoán và tăng cường hội nhập.
Thị trường chứng khoán Việt Nam trong 7 tháng đầu năm 2007 được đánh giá là có tốc độ phát triển khá nhanh và ngày càng khẳng định rõ nét vai trò huy động vốn trung và dài hạn cho nền kinh tế.
Tính đến ngày 27/7/2007, tổng giá trị cổ phiếu niêm yết của cả hai trung tâm giao dịch chứng khoán đạt 280.396 tỷ đồng, tương đương 17,5 tỷ USD, chiếm 28,8% GDP năm 2006 và tăng gần 20 lần so với cuối năm 2005.
Theo đánh giá của Ủy ban Chứng khoán, quy mô thị trường cổ phiếu tăng nhanh như vậy là do số lượng cổ phiếu giao dịch tăng 8 lần, quy mô công ty niêm yết và giá cổ phiếu đều tăng gấp 2 lần.
Nhận xét về diễn biến giao dịch trong 7 tháng đầu năm 2007 tại Sở Giao dịch Chứng khoán Tp.HCM, ông Vũ Bằng, Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán, cho rằng những biến động tăng giảm trên thị trường theo từng chu kỳ.
Giai đoạn từ ngày 2/1/2007 đến 12/3/2007 được coi là giai đoạn mà giá các loại chứng khoán tăng liên tục, tổng khối lượng giao dịch của toàn thị trường tăng trưởng mạnh và đạt mức giao dịch bình quân khoảng 8 triệu cổ phiếu/phiên giao dịch.
Kết thúc giai đoạn tăng trưởng, thị trường chuyển sang giai đoạn điều chỉnh giảm, từ 12/3/2007 đến 24/4/2007 và có sự tăng giảm xen kẽ trong giai đoạn từ 24/4/2007 đến hết tháng 6/2007.
Vào phiên cuối cùng của tháng 7, chỉ số VN-Index đã giảm xuống ngưỡng gần 900 điểm, chỉ còn 904,02 điểm. Với trung tâm giao dịch chứng khoán Hà Nội, diễn biến giao dịch cũng có những biến động theo chu kỳ tương tự. Và kết thúc tháng 7, chỉ số HASTC-Index dừng ở mức 253,57 điểm.
Tuy nhiên, theo ông Bằng, sự điều chỉnh này chỉ là tạm thời và là kết quả tất yếu sau một giai đoạn tăng trưởng nóng. Ngoài lý do chu kỳ, những nguyên nhân khác của sự sụt giảm thị trường như hiện nay cũng được Ủy ban Chứng khoán nói tới gồm: tâm lý các nhà đầu tư chưa ổn định, cung - cầu của thị trường mất cân đối và không loại trừ tác động của chính sách của ngân hàng.
Ủy ban Chứng khoán nhận định với tình hình hoạt động niêm yết tốt, tăng trưởng kinh tế tốt, sắp tới nhiều doanh nghiệp lớn cổ phần hóa và hàng hóa đưa ra thị trường sẽ tốt hơn.
“Tôi tin là thị trường chứng khoán Việt Nam có nhiều cơ hội để phát triển và các luồng vốn nước ngoài vào Việt Nam đang tiếp tục đang gia tăng. Qua cấp phép cho các tổ chức lưu ký nước ngoài và qua làm việc với các tập đoàn nước ngoài gần đây, Ủy ban Chứng khoán nhận thấy rằng, sự quan tâm của các nhà đầu tư đến thị trường chứng khoán Việt Nam, đặc biệt là trong kinh doanh chứng khoán là khá lớn.
Nhu cầu được tham gia liên doanh trong lĩnh vực kinh doanh chứng khoán bắt đầu xuất hiện nhiều hơn, trong đó có các gương mặt lớn như Goldman Sasch, Merrill Lynch. Các nhà tài trợ cũng đánh giá cao tương lai sáng lạn của thị trường chứng khoán Việt Nam”, ông Bằng nói.
Trong 7 tháng đầu năm 2007, số lượng doanh nghiệp phát hành cổ phiếu ra công chúng để huy động vốn tăng rất nhanh. Từ đầu năm đến nay, đã có 66 công ty cổ phần phát hành chứng khoán ra công chúng với tổng khối lượng phát hành lên tới 1.137.288.000 cổ phiếu, tương đương giá trị phát hành hơn 30 nghìn tỷ đồng.
Đây là một con số khá lớn so với cả năm 2006 và khẳng định thị trường chứng khoán đang ngày càng chứng minh vai trò kênh dẫn vốn trung và dài hạn cho nền kinh tế.
Theo thống kê của Ủy ban Chứng khoán, tính đến thời điểm này có tới 201.724 tài khoản giao dịch của nhà đầu tư, tăng gần gấp 2 lần so với cuối năm 2006. Số lượng cổ phiếu niêm yết do nhà đầu tư nước ngoài nắm giữ khoảng 25-30%, trong đó có một số nhà đầu tư quốc tế lớn như: JP Morgan, Merrill Lynch, Citigroup...
Cũng trong giai đoạn nửa đầu năm 2007 này, giao dịch của các nhà đầu tư nước ngoài đã thể hiện xu hướng mua vào khá rõ trên cả hai trung tâm giao dịch chứng khoán Hà Nội và Tp.HCM, trong đó tại Tp.HCM khối lượng mua vào 184 triệu cổ phiếu gấp 1,7 lần khối lượng bán ra (108 triệu cổ phiếu), tại Hà Nội khối lượng mua vào (29 triệu cổ phiếu) gấp 2,8 lần bán ra (10 triệu cổ phiếu).
Trong thời gian tới, Ủy ban Chứng khoán sẽ tiếp tục triển khai hàng loạt các giải pháp. Trong đó, ưu tiên việc hoàn thiện khung pháp lý, chính sách cho thị trường chứng khoán, đặc biệt là việc quản lý và giám sát thị trường.
Ủy ban cũng sẽ tiếp tục hoàn chỉnh và ban hành các văn bản hướng dẫn Luật Chứng khoán như quy chế đăng ký, lưu ký thanh toán bù trừ, quy chế về hướng dẫn và hoạt động đầu tư và cung cấp dịch vụ chứng khoán của nhà đầu tư nước ngoài trên thị trường chứng khoán Việt Nam và thông tư hướng dẫn về xử phạt hành chính trong lĩnh vực chứng khoán.
Điểm đáng lưu ý là từ nay đến cuối năm, cơ quan này sẽ trình Thủ tướng chỉ thị về phát hành riêng lẻ và triển khai gấp việc xây dựng Nghị định phát hành chứng khoán riêng lẻ.
Đồng thời, đề án giám sát rủi ro trên thị trường chứng khoán và xử lý chống khủng hoảng cũng sẽ được Ủy ban Chứng khoán hoàn chỉnh để trình Thủ tướng phê duyệt cũng như nghiên cứu đề xuất các hoạt động Repo, tài khoản ký quỹ.
Ngoài ra, Ủy ban Chứng khoán cũng sẽ triển khai một số giải pháp quan trọng khác như: tiếp tục tăng cung hàng hóa cho thị trường, hoàn thiện hệ thống giao dịch của các trung tâm giao dịch chứng khoán, đào tạo tuyên truyền về tình hình thị trường chứng khoán và tăng cường hội nhập.