Chứng khoán Mỹ sụt giảm mạnh vì giá dầu tăng vọt
Ngày 22/9, chứng khoán Mỹ sụt giảm mạnh vì giá dầu tăng vọt và kế hoạch giải cứu thị trường tài chính vẫn bế tắc
Ngày 22/9, chứng khoán Mỹ sụt giảm mạnh vì giá dầu tăng vọt và kế hoạch giải cứu thị trường tài chính vẫn bế tắc.
Chứng khoán Mỹ: Sụt giảm mạnh vì gói hỗ trợ khối tài chính vẫn "bất động"
USD mất giá mạnh so với một số ngoại tệ mạnh khác đã đẩy giá dầu thô kỳ hạn giao tháng 10 tại NYMEX trong ngày 22/9 tăng vọt thêm 16,37 USD/thùng, tương đương 15,66%, đóng cửa ngày giao dịch ở mức 120,92 USD/thùng.
Hôm thứ Hai, Ủy ban Giao dịch và Chứng khoán Mỹ (SEC) tiếp tục bổ sung thêm 30 mã chứng khoán trong danh sánh các cổ phiếu không được bán khống. Trong số 30 mã này có sự xuất hiện của cổ phiếu các tập đoàn lớn ở Mỹ như General Electric (GE), General Motors (GM), American Express…
Bên cạnh đó, các cổ phiếu ngân hàng Canada, Nhật đang niêm yết trên Sở Giao dịch Chứng khoán New York (NYSE) cũng được đưa vào danh sách bảo vệ, trong đó có cổ phiếu của Bank of Montreal (BMO), Toronto Dominion Bank (TD), Canadian Imperial Bank of Commerce (CM) hay Mizuho Financial Group (MFG)…
Như vậy, tính đến ngày 22/9, SEC đã đưa 829 mã chứng khoán của các tập đoàn đang niêm yết trên sàn chứng khoán Mỹ vào diện bảo vệ đặc biệt nhằm ngăn chặn giới đầu cơ lợi dụng tình hình biến động để bán khống cổ phiếu, đẩy giá các cổ phiếu chìm sâu thêm.
Thông tin đáng chú ý trong ngày liên quan đến kế hoạch giải cứu các định chế tài chính Mỹ, nguồn tin mới nhất từ hãng CNBC cho hay, các hạ nghị sỹ đảng Dân chủ yêu cầu Bộ Tài chính nước này phải bổ sung thêm đối tượng được nhận hỗ trợ từ gói hỗ trợ 700 tỷ USD mà Bộ này vừa trình lên.
Các hạ nghị sỹ đảng Dân chủ cho rằng, đối tượng nhận hỗ trợ cần phải mở rộng để người mua nhà thế chấp, tín chấp cũng được hưởng lợi nhằm tránh làn sóng tịch biên nhà xẩy ra, thay vì chỉ các định chế tài chính được nhận hỗ trợ từ Chính phủ.
Liên quan đến hai ngân hàng đầu tư của Mỹ, Goldman Sachs và Morgan Stanley vừa được Cục Dự trữ Liên bang Mỹ cho phép chuyển đổi sang mô hình tập đoàn ngân hàng mẹ (bank holding company).
Theo đó, sự chuyển đổi này sẽ cho phép Goldman Sachs và Morgan Stanley thành lập các chi nhánh là ngân hàng thương mại để thu hút tiền gửi tiết kiệm của khách hàng cũng như thực hiện các nghiệp vụ khác theo đúng chức năng của một ngân hàng thương mại.
Trong khi đó, chứng khoán Mỹ phiên giao dịch đầu tuần đã bất ngờ sụt giảm mạnh do gói hỗ trợ cho thị trường tài chính vẫn chưa được Quốc hội nước này thông qua, bên cạnh đó, giá dầu đã tăng kỷ lục trong một ngày khiến tâm lý lo lắng bao trùm lên Phố Wall.
Bất chấp việc 829 cổ phiếu, trong đó có các cổ phiếu blue-chip được bảo vệ bằng cách không cho phép bán khống, nhưng thị trường vẫn chứng kiến một ngày lệnh bán áp đảo lệnh mua nên đã đẩy nhiều cổ phiếu giảm mạnh. Trong đó, cổ phiếu của Wachovia mất 21,01%, JPMorgan giảm 13,28%, Washington Mutual trượt 21,65%, Goldman Sachs giảm 6,95%...
Kết thúc ngày giao dịch, chỉ số công nghiệp Dow Jones sụt giảm 372,75 điểm, tương đương -3,27%, đóng cửa ở mức 11.015,69.
Chỉ số Nasdaq phiên này mất 94,92 điểm, tương ứng -4,17%, chốt ở mức 2.178,98.
Cuối cùng, chỉ số S&P 500 trượt 47,99 điểm, tương đương -3,82%, đóng cửa ở mức 1.207,09.
Chứng khoán châu Âu: Khối ngân hàng giảm điểm mạnh
Chứng khoán châu Âu phiên giao dịch đầu tuần đã mất điểm sau khi tăng mạnh phiên trước đó. Lo ngại việc chậm trễ thông qua kế hoạch có trị giá 700 tỷ USD để giải cứu thị trường tài chính Mỹ là nguyên nhân cơ bản khiến chứng khoán khu vực đi xuống.
Bất chấp việc ban bố lệnh cấm bán khống đối với cổ phiếu khối tài chính nhưng trong phiên này, cổ phiếu khối ngân hàng vẫn giảm điểm mạnh, trong đó, cổ phiếu của HSBC giảm 5%, cổ phiếu Societe Generale mất 4%, HBOS trượt 4%...
Kết thúc ngày giao dịch, chỉ số FTSE 100 của Anh mất 75,04 điểm, tương đương -1,41%, đóng cửa ở mức 5.236,26, khối lượng giao dịch phiên này đạt 2,3 tỷ cổ phiếu.
Chỉ số DAX của Đức phiên đầu tuần giảm 1,32%, khối lượng giao dịch đạt 77,4 triệu cổ phiếu. Chỉ số CAC 40 của Pháp trượt 2,34%, khối lượng giao dịch đạt 210 triệu cổ phiếu.
Chứng khoán châu Á: Ấn tượng Trung Quốc
Chứng khoán châu Á đã đồng loạt lên điểm ở nhiều thị trường, chủ yếu do những tín hiệu tích cực hơn phát đi từ Mỹ với gói hỗ trợ mới cho thị trường tài chính. Riêng thị trường Trung Quốc trong phiên này đã tăng hơn 7% trước thông tin Chính phủ nước này đưa ra gói hỗ trợ để cứ thị trường chứng khoán.
Chứng khoán Nhật phiên giao dịch hôm thứ Hai đã tiếp tục khởi sắc và đóng cửa ngày giao dịch ở mức cao nhất trong vòng 1 tuần qua.
Hy vọng gói hỗ trợ trị giá 700 tỷ USD của Chính phủ Mỹ có thể được thông qua để mua lại các khoản nợ xấu của các định chế tài chính, giúp chặn đứng cuộc khủng hoảng tài chính lan rộng, đã giúp chứng khoán Nhật lên điểm trong phiên này.
Bên cạnh đó, đà tăng ấn tượng của cổ phiếu khối ngân hàng cũng là nhân tố tích cực hỗ trợ thị trường khởi sắc, trong đó đáng chú ý nhất là sức tăng 9,6% của cổ phiếu Nomura Holdings nhờ thông tin hãng này đã giành quyền kiểm soát Lehman Brothers tại khu vực châu Á và châu Âu.
Kết thúc ngày giao dịch, chỉ số Nikkei 225 tăng 169,73 điểm, tương ứng 1,42%, lên 12.090,59 điểm, khối lượng giao dịch đạt 2 tỷ cổ phiếu, thị trường có 846 lên điểm so với 779 mất điểm.
Điểm qua các chỉ số khác: chỉ số Taiwan Weighted của Đài Loan phiên đầu tuần tăng 2,35%. Chỉ số KOSPI của Hàn Quốc lên 0,31%. Chỉ số Straits Times của Singapore giảm 0,63%. Chỉ số Hang Seng của Hồng Kông tiếp tục tăng 1,58%.
Chứng khoán Trung Quốc tiếp tục tăng mạnh phiên giao dịch đầu tuần sau khi Chính phủ nước này thông báo hỗ trợ thị trường, bao gồm cả việc mua lại cổ phiếu các ngân hàng cổ phần do nhà nước nắm quyền chi phối.
Giới đầu tư ở Trung Quốc đã tăng mạnh các lệnh mua đối với cổ phiếu khối ngân hàng, các công ty khai thác vàng,… Điều này đã giúp một số mã tăng kịch trần, trong đó cổ phiếu của cổ phiếu Ngân hàng Trung Quốc, Ngân hàng Công Thương Trung Quốc, Ngân hàng Xây dựng Trung Quốc tăng 10%, trong khi đó cổ phiếu của hai công ty khai thác vàng như Zhongjin Gold và Shandong Gold cũng tăng 10%.
Kết thúc ngày giao dịch, chỉ số Shanghai Composite tăng 161,32 điểm, tương đương 7,77%, đóng cửa ngày giao dịch ở mức 2.236,41.
Chứng khoán Mỹ: Sụt giảm mạnh vì gói hỗ trợ khối tài chính vẫn "bất động"
USD mất giá mạnh so với một số ngoại tệ mạnh khác đã đẩy giá dầu thô kỳ hạn giao tháng 10 tại NYMEX trong ngày 22/9 tăng vọt thêm 16,37 USD/thùng, tương đương 15,66%, đóng cửa ngày giao dịch ở mức 120,92 USD/thùng.
Hôm thứ Hai, Ủy ban Giao dịch và Chứng khoán Mỹ (SEC) tiếp tục bổ sung thêm 30 mã chứng khoán trong danh sánh các cổ phiếu không được bán khống. Trong số 30 mã này có sự xuất hiện của cổ phiếu các tập đoàn lớn ở Mỹ như General Electric (GE), General Motors (GM), American Express…
Bên cạnh đó, các cổ phiếu ngân hàng Canada, Nhật đang niêm yết trên Sở Giao dịch Chứng khoán New York (NYSE) cũng được đưa vào danh sách bảo vệ, trong đó có cổ phiếu của Bank of Montreal (BMO), Toronto Dominion Bank (TD), Canadian Imperial Bank of Commerce (CM) hay Mizuho Financial Group (MFG)…
Như vậy, tính đến ngày 22/9, SEC đã đưa 829 mã chứng khoán của các tập đoàn đang niêm yết trên sàn chứng khoán Mỹ vào diện bảo vệ đặc biệt nhằm ngăn chặn giới đầu cơ lợi dụng tình hình biến động để bán khống cổ phiếu, đẩy giá các cổ phiếu chìm sâu thêm.
Thông tin đáng chú ý trong ngày liên quan đến kế hoạch giải cứu các định chế tài chính Mỹ, nguồn tin mới nhất từ hãng CNBC cho hay, các hạ nghị sỹ đảng Dân chủ yêu cầu Bộ Tài chính nước này phải bổ sung thêm đối tượng được nhận hỗ trợ từ gói hỗ trợ 700 tỷ USD mà Bộ này vừa trình lên.
Các hạ nghị sỹ đảng Dân chủ cho rằng, đối tượng nhận hỗ trợ cần phải mở rộng để người mua nhà thế chấp, tín chấp cũng được hưởng lợi nhằm tránh làn sóng tịch biên nhà xẩy ra, thay vì chỉ các định chế tài chính được nhận hỗ trợ từ Chính phủ.
Liên quan đến hai ngân hàng đầu tư của Mỹ, Goldman Sachs và Morgan Stanley vừa được Cục Dự trữ Liên bang Mỹ cho phép chuyển đổi sang mô hình tập đoàn ngân hàng mẹ (bank holding company).
Theo đó, sự chuyển đổi này sẽ cho phép Goldman Sachs và Morgan Stanley thành lập các chi nhánh là ngân hàng thương mại để thu hút tiền gửi tiết kiệm của khách hàng cũng như thực hiện các nghiệp vụ khác theo đúng chức năng của một ngân hàng thương mại.
Trong khi đó, chứng khoán Mỹ phiên giao dịch đầu tuần đã bất ngờ sụt giảm mạnh do gói hỗ trợ cho thị trường tài chính vẫn chưa được Quốc hội nước này thông qua, bên cạnh đó, giá dầu đã tăng kỷ lục trong một ngày khiến tâm lý lo lắng bao trùm lên Phố Wall.
Bất chấp việc 829 cổ phiếu, trong đó có các cổ phiếu blue-chip được bảo vệ bằng cách không cho phép bán khống, nhưng thị trường vẫn chứng kiến một ngày lệnh bán áp đảo lệnh mua nên đã đẩy nhiều cổ phiếu giảm mạnh. Trong đó, cổ phiếu của Wachovia mất 21,01%, JPMorgan giảm 13,28%, Washington Mutual trượt 21,65%, Goldman Sachs giảm 6,95%...
Kết thúc ngày giao dịch, chỉ số công nghiệp Dow Jones sụt giảm 372,75 điểm, tương đương -3,27%, đóng cửa ở mức 11.015,69.
Chỉ số Nasdaq phiên này mất 94,92 điểm, tương ứng -4,17%, chốt ở mức 2.178,98.
Cuối cùng, chỉ số S&P 500 trượt 47,99 điểm, tương đương -3,82%, đóng cửa ở mức 1.207,09.
Chứng khoán châu Âu: Khối ngân hàng giảm điểm mạnh
Chứng khoán châu Âu phiên giao dịch đầu tuần đã mất điểm sau khi tăng mạnh phiên trước đó. Lo ngại việc chậm trễ thông qua kế hoạch có trị giá 700 tỷ USD để giải cứu thị trường tài chính Mỹ là nguyên nhân cơ bản khiến chứng khoán khu vực đi xuống.
Bất chấp việc ban bố lệnh cấm bán khống đối với cổ phiếu khối tài chính nhưng trong phiên này, cổ phiếu khối ngân hàng vẫn giảm điểm mạnh, trong đó, cổ phiếu của HSBC giảm 5%, cổ phiếu Societe Generale mất 4%, HBOS trượt 4%...
Kết thúc ngày giao dịch, chỉ số FTSE 100 của Anh mất 75,04 điểm, tương đương -1,41%, đóng cửa ở mức 5.236,26, khối lượng giao dịch phiên này đạt 2,3 tỷ cổ phiếu.
Chỉ số DAX của Đức phiên đầu tuần giảm 1,32%, khối lượng giao dịch đạt 77,4 triệu cổ phiếu. Chỉ số CAC 40 của Pháp trượt 2,34%, khối lượng giao dịch đạt 210 triệu cổ phiếu.
Chứng khoán châu Á: Ấn tượng Trung Quốc
Chứng khoán châu Á đã đồng loạt lên điểm ở nhiều thị trường, chủ yếu do những tín hiệu tích cực hơn phát đi từ Mỹ với gói hỗ trợ mới cho thị trường tài chính. Riêng thị trường Trung Quốc trong phiên này đã tăng hơn 7% trước thông tin Chính phủ nước này đưa ra gói hỗ trợ để cứ thị trường chứng khoán.
Chứng khoán Nhật phiên giao dịch hôm thứ Hai đã tiếp tục khởi sắc và đóng cửa ngày giao dịch ở mức cao nhất trong vòng 1 tuần qua.
Hy vọng gói hỗ trợ trị giá 700 tỷ USD của Chính phủ Mỹ có thể được thông qua để mua lại các khoản nợ xấu của các định chế tài chính, giúp chặn đứng cuộc khủng hoảng tài chính lan rộng, đã giúp chứng khoán Nhật lên điểm trong phiên này.
Bên cạnh đó, đà tăng ấn tượng của cổ phiếu khối ngân hàng cũng là nhân tố tích cực hỗ trợ thị trường khởi sắc, trong đó đáng chú ý nhất là sức tăng 9,6% của cổ phiếu Nomura Holdings nhờ thông tin hãng này đã giành quyền kiểm soát Lehman Brothers tại khu vực châu Á và châu Âu.
Kết thúc ngày giao dịch, chỉ số Nikkei 225 tăng 169,73 điểm, tương ứng 1,42%, lên 12.090,59 điểm, khối lượng giao dịch đạt 2 tỷ cổ phiếu, thị trường có 846 lên điểm so với 779 mất điểm.
Điểm qua các chỉ số khác: chỉ số Taiwan Weighted của Đài Loan phiên đầu tuần tăng 2,35%. Chỉ số KOSPI của Hàn Quốc lên 0,31%. Chỉ số Straits Times của Singapore giảm 0,63%. Chỉ số Hang Seng của Hồng Kông tiếp tục tăng 1,58%.
Chứng khoán Trung Quốc tiếp tục tăng mạnh phiên giao dịch đầu tuần sau khi Chính phủ nước này thông báo hỗ trợ thị trường, bao gồm cả việc mua lại cổ phiếu các ngân hàng cổ phần do nhà nước nắm quyền chi phối.
Giới đầu tư ở Trung Quốc đã tăng mạnh các lệnh mua đối với cổ phiếu khối ngân hàng, các công ty khai thác vàng,… Điều này đã giúp một số mã tăng kịch trần, trong đó cổ phiếu của cổ phiếu Ngân hàng Trung Quốc, Ngân hàng Công Thương Trung Quốc, Ngân hàng Xây dựng Trung Quốc tăng 10%, trong khi đó cổ phiếu của hai công ty khai thác vàng như Zhongjin Gold và Shandong Gold cũng tăng 10%.
Kết thúc ngày giao dịch, chỉ số Shanghai Composite tăng 161,32 điểm, tương đương 7,77%, đóng cửa ngày giao dịch ở mức 2.236,41.
Thị trường |
Chỉ số |
Phiên trước | Đóng cửa | Tăng / giảm (điểm) | Tăng / giảm (%) |
Mỹ | Dow Jones | 11.388,44 | 11.015,69 | 372,75 | 3,27 |
Nasdaq | 2.273,90 | 2.178,98 | 94,92 | 4,17 | |
S&P 500 | 1.255,08 | 1.207,09 | 47,99 | 3,82 | |
Anh | FTSE 100 | 5.311,30 | 5.236,26 | 75,04 | 1,41 |
Đức | DAX | 6.189.53 | 6.107,75 | 81,78 | 1,32 |
Pháp | CAC 40 | 4.324.87 | 4.223,51 | 101,36 | 2,34 |
Đài Loan | Taiwan Weighted | 5.970,38 | 6.110,60 | 140,22 | 2,35 |
Nhật | Nikkei 225 | 11.920,86 | 12.090,59 | 169,73 | 1,42 |
Hồng Kông | Hang Seng | 19.228,32 | 19.632,20 | 304,47 | 1,58 |
Hàn Quốc | KOSPI Composite | 1.455,78 | 1.460,34 | 4,56 | 0,31 |
Singapore | Straits Times | 2.553,65 | 2.542,84 | 16,23 | 0,63 |
Trung Quốc | Shanghai Composite | 2.075,09 | 2.236,41 | 161,32 | 7,77 |
Nguồn: CNBC, Thomson Reuters, Bloomberg |