Chứng khoán thế giới: Cổ phiếu hưởng lợi thời lạm phát cao?
Ngày 23/7, thị trường Mỹ tiếp tục lên điểm trong khi giá dầu đã xuống 124,44 USD/thùng
Ngày 23/7, thị trường Mỹ tiếp tục lên điểm trong khi giá dầu đã xuống 124,44 USD/thùng.
Chứng khoán Mỹ: Thị trường tiếp tục tăng điểm
Giá dầu thô kỳ hạn giao tháng Tám tại NYMEX trong ngày 23/7 tiếp tục giảm 3,98 USD/thùng xuống mức 124,44 USD/thùng, mức thấp nhất trong vòng sáu tuần qua. Như vậy, so với thời kỳ đạt đỉnh, giá dầu đã giảm hơn 20 USD/thùng, tương đương -15,5%.
Hôm thứ Tư, hãng Boeing thông báo, lợi nhuận quý 2/2008 của họ đạt 852 triệu USD, tương đương 1,16 USD/cổ phiếu, giảm 22 cent/cổ phiếu so với quý 2/2007. Theo lý giải của Boeing, việc chậm giao hàng cho đối tác khiến nhiều chi phí phát sinh làm lợi nhuận thấp hơn cùng kỳ năm ngoái.
Liên quan đến nhà sản xuất dược phẩm lớn nhất thế giới, Pfizer thông báo doanh thu quý 2/2008 của hãng đạt 12,13 tỷ USD, tăng 2% so với cùng kỳ năm ngoái. Tuy nhiên lợi nhuận của hãng tăng vọt lên 2,78 tỷ USD, tương đương 41 cent/cổ phiếu, tăng 25 cent/cổ phiếu so với cùng kỳ năm ngoái.
Một tập đoàn khác cũng vừa công bố kết quả kinh doanh quý 2/2008, McDonald's thông báo, doanh thu của hãng đạt 6,07 tỷ USD, tăng 4% so với cùng kỳ năm ngoái. Lợi nhuận sau thuế đạt 1,19 tỷ USD, tương đương 1,04 USD/cổ phiếu.
Đây là kết quả rất khả quan nếu so với khoản lỗ 711,1 triệu USD, tương đương -60 cent/cổ phiếu của quý 2/2007.
Trong khi đó, hãng PepsiCo cũng thông báo kết quả kinh doanh quý 2 với mức tăng cao hơn kỳ vọng. Theo đó, doanh thu của hãng đạt 10,95 tỷ USD, tăng 14% so với cùng kỳ năm ngoái. Lợi nhuận sau thuế của PepsiCo đạt 1,7 tỷ USD, tương ứng 1,05 cent/cổ phiếu, tăng 9% so với cùng kỳ năm ngoái (7 cent/cổ phiếu).
Như vậy, trước bối cảnh lạm phát tăng cao ở nhiều nước trên thế giới, hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp sẽ khó khăn hơn nhưng thực tế vẫn xuất hiện những tập đoàn hưởng lợi từ việc tăng giá này.
Việc kết quả kinh doanh của không ít tập đoàn liên quan đến lĩnh vực như đồ uống, lương thực – thực phẩm, dược phẩm… như McDonald's, PepsiCo và Pfizer là điểm sáng trên bản đồ chứng khoán thời lạm phát cao để giới đầu tư cân đong và đưa ra quyết định đầu tư.
Thông tin quan trọng khác, Quốc hội Mỹ vừa thông qua kế hoạch giải cứu hai hãng cho vay thế chấp bất động sản là Fannie Mae và Freddie Mac. Tuy nhiên để kế hoạch này chính thức có hiệu lực thì cần có sự thông qua bởi Thượng viện và được Tổng thống George W. Bush phê chuẩn.
Sau thông tin tích cực đó, cổ phiếu của hai hãng Fannie Mae và Freddie Mac đã khởi sắc với biên độ tăng lần lượt là 11,86% và 11,34%.
Thị trường chứng khoán Mỹ tiếp tục lên điểm phiên thứ hai trong tuần do tác động tích cực từ khối tài chính trong khi giá dầu đã giảm xuống dưới 125 USD/thùng.
Kết thúc ngày giao dịch, chỉ số công nghiệp Dow Jones tiếp tục tăng 29,88 điểm, tương đương 0,26%, đóng cửa ở mức 11.632,38.
Chỉ số Nasdaq phiên này tăng 21,92 điểm, tương ứng 0,95%, chốt ở mức 2.325,88.
Cuối cùng, chỉ số S&P 500 tăng 5,19 điểm, tương đương 0,41%, đóng cửa ở mức 1.282,19.
Chứng khoán châu Âu: Ngày của khối ngân hàng
Chứng khoán châu Âu phiên giao dịch hôm thứ Tư đã tăng điểm mạnh mẽ do cổ phiếu khối tài chính có ngày giao dịch thành công nhất trong vòng gần 5 tháng qua và cổ phiếu của các nhà sản xuất ôtô lên điểm ấn tượng do lợi nhuận khả quan và giá dầu giảm đã giảm mạnh.
Đáng chú ý nhất là cổ phiếu khối tài chính, vốn đã mất 30% so với đầu năm, phiên này đã bứt phá với mức tăng trung bình 6,2%, mức cao nhất trong một phiên kể từ giữa tháng 3/2008.
Một số cổ phiếu ngân hàng tăng điểm ấn lượng gồm có: cổ phiếu của HBOS tăng 16,8%, cổ phiếu của Ngân hàng Barclays tăng 11,8%, cổ phiếu Credit Suisse tăng 7,1%...
Kết thúc ngày giao dịch, chỉ số FTSE 100 của Anh tăng 85,80 điểm, tương đương 1,6%, đóng cửa ở mức 5,449,90, khối lượng giao dịch phiên này đạt 3,29 tỷ cổ phiếu.
Chỉ số DAX của Đức phiên giao dịch này tiếp tục tăng 1,45%, khối lượng giao dịch toàn thị trường đạt 4,30 tỷ cổ phiếu. Chỉ số CAC 40 của Pháp tăng 1,88%, khối lượng giao dịch ở mức 211 triệu cổ phiếu.
Chứng khoán châu Á: Sắc xanh áp đảo thị trường
Sau khi thị trường có phiên chỉnh giảm, hôm 23/7 chứng khoán châu Á đã đảo chiều và lên điểm mạnh mẽ ở nhiều thị trường.
Nguyên nhân giúp thị trường tăng điểm do giá dầu hạ nhiệt khiến cổ phiếu khối vận tải, hàng tiêu dùng… khởi sắc trong khi lĩnh vực tài chính cũng được tiếp sức từ khối tài chính Mỹ.
Chứng khoán Nhật phiên giao dịch hôm thứ Tư tiếp tục tăng điểm ngày thứ hai liên tiếp trong tuần. Sự khởi sắc của cổ phiếu các công ty bất động sản và khối tài chính đã kéo thị trường đi lên.
Đối với khối tài chính Nhật, những thông tin về lợi nhuận của các ngân hàng Mỹ dù lỗ hoặc giảm nhưng không như giới đầu tư lo ngại, đã thúc đẩy sức tăng của thị trường Mỹ và cũng ảnh hưởng tích cực tới khối tài chính Nhật.
Chính vì vậy, trong phiên này khối tài chính Nhật tiếp tục đi lên góp phần giúp chỉ số Nikkei 225 duy trì sắc xanh. Hai tập đoàn tài chính hàng đầu Nhật là Mizuho Financial Group, Mitsubishi UFJ Financial Group trong phiên này có mức lần lượt là 4,3% và 2,4%.
Kết thúc ngày giao dịch, chỉ số Nikkei 225 tăng 127,97 điểm, tương ứng 0,97% , chốt ở mức 13.312,93.
Liên quan đến thị trường Singapore, Cơ quan thống kê nước này hôm thứ Tư đã công bố chỉ số giá tiêu dùng (CPI) trong tháng Sáu. Theo đó CPI của nước này tăng 7,5% so với cùng kỳ năm ngoái, thấp hơn 0,5% so với dự báo của giới phân tích.
Giá dầu tăng cao, các chi phí đầu vào khác cũng tăng mạnh khiến mục tiêu duy trì lạm phát ở mức 5% như nhận định của Ngân hàng Trung ương nước này khó trở thành hiện thực.
Chứng khoán Singapore phiên này cũng cùng chung sắc xanh với các thị trường khác khi chỉ số Straits Times tăng 3,10%.
Chuyển qua các thị trường khác: Chỉ số Hang Seng của Hồng Kông phiên này tăng 2,69%. Chỉ số Taiwan Weighted của Đài Loan phiên giao dịch này tăng 3,46%. Chỉ số KOSPI của Hàn Quốc phiên này tăng 1,96%.
Chứng khoán Trung Quốc phiên giao dịch này tiếp tục mất điểm và đi ngược với diễn biến của các thị trường khác trong khu vực. Kết thúc ngày giao dịch, chỉ số Shanghai Composite giảm 0,29%.
Chứng khoán Mỹ: Thị trường tiếp tục tăng điểm
Giá dầu thô kỳ hạn giao tháng Tám tại NYMEX trong ngày 23/7 tiếp tục giảm 3,98 USD/thùng xuống mức 124,44 USD/thùng, mức thấp nhất trong vòng sáu tuần qua. Như vậy, so với thời kỳ đạt đỉnh, giá dầu đã giảm hơn 20 USD/thùng, tương đương -15,5%.
Hôm thứ Tư, hãng Boeing thông báo, lợi nhuận quý 2/2008 của họ đạt 852 triệu USD, tương đương 1,16 USD/cổ phiếu, giảm 22 cent/cổ phiếu so với quý 2/2007. Theo lý giải của Boeing, việc chậm giao hàng cho đối tác khiến nhiều chi phí phát sinh làm lợi nhuận thấp hơn cùng kỳ năm ngoái.
Liên quan đến nhà sản xuất dược phẩm lớn nhất thế giới, Pfizer thông báo doanh thu quý 2/2008 của hãng đạt 12,13 tỷ USD, tăng 2% so với cùng kỳ năm ngoái. Tuy nhiên lợi nhuận của hãng tăng vọt lên 2,78 tỷ USD, tương đương 41 cent/cổ phiếu, tăng 25 cent/cổ phiếu so với cùng kỳ năm ngoái.
Một tập đoàn khác cũng vừa công bố kết quả kinh doanh quý 2/2008, McDonald's thông báo, doanh thu của hãng đạt 6,07 tỷ USD, tăng 4% so với cùng kỳ năm ngoái. Lợi nhuận sau thuế đạt 1,19 tỷ USD, tương đương 1,04 USD/cổ phiếu.
Đây là kết quả rất khả quan nếu so với khoản lỗ 711,1 triệu USD, tương đương -60 cent/cổ phiếu của quý 2/2007.
Trong khi đó, hãng PepsiCo cũng thông báo kết quả kinh doanh quý 2 với mức tăng cao hơn kỳ vọng. Theo đó, doanh thu của hãng đạt 10,95 tỷ USD, tăng 14% so với cùng kỳ năm ngoái. Lợi nhuận sau thuế của PepsiCo đạt 1,7 tỷ USD, tương ứng 1,05 cent/cổ phiếu, tăng 9% so với cùng kỳ năm ngoái (7 cent/cổ phiếu).
Như vậy, trước bối cảnh lạm phát tăng cao ở nhiều nước trên thế giới, hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp sẽ khó khăn hơn nhưng thực tế vẫn xuất hiện những tập đoàn hưởng lợi từ việc tăng giá này.
Việc kết quả kinh doanh của không ít tập đoàn liên quan đến lĩnh vực như đồ uống, lương thực – thực phẩm, dược phẩm… như McDonald's, PepsiCo và Pfizer là điểm sáng trên bản đồ chứng khoán thời lạm phát cao để giới đầu tư cân đong và đưa ra quyết định đầu tư.
Thông tin quan trọng khác, Quốc hội Mỹ vừa thông qua kế hoạch giải cứu hai hãng cho vay thế chấp bất động sản là Fannie Mae và Freddie Mac. Tuy nhiên để kế hoạch này chính thức có hiệu lực thì cần có sự thông qua bởi Thượng viện và được Tổng thống George W. Bush phê chuẩn.
Sau thông tin tích cực đó, cổ phiếu của hai hãng Fannie Mae và Freddie Mac đã khởi sắc với biên độ tăng lần lượt là 11,86% và 11,34%.
Thị trường chứng khoán Mỹ tiếp tục lên điểm phiên thứ hai trong tuần do tác động tích cực từ khối tài chính trong khi giá dầu đã giảm xuống dưới 125 USD/thùng.
Kết thúc ngày giao dịch, chỉ số công nghiệp Dow Jones tiếp tục tăng 29,88 điểm, tương đương 0,26%, đóng cửa ở mức 11.632,38.
Chỉ số Nasdaq phiên này tăng 21,92 điểm, tương ứng 0,95%, chốt ở mức 2.325,88.
Cuối cùng, chỉ số S&P 500 tăng 5,19 điểm, tương đương 0,41%, đóng cửa ở mức 1.282,19.
Chứng khoán châu Âu: Ngày của khối ngân hàng
Chứng khoán châu Âu phiên giao dịch hôm thứ Tư đã tăng điểm mạnh mẽ do cổ phiếu khối tài chính có ngày giao dịch thành công nhất trong vòng gần 5 tháng qua và cổ phiếu của các nhà sản xuất ôtô lên điểm ấn tượng do lợi nhuận khả quan và giá dầu giảm đã giảm mạnh.
Đáng chú ý nhất là cổ phiếu khối tài chính, vốn đã mất 30% so với đầu năm, phiên này đã bứt phá với mức tăng trung bình 6,2%, mức cao nhất trong một phiên kể từ giữa tháng 3/2008.
Một số cổ phiếu ngân hàng tăng điểm ấn lượng gồm có: cổ phiếu của HBOS tăng 16,8%, cổ phiếu của Ngân hàng Barclays tăng 11,8%, cổ phiếu Credit Suisse tăng 7,1%...
Kết thúc ngày giao dịch, chỉ số FTSE 100 của Anh tăng 85,80 điểm, tương đương 1,6%, đóng cửa ở mức 5,449,90, khối lượng giao dịch phiên này đạt 3,29 tỷ cổ phiếu.
Chỉ số DAX của Đức phiên giao dịch này tiếp tục tăng 1,45%, khối lượng giao dịch toàn thị trường đạt 4,30 tỷ cổ phiếu. Chỉ số CAC 40 của Pháp tăng 1,88%, khối lượng giao dịch ở mức 211 triệu cổ phiếu.
Chứng khoán châu Á: Sắc xanh áp đảo thị trường
Sau khi thị trường có phiên chỉnh giảm, hôm 23/7 chứng khoán châu Á đã đảo chiều và lên điểm mạnh mẽ ở nhiều thị trường.
Nguyên nhân giúp thị trường tăng điểm do giá dầu hạ nhiệt khiến cổ phiếu khối vận tải, hàng tiêu dùng… khởi sắc trong khi lĩnh vực tài chính cũng được tiếp sức từ khối tài chính Mỹ.
Chứng khoán Nhật phiên giao dịch hôm thứ Tư tiếp tục tăng điểm ngày thứ hai liên tiếp trong tuần. Sự khởi sắc của cổ phiếu các công ty bất động sản và khối tài chính đã kéo thị trường đi lên.
Đối với khối tài chính Nhật, những thông tin về lợi nhuận của các ngân hàng Mỹ dù lỗ hoặc giảm nhưng không như giới đầu tư lo ngại, đã thúc đẩy sức tăng của thị trường Mỹ và cũng ảnh hưởng tích cực tới khối tài chính Nhật.
Chính vì vậy, trong phiên này khối tài chính Nhật tiếp tục đi lên góp phần giúp chỉ số Nikkei 225 duy trì sắc xanh. Hai tập đoàn tài chính hàng đầu Nhật là Mizuho Financial Group, Mitsubishi UFJ Financial Group trong phiên này có mức lần lượt là 4,3% và 2,4%.
Kết thúc ngày giao dịch, chỉ số Nikkei 225 tăng 127,97 điểm, tương ứng 0,97% , chốt ở mức 13.312,93.
Liên quan đến thị trường Singapore, Cơ quan thống kê nước này hôm thứ Tư đã công bố chỉ số giá tiêu dùng (CPI) trong tháng Sáu. Theo đó CPI của nước này tăng 7,5% so với cùng kỳ năm ngoái, thấp hơn 0,5% so với dự báo của giới phân tích.
Giá dầu tăng cao, các chi phí đầu vào khác cũng tăng mạnh khiến mục tiêu duy trì lạm phát ở mức 5% như nhận định của Ngân hàng Trung ương nước này khó trở thành hiện thực.
Chứng khoán Singapore phiên này cũng cùng chung sắc xanh với các thị trường khác khi chỉ số Straits Times tăng 3,10%.
Chuyển qua các thị trường khác: Chỉ số Hang Seng của Hồng Kông phiên này tăng 2,69%. Chỉ số Taiwan Weighted của Đài Loan phiên giao dịch này tăng 3,46%. Chỉ số KOSPI của Hàn Quốc phiên này tăng 1,96%.
Chứng khoán Trung Quốc phiên giao dịch này tiếp tục mất điểm và đi ngược với diễn biến của các thị trường khác trong khu vực. Kết thúc ngày giao dịch, chỉ số Shanghai Composite giảm 0,29%.
Thị trường |
Chỉ số |
Phiên trước | Đóng cửa | Tăng / giảm (điểm) | Tăng / giảm (%) |
Mỹ | Dow Jones | 11.602,50 | 11.632,38 | +29,88 | +0,26 |
Nasdaq | 2.303,96 | 2.325,88 | +21,92 | +0,95 | |
S&P 500 | 1.277,00 | 1.282,19 | +5,19 | +0,41 | |
Anh | FTSE 100 | 5.364,10 | 5.449,90 | +85,80 | +1,60 |
Đức | DAX | 6.442,79 | 6.536,09 | +93,30 | +1,45 |
Pháp | CAC 40 | 4.327,26 | 4.408,74 | +81,48 | +1,88 |
Đài Loan | Taiwan Weighted | 7.065,65 | 7.309,83 | +244,18 | +3,46 |
Nhật | Nikkei 225 | 13.184,96 | 13.312,93 | +127,97 | +0,97 |
Hồng Kông | Hang Seng | 22.527,48 | 23.134,55 | +607,07 | +2,69 |
Hàn Quốc | KOSPI Composite | 1.561,23 | 1.591,76 | +30,53 | +1,96 |
Singapore | Straits Times | 2.890,66 | 2.978,51 | +89,68 | +3,10 |
Trung Quốc | Shanghai Composite | 2.846,12 | 2.837,84 | -8,26 | -0,29 |
Nguồn: CNBC, Thomson Reuters, Bloomberg |