Chứng khoán: Thông tin và công nghệ đều chưa tốt
Các nhà đầu tư nước ngoài mong Việt Nam cải tiến quản lý thông tin, muốn nâng cấp cơ sở hạ tầng công nghệ
Các nhà đầu tư nước ngoài mong Việt Nam cải tiến quản lý thông tin, muốn nâng cấp cơ sở hạ tầng công nghệ.
Đó là những ý kiến đóng góp tại hội thảo - triển lãm về đầu tư tài chính Châu Á 2007 do Trung tâm Giao dịch Chứng khoán Tp.HCM và Tập đoàn Next View tổ chức trong 2 ngày 26-27/5.
Thông tin chậm và nhiễu
Ông Anbert Fong - Chủ tịch Hiệp hội Môi giới chứng khoán Singapore - người có trên 20 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực đầu tư chứng khoán, cho biết: Mới đây ông có đến thăm một doanh nghiệp đã niêm yết cổ phiếu trên sàn giao dịch. Ông đề nghị nhân viên cung cấp một bản báo cáo thường niên thì được trả lời là phải chờ xin phép hội đồng quản trị.
"Đấy là một cách nghĩ quá "sơ khai". Bất cứ nhà đầu tư nào cũng có quyền được cung cấp thông tin về công ty niêm yết chứ không phải cứ chờ hội đồng quản trị cho phép. Không có nhà đầu tư nào bỏ tiền mua cổ phiếu của một doanh nghiệp khi chưa được cung cấp thông tin về doanh nghiệp đó" - ông Anbert Fong nhận xét.
Theo ông, một trong những mối lo ngại của các nhà đầu tư nước ngoài ở thị trường chứng khoán Việt Nam là thông tin chậm (các thông tin về tài chính, về cổ phiếu thưởng... ). Khi đầu tư vào Việt Nam, họ đã chấp nhận một số rủi ro, chẳng hạn rủi ro về biến động tỉ giá, lại phải chịu thêm những rủi ro về thông tin.
Trên báo chí, trên các mạng lại có quá nhiều thông tin chưa thẩm định hoặc thông tin không chính thức. Không có ai bị quy trách nhiệm khi phát biểu hoặc đăng tải những thông tin sai lệch gây ảnh hưởng đến nhà đầu tư.
Ông Stephan Stadelmann - một chuyên gia đã từng làm tư vấn cho nhiều tổ chức tài chính - cho biết: "Ở các thị trường chứng khoán lớn, các quy định về công bố thông tin rất chặt chẽ. Báo chí phải chịu trách nhiệm về những thông tin đăng tải. Những người đã phát biểu trên các phương tiện thông tin đại chúng phải chịu trách nhiệm về những điều mình nói. Đó là một trong những cách bảo vệ cho nhà đầu tư".
Phải nâng cấp hạ tầng công nghệ
Theo ông Stephan Stadelmann, cơ sở hạ tầng công nghệ của thị trường chứng khoán Việt Nam còn quá "sơ khai". Điều này gây hạn chế đối với các nhà đầu tư nước ngoài, mặc dù ai cũng hiểu rằng thị trường còn non trẻ. "nhà đầu tư muốn các lệnh giao dịch lớn phải được xử lý nhanh và thông báo ngay kết quả. Nhưng điều này ở Việt Nam chưa thực hiện được".
Một nhà đầu tư từng tham gia thị trường chứng khoán ở Mỹ cho biết: nhà đầu tư đặt lệnh qua mạng và được thông báo kết quả xử lý lệnh chỉ sau vài giây. Ông Anbert Fong cho biết, ở Singapore, lệnh của nhà đầu tư cũng được xử lý ngay trong vài giây, nếu chậm cũng không quá 5 phút. Ở Việt Nam, việc đặt lệnh qua mạng còn gặp trở ngại vì xử lý chậm hoặc lệnh không nhập được, nhà đầu tư cũng không yên tâm vì sợ lệnh bị thay đổi bởi hacker. nhà đầu tư đặt lệnh trong buổi sáng nhưng phải đến chiều mới có kết quả xử lý lệnh.
Theo ông Stephan Stadelmann, từ đầu năm đến nay có khoảng 4,7- 5 tỉ USD của các nhà đầu tư nước ngoài đưa vào thị trường chứng khoán Việt Nam. Từ nay đến cuối năm có khả năng sẽ có thêm 1,8-1,9 tỉ nữa. Hiện có nhiều nhà đầu tư lớn đang muốn tham gia. Đây là một cơ hội phát triển thị trường.
Nhưng để đáp ứng cho một thị trường đang phát triển nhanh, Việt Nam phải nâng cấp cơ sở hạ tầng công nghệ. Thay vì phải mất nhiều năm, việc nâng cấp cơ sở hạ tầng công nghệ sẽ giúp Việt Nam "đi tắt đón đầu", tiết kiệm rất nhiều thời gian và tiền bạc.
Đó là những ý kiến đóng góp tại hội thảo - triển lãm về đầu tư tài chính Châu Á 2007 do Trung tâm Giao dịch Chứng khoán Tp.HCM và Tập đoàn Next View tổ chức trong 2 ngày 26-27/5.
Thông tin chậm và nhiễu
Ông Anbert Fong - Chủ tịch Hiệp hội Môi giới chứng khoán Singapore - người có trên 20 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực đầu tư chứng khoán, cho biết: Mới đây ông có đến thăm một doanh nghiệp đã niêm yết cổ phiếu trên sàn giao dịch. Ông đề nghị nhân viên cung cấp một bản báo cáo thường niên thì được trả lời là phải chờ xin phép hội đồng quản trị.
"Đấy là một cách nghĩ quá "sơ khai". Bất cứ nhà đầu tư nào cũng có quyền được cung cấp thông tin về công ty niêm yết chứ không phải cứ chờ hội đồng quản trị cho phép. Không có nhà đầu tư nào bỏ tiền mua cổ phiếu của một doanh nghiệp khi chưa được cung cấp thông tin về doanh nghiệp đó" - ông Anbert Fong nhận xét.
Theo ông, một trong những mối lo ngại của các nhà đầu tư nước ngoài ở thị trường chứng khoán Việt Nam là thông tin chậm (các thông tin về tài chính, về cổ phiếu thưởng... ). Khi đầu tư vào Việt Nam, họ đã chấp nhận một số rủi ro, chẳng hạn rủi ro về biến động tỉ giá, lại phải chịu thêm những rủi ro về thông tin.
Trên báo chí, trên các mạng lại có quá nhiều thông tin chưa thẩm định hoặc thông tin không chính thức. Không có ai bị quy trách nhiệm khi phát biểu hoặc đăng tải những thông tin sai lệch gây ảnh hưởng đến nhà đầu tư.
Ông Stephan Stadelmann - một chuyên gia đã từng làm tư vấn cho nhiều tổ chức tài chính - cho biết: "Ở các thị trường chứng khoán lớn, các quy định về công bố thông tin rất chặt chẽ. Báo chí phải chịu trách nhiệm về những thông tin đăng tải. Những người đã phát biểu trên các phương tiện thông tin đại chúng phải chịu trách nhiệm về những điều mình nói. Đó là một trong những cách bảo vệ cho nhà đầu tư".
Phải nâng cấp hạ tầng công nghệ
Theo ông Stephan Stadelmann, cơ sở hạ tầng công nghệ của thị trường chứng khoán Việt Nam còn quá "sơ khai". Điều này gây hạn chế đối với các nhà đầu tư nước ngoài, mặc dù ai cũng hiểu rằng thị trường còn non trẻ. "nhà đầu tư muốn các lệnh giao dịch lớn phải được xử lý nhanh và thông báo ngay kết quả. Nhưng điều này ở Việt Nam chưa thực hiện được".
Một nhà đầu tư từng tham gia thị trường chứng khoán ở Mỹ cho biết: nhà đầu tư đặt lệnh qua mạng và được thông báo kết quả xử lý lệnh chỉ sau vài giây. Ông Anbert Fong cho biết, ở Singapore, lệnh của nhà đầu tư cũng được xử lý ngay trong vài giây, nếu chậm cũng không quá 5 phút. Ở Việt Nam, việc đặt lệnh qua mạng còn gặp trở ngại vì xử lý chậm hoặc lệnh không nhập được, nhà đầu tư cũng không yên tâm vì sợ lệnh bị thay đổi bởi hacker. nhà đầu tư đặt lệnh trong buổi sáng nhưng phải đến chiều mới có kết quả xử lý lệnh.
Theo ông Stephan Stadelmann, từ đầu năm đến nay có khoảng 4,7- 5 tỉ USD của các nhà đầu tư nước ngoài đưa vào thị trường chứng khoán Việt Nam. Từ nay đến cuối năm có khả năng sẽ có thêm 1,8-1,9 tỉ nữa. Hiện có nhiều nhà đầu tư lớn đang muốn tham gia. Đây là một cơ hội phát triển thị trường.
Nhưng để đáp ứng cho một thị trường đang phát triển nhanh, Việt Nam phải nâng cấp cơ sở hạ tầng công nghệ. Thay vì phải mất nhiều năm, việc nâng cấp cơ sở hạ tầng công nghệ sẽ giúp Việt Nam "đi tắt đón đầu", tiết kiệm rất nhiều thời gian và tiền bạc.