Chứng khoán, tiền Thổ Nhĩ Kỳ mất giá sau vụ hạ máy bay Nga
Vụ bắn hạ máy bay được dự báo sẽ gây nhiều căng thẳng trong quan hệ Nga - Thổ Nhĩ Kỳ
Đồng nội tệ và thị trường chứng khoán Thổ Nhĩ Kỳ đã đồng loạt sụt giảm, sau khi chiến đấu cơ F-16 của nước này bắn hạ máy bay cường kích Su-24 của Nga, hôm 24/11.
Theo cập nhật từ Bloomberg, chốt phiên giao dịch hôm 24/11 trên thị trường Thổ Nhĩ Kỳ, đồng Lira của nước này giảm mạnh nhất so với 24 đồng tiền khác của nhóm các nước mới nổi. So với USD, đồng Lira mất 0,6% giá trị và chốt phiên ở mức 2,8679 Lira/USD.
Chỉ số Borsa Istanbul 100 của thị trường chứng khoán Thổ Nhĩ Kỳ thì rớt hơn 2%, xuống mức thấp nhất trong một tháng.
Thâm hụt tài khoản vãng lai của Thổ Nhĩ Kỳ hiện ở mức khá cao, ngoài ra, thị trường tài chính nước này phụ thuộc khá nhiều vào nguồn tài chính từ nhà đầu tư ngoại vì vậy giá các loại tài sản như cổ phiếu, trái phiếu dễ chịu tác động tiêu cực từ những biến động bất lợi ở bên ngoài.
Với lý giải của phía Thổ Nhĩ Kỳ là máy bay Nga đã đi quá sâu vào không phận nước này mà không xin phép, vụ bắn rơi chiếc Su-24 nói trên được dự báo là sẽ gây ra nhiều căng thẳng trong quan hệ giữa hai nước.
Vụ việc xảy ra ở thời điểm Thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ Ahmet Davutoglu đang tiến hành sắp xếp lại nội các. Cựu Bộ trưởng Tài chính Mehmet Simsek được bổ nhiệm vào vị trí Phó thủ tướng và sẽ chịu trách nhiệm cải tổ kinh tế.
Theo cơ quan truyền thông nhà nước Thổ Nhĩ Kỳ, Anadolu Agency, chiếc Su-24 của Nga đã cố tình xâm phạm không phận, dù Thổ Nhĩ Kỳ đã phát đi tín hiệu cảnh báo 10 lần trong vòng 5 phút. Thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ khẳng định kiên quyết bảo vệ không phận quốc gia, và Nga cần tôn trọng điều đó.
Từ khi Nga can thiệp mạnh tay hơn vào tình hình tại Syria, quan hệ giữa Thổ Nhĩ Kỳ và Nga đã trở nên xấu đi. Chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ ủng hộ lực lượng nổi dậy, trong khi Nga hỗ trợ chính quyền Assad.
Sau vụ việc, Tổng thống Nga Putin đã lên tiếng chỉ trích Thổ Nhĩ Kỳ đã “câu kết với khủng bố” để “đâm sau lưng” Nga, cũng như phủ nhận máy bay Nga đã vào không phận Thổ Nhĩ Kỳ. Nga - Thổ Nhĩ Kỳ cũng đồng thời triệu đại diện ngoại giao của mỗi bên để trao đổi về vụ việc.
Cùng ngày, Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) công bố sẽ tổ chức họp khẩn về vụ việc, theo đề nghị của Thổ Nhĩ Kỳ - một thành viên của khối quân sự này.
Theo cập nhật từ Bloomberg, chốt phiên giao dịch hôm 24/11 trên thị trường Thổ Nhĩ Kỳ, đồng Lira của nước này giảm mạnh nhất so với 24 đồng tiền khác của nhóm các nước mới nổi. So với USD, đồng Lira mất 0,6% giá trị và chốt phiên ở mức 2,8679 Lira/USD.
Chỉ số Borsa Istanbul 100 của thị trường chứng khoán Thổ Nhĩ Kỳ thì rớt hơn 2%, xuống mức thấp nhất trong một tháng.
Thâm hụt tài khoản vãng lai của Thổ Nhĩ Kỳ hiện ở mức khá cao, ngoài ra, thị trường tài chính nước này phụ thuộc khá nhiều vào nguồn tài chính từ nhà đầu tư ngoại vì vậy giá các loại tài sản như cổ phiếu, trái phiếu dễ chịu tác động tiêu cực từ những biến động bất lợi ở bên ngoài.
Với lý giải của phía Thổ Nhĩ Kỳ là máy bay Nga đã đi quá sâu vào không phận nước này mà không xin phép, vụ bắn rơi chiếc Su-24 nói trên được dự báo là sẽ gây ra nhiều căng thẳng trong quan hệ giữa hai nước.
Vụ việc xảy ra ở thời điểm Thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ Ahmet Davutoglu đang tiến hành sắp xếp lại nội các. Cựu Bộ trưởng Tài chính Mehmet Simsek được bổ nhiệm vào vị trí Phó thủ tướng và sẽ chịu trách nhiệm cải tổ kinh tế.
Theo cơ quan truyền thông nhà nước Thổ Nhĩ Kỳ, Anadolu Agency, chiếc Su-24 của Nga đã cố tình xâm phạm không phận, dù Thổ Nhĩ Kỳ đã phát đi tín hiệu cảnh báo 10 lần trong vòng 5 phút. Thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ khẳng định kiên quyết bảo vệ không phận quốc gia, và Nga cần tôn trọng điều đó.
Từ khi Nga can thiệp mạnh tay hơn vào tình hình tại Syria, quan hệ giữa Thổ Nhĩ Kỳ và Nga đã trở nên xấu đi. Chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ ủng hộ lực lượng nổi dậy, trong khi Nga hỗ trợ chính quyền Assad.
Sau vụ việc, Tổng thống Nga Putin đã lên tiếng chỉ trích Thổ Nhĩ Kỳ đã “câu kết với khủng bố” để “đâm sau lưng” Nga, cũng như phủ nhận máy bay Nga đã vào không phận Thổ Nhĩ Kỳ. Nga - Thổ Nhĩ Kỳ cũng đồng thời triệu đại diện ngoại giao của mỗi bên để trao đổi về vụ việc.
Cùng ngày, Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) công bố sẽ tổ chức họp khẩn về vụ việc, theo đề nghị của Thổ Nhĩ Kỳ - một thành viên của khối quân sự này.