Chứng khoán tuần qua: Giá cổ phiếu tăng giảm thất thường
Trong tuần từ 28/5 đến 1/6, thị trường chứng khoán Việt Nam khá trầm lắng so với tuần trước
Trong tuần từ 28/5 đến 1/6, thị trường chứng khoán Việt Nam khá trầm lắng so với tuần trước.
Cung cầu tương đối cân bằng, số lượng đặt mua, đặt bán cổ phiếu, chứng chỉ quỹ ở mức trung bình khoảng 20 triệu chứng khoán một phiên, khối lượng dư mua, dư bán ở mức khá cao so với tuần đầu tháng 5.
Tại sàn Tp.HCM, nhà đầu tư nước ngoài mua vào nhiều hơn bán ra nhưng số lượng mua bán ở mức thấp. Sau 5 phiên, chỉ số VN-Index giảm 12,24 điểm, HASTC-Index cũng giảm 10,35 điểm.
Tại sàn Tp.HCM tuần qua, cung cầu cổ phiếu và chứng chỉ quỹ trong 2 phiên cuối tuần tương đối cân bằng, riêng 3 phiên đầu tuần lượng đặt bán cao hơn lượng đặt mua khoảng 7 triệu cổ phiếu.
Qua 5 phiên, tổng lượng đặt mua cổ phiếu, chứng chỉ quỹ đặt hơn 51 triệu chứng khoán và có tới gần 20 triệu chứng khoán không được khớp lệnh. Tổng lượng đặt bán đạt hơn 56 triệu chứng khoán, cao hơn đặt mua hơn 5 triệu chứng khoán và có 27 triệu chứng khoán đặt bán không được khớp lệnh. Tổng khối lượng khớp lệnh 5 phiên đạt hơn 30 triệu chứng khoán, tổng trị giá hơn 3.175 tỷ đồng.
Phiên đầu tuần có 56 chứng khoán tăng giá, 30 chứng khoán giảm giá và 23 chứng khoán đứng giá so với phiên trước. Sang phiên thứ ba và thứ tư, giá nhiều cổ phiếu lại giảm, trong đó có nhiều cổ phiếu được coi là blue-chips trên thị trường. Hai phiên cuối tuần, thị trường trong thế giằng co giữa cổ phiếu có giá cao và cổ phiếu có giá thấp.
Một điều rất đáng lưu ý trong tuần qua là giá đóng cửa cổ phiếu của Công ty Địa ốc Hòa Bình (HBC) tăng kịch trần cả 5 phiên, từ 100.000 đồng/cổ phiếu lên 126.000 đồng/cổ phiếu, tăng 26.000 đồng/cổ phiếu và tăng tới 44.000 đồng/cổ phiếu so với phiên ngày 3/5. Như vậy, nhà đầu tư nào mua cổ phiếu HBC những phiên đầu tháng 5 đã “hốt” bạc.
Đặc biệt, lượng giao dịch cổ phiếu HBC cũng tăng vọt trong tuần qua và toàn bộ số lượng HBC đặt bán đã được nhà đầu tư “vét sạch” (khớp lệnh toàn bộ) nhưng khối lượng dư mua vẫn còn khá lớn. Tuần giữa tháng 5, lượng khớp lệnh HBC chỉ có trên dưới 2.000 cổ phiếu/phiên, tuần qua tăng vọt lên 86.000-98.000 cổ phiếu/phiên, lượng đặt mua tăng đột biến từ vài ngàn cổ phiếu lên hơn 180.000 cổ phiếu/phiên.
Nhiều nhà đầu tư nhận định, hàng tỷ USD của nước ngoài đổ vào thị trường bất động sản Việt Nam đã và sẽ tác động làm cho cổ phiếu địa ốc tiếp tục “nóng” lên trong 2-3 năm tới.
Trong tuần qua, thị trường giao dịch tại 2 sàn bị ảnh hưởng không nhỏ bởi quyết định kiểm soát nguồn vốn vay đầu tư vào thị trường chứng khoán của các ngân hàng thương mại, thể hiện rõ nhất là phiên cuối tuần, giao dịch cổ phiếu, chứng chỉ quỹ và trái phiếu đều giảm, trong đó giao dịch chứng chỉ quỹ sụt mạnh so phiên đầu tuần.
Trong tuần, giao dịch của nhà đầu tư nước ngoài được rất đông nhà đầu tư trong nước theo dõi và quan tâm, nhất là sau khi có nhiều thông tin về những luồng vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài sẽ tiếp tục đổ vào thị trường chứng khoán Việt Nam.
Nhiều nhà đầu tư theo dõi thông tin về Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam vừa được tổ chức tại Hà Nội ngày 30/5 và Hội nghị giữa kỳ nhóm tư vấn các nhà tài trợ (CG) vừa được tổ chức tại Quảng Ninh, trong đó, quan trọng nhất là khuyến cáo của IMF. IMF khuyến cáo Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, Ngân hàng Nhà nước và Bộ Tài chính “cần có những nỗ lực để đưa ra các quy định về tín dụng liên quan đến thị trường chứng khoán và không khuyến khích các giao dịch nội gián, đặc biệt là cần phải đặt ra những kiểm soát để cấm những giao dịch của các bên có quan hệ trong các tập đoàn kinh tế”.
Trong 5 phiên, tại sàn Tp.HCM, nhà đầu tư nước ngoài mua khớp lệnh 4,78 triệu cổ phiếu, chứng chỉ quỹ, chỉ bằng một nửa so với tuần đầu tháng 4, trị giá mua đạt 734 tỷ đồng. Nhà đầu tư nước ngoài bán gần 3 triệu cổ phiếu, trị giá bán đạt 437 tỷ đồng.
Tuy nhiên, phiên cuối tuần, nhà đầu tư nước ngoài đã tăng lượng mua lên gần bằng phiên đầu tuần và giảm mạnh lượng bán ra, lượng mua vào gấp 3 lần lượng bán ra.
Cung cầu tương đối cân bằng, số lượng đặt mua, đặt bán cổ phiếu, chứng chỉ quỹ ở mức trung bình khoảng 20 triệu chứng khoán một phiên, khối lượng dư mua, dư bán ở mức khá cao so với tuần đầu tháng 5.
Tại sàn Tp.HCM, nhà đầu tư nước ngoài mua vào nhiều hơn bán ra nhưng số lượng mua bán ở mức thấp. Sau 5 phiên, chỉ số VN-Index giảm 12,24 điểm, HASTC-Index cũng giảm 10,35 điểm.
Tại sàn Tp.HCM tuần qua, cung cầu cổ phiếu và chứng chỉ quỹ trong 2 phiên cuối tuần tương đối cân bằng, riêng 3 phiên đầu tuần lượng đặt bán cao hơn lượng đặt mua khoảng 7 triệu cổ phiếu.
Qua 5 phiên, tổng lượng đặt mua cổ phiếu, chứng chỉ quỹ đặt hơn 51 triệu chứng khoán và có tới gần 20 triệu chứng khoán không được khớp lệnh. Tổng lượng đặt bán đạt hơn 56 triệu chứng khoán, cao hơn đặt mua hơn 5 triệu chứng khoán và có 27 triệu chứng khoán đặt bán không được khớp lệnh. Tổng khối lượng khớp lệnh 5 phiên đạt hơn 30 triệu chứng khoán, tổng trị giá hơn 3.175 tỷ đồng.
Phiên đầu tuần có 56 chứng khoán tăng giá, 30 chứng khoán giảm giá và 23 chứng khoán đứng giá so với phiên trước. Sang phiên thứ ba và thứ tư, giá nhiều cổ phiếu lại giảm, trong đó có nhiều cổ phiếu được coi là blue-chips trên thị trường. Hai phiên cuối tuần, thị trường trong thế giằng co giữa cổ phiếu có giá cao và cổ phiếu có giá thấp.
Một điều rất đáng lưu ý trong tuần qua là giá đóng cửa cổ phiếu của Công ty Địa ốc Hòa Bình (HBC) tăng kịch trần cả 5 phiên, từ 100.000 đồng/cổ phiếu lên 126.000 đồng/cổ phiếu, tăng 26.000 đồng/cổ phiếu và tăng tới 44.000 đồng/cổ phiếu so với phiên ngày 3/5. Như vậy, nhà đầu tư nào mua cổ phiếu HBC những phiên đầu tháng 5 đã “hốt” bạc.
Đặc biệt, lượng giao dịch cổ phiếu HBC cũng tăng vọt trong tuần qua và toàn bộ số lượng HBC đặt bán đã được nhà đầu tư “vét sạch” (khớp lệnh toàn bộ) nhưng khối lượng dư mua vẫn còn khá lớn. Tuần giữa tháng 5, lượng khớp lệnh HBC chỉ có trên dưới 2.000 cổ phiếu/phiên, tuần qua tăng vọt lên 86.000-98.000 cổ phiếu/phiên, lượng đặt mua tăng đột biến từ vài ngàn cổ phiếu lên hơn 180.000 cổ phiếu/phiên.
Nhiều nhà đầu tư nhận định, hàng tỷ USD của nước ngoài đổ vào thị trường bất động sản Việt Nam đã và sẽ tác động làm cho cổ phiếu địa ốc tiếp tục “nóng” lên trong 2-3 năm tới.
Trong tuần qua, thị trường giao dịch tại 2 sàn bị ảnh hưởng không nhỏ bởi quyết định kiểm soát nguồn vốn vay đầu tư vào thị trường chứng khoán của các ngân hàng thương mại, thể hiện rõ nhất là phiên cuối tuần, giao dịch cổ phiếu, chứng chỉ quỹ và trái phiếu đều giảm, trong đó giao dịch chứng chỉ quỹ sụt mạnh so phiên đầu tuần.
Trong tuần, giao dịch của nhà đầu tư nước ngoài được rất đông nhà đầu tư trong nước theo dõi và quan tâm, nhất là sau khi có nhiều thông tin về những luồng vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài sẽ tiếp tục đổ vào thị trường chứng khoán Việt Nam.
Nhiều nhà đầu tư theo dõi thông tin về Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam vừa được tổ chức tại Hà Nội ngày 30/5 và Hội nghị giữa kỳ nhóm tư vấn các nhà tài trợ (CG) vừa được tổ chức tại Quảng Ninh, trong đó, quan trọng nhất là khuyến cáo của IMF. IMF khuyến cáo Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, Ngân hàng Nhà nước và Bộ Tài chính “cần có những nỗ lực để đưa ra các quy định về tín dụng liên quan đến thị trường chứng khoán và không khuyến khích các giao dịch nội gián, đặc biệt là cần phải đặt ra những kiểm soát để cấm những giao dịch của các bên có quan hệ trong các tập đoàn kinh tế”.
Trong 5 phiên, tại sàn Tp.HCM, nhà đầu tư nước ngoài mua khớp lệnh 4,78 triệu cổ phiếu, chứng chỉ quỹ, chỉ bằng một nửa so với tuần đầu tháng 4, trị giá mua đạt 734 tỷ đồng. Nhà đầu tư nước ngoài bán gần 3 triệu cổ phiếu, trị giá bán đạt 437 tỷ đồng.
Tuy nhiên, phiên cuối tuần, nhà đầu tư nước ngoài đã tăng lượng mua lên gần bằng phiên đầu tuần và giảm mạnh lượng bán ra, lượng mua vào gấp 3 lần lượng bán ra.