08:00 07/12/2022

Chuyển đổi số ngành bán lẻ: Giúp hồi phục, “lội ngược dòng”

Phương Thảo

Ngày 7/12/2022 tới đây, tại Hà Nội, Tạp chí Kinh tế Việt Nam tổ chức Lễ công bố và vinh danh 100 sản phẩm, dịch vụ Tin Dùng 2022 được người tiêu dùng bình chọn...

Chương trình có sự tham dự của lãnh đạo của các bộ, ban, ngành cùng các hiệp hội doanh nghiệp, các chuyên gia kinh tế và đại diện doanh nghiệp cũng như người tiêu dùng Việt Nam. Chương trình là sự kiện thường niên được Thời báo Kinh tế Việt Nam - nay là Tạp chí Kinh tế Việt Nam, khởi xướng và duy trì từ năm 2006 đến nay.

NỀN TẢNG SỐ: TRỢ LỰC CHO DOANH NGHIỆP

Chủ đề trọng tâm của chương trình Tin dùng Việt Nam năm nay là: “Nền tảng số củng cố niềm tin”. Theo đó, tiêu chí đánh giá và bình chọn tập trung vào các sản phẩm – dịch vụ sáng tạo, đổi mới để tăng tốc phục hồi hậu đại dịch, mang đến cho khách hàng những trải nghiệm tốt, được người tiêu dùng ưa chuộng và đánh giá cao.

Năm nay, chương trình đặc biệt vinh danh các sản phẩm, dịch vụ đã áp dụng nền tảng số để kích cầu mua sắm, tạo ra không gian trải nghiệm khách hàng đa nền tảng, giúp truy xuất nguồn gốc sản  phẩm và thanh toán không chạm. Tất cả các sản phẩm - dịch vụ của các doanh nghiệp đang sản xuất, kinh doanh, phân phối tại Việt Nam, tuân thủ đầy đủ quy định của luật pháp Việt Nam, đều được tham gia bình chọn.

Mỗi doanh nghiệp có quyền đăng ký tham gia một hoặc nhiều nhãn hàng sản phẩm, dịch vụ. Hội đồng bình chọn bao gồm Tổng biên tập Tạp chí Kinh tế Việt Nam, các chuyên gia kinh tế ngành, đại diện các hiệp hội, ngành hàng, chuyên gia nghiên cứu thị trường và đại diện Ban tổ chức, Hội đồng tư vấn sẽ lựa chọn ra những sản phẩm, dịch vụ đạt Top 100 sản phẩm – dịch vụ Tin Dùng 2022. 

Kết quả bình chọn Top 100 sản phẩm – dịch vụ Tin Dùng 2022 cũng cho thấy, sự thích ứng kịp thời và tìm kiếm hướng đi phù hợp với nhu cầu thị trường luôn là bí quyết giúp doanh nghiệp tồn tại và phát triển mạnh mẽ. Trong quá trình này, nền tảng số về hành vi người tiêu dùng có thể coi là một “đòn bẩy” quý giá cho doanh nghiệp, giúp họ đến gần hơn với khách hàng, hiểu khách hàng cần gì, muốn gì, từ đó tạo ra một thế hệ sản phẩm của thời đại mới ngày càng có khả năng chống chọi tốt hơn với các cuộc khủng hoảng.

Quá trình chuyển đổi số và áp dụng công nghệ này đã khởi tạo niềm tin cho người tiêu dùng và giúp doanh nghiệp bán lẻ không chỉ hồi phục mà thậm chí còn “lội ngược dòng” sau “cơn bão” Covid-19. 

Hai năm đại dịch Covid -19 đã định hình những xu hướng tiêu dùng mới, với một số thay đổi rõ rệt trên phạm vi rộng. Câu chuyện chuyển đổi số từng chỉ hiện diện trên các báo cáo phân tích thị trường, nay đột ngột gia tăng sức ép lên ngành bán lẻ. Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, tính chung 11 tháng năm 2022, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng ước đạt 5.180,5 nghìn tỷ đồng, tăng 20,5% so với cùng kỳ năm trước (cùng kỳ năm 2021 giảm 5%), nếu loại trừ yếu tố giá tăng 16,9% (cùng kỳ năm 2021 giảm 6,8%)...

Nội dung bài viết được đăng tải trên Tạp chí Kinh tế Việt Nam số 49 phát hành ngày 05-12-2022. Kính mời Quý độc giả tìm đọc tại đây

https://postenp.phaha.vn/chi-tiet-toa-soan/tap-chi-kinh-te-viet-nam

Chuyển đổi số ngành bán lẻ: Giúp hồi phục, “lội ngược dòng” - Ảnh 1