Chuyện đồng vốn dần “tự túc” ở đồng bằng sông Cửu Long
Điểm yếu về vốn ở khu vực ở đồng bằng sông Cửu Long đang khắc phục nhanh
Điểm khó khăn nhất trong thúc đẩy tín dụng ở khu vực đồng bằng sông Cửu
Long là luôn ở tình trạng thiếu nguồn vốn.
Một lãnh đạo ngân hàng đã trả lời trên báo như vậy trước thềm hội thảo về hoạt động tín dụng tại đồng bằng sông Cửu Long, do Ngân hàng Nhà nước phối hợp với Ban Chỉ đạo Tây Nam bộ, UBND tỉnh Hậu Giang tổ chức ngày 12/7.
Ở một tương lai gần…
Vị lãnh đạo trên dẫn chứng, tổng nguồn vốn huy động tại chỗ của 13 tỉnh trong khu vực chỉ đáp ứng được khoảng 70-80% dư nợ. Nhiều năm trước càng thấp điểm, chỉ được khoảng 60%.
Để đáp ứng, các tổ chức tín dụng phải điều chuyển vốn huy động từ các địa bàn khác về. Điều chuyển không dễ. Vì tại những địa bàn lớn, nhu cầu và dư nợ cho vay các ngành hàng khác ngoài nông nghiệp nông thôn lớn, lại có chênh lệch lãi biên hấp dẫn hơn.
Còn tại đồng bằng sông Cửu Long, tỷ trọng cho vay nông nghiệp và nông thôn lớn, khu vực tập trung khách hàng thuộc các lĩnh vực ưu tiên. Trần lãi suất cho vay ưu tiên một mặt hạn chế tỷ lệ lãi biên, mặt khác buộc các tổ chức tín dụng phải chia sẻ hơn trong điều chuyển nguồn vốn có chi phí thấp.
Về chính sách, Ngân hàng Nhà nước đã chủ động hỗ trợ tạo nguồn, qua cơ chế áp tỷ lệ dự trữ bắt buộc thấp hơn cho các ngân hàng thương mại có tỷ trọng cho vay lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn cao (với đồng bằng sông Cửu Long là địa bàn trọng điểm). Nhưng cơ chế này là có hạn.
Tuy nhiên, tại hội thảo trên, Ngân hàng Nhà nước đưa ra cập nhật mới, khá ấn tượng.
Tính đến ngày 30/6/2016, tổng nguồn vốn huy động tại chỗ của cả vùng đã đạt tới 350.038 tỷ đồng, với mức tăng trưởng tới 9,93% so với cuối 2015. Nguồn vốn huy động tại đồng bằng sông Cửu Long đã “tự vá” cho nhu cầu của mình, khi nâng được tỷ lệ cân đối với tổng dư nợ của khu vực lên 88%, cao nhất từ trước tới nay (mức cập nhật công bố gần nhất vào tháng 2/2015 chỉ 78%). Theo đó, các ngân hàng đã bớt áp lực phải điều chuyển từ nơi khác về.
Ông Nguyễn Tiến Đông, Vụ trưởng Vụ Tín dụng các ngành kinh tế (Ngân hàng Nhà nước), nhấn mạnh về thay đổi trên: “Huy động vốn tại khu vực đồng bằng sông Cửu Long luôn có mức tăng trưởng cao hơn mức tăng trưởng chung cả nước”.
Với chuyển biến và năng lực “tự vá” nâng cao rõ rệt như trên, trong tương lai gần, nguồn vốn huy động tại chỗ của khu vực sẽ càng chủ động hơn nữa, thậm chí có thể tiến tới chủ động hoàn toàn về nguồn, cho nhu cầu phát triển tín dụng.
14 trở ngại
Chuyển biến về nguồn là tích cực. Nhưng cũng cần nhìn ngược lại: tăng trưởng tín dụng tại đồng bằng sông Cửu Long nửa đầu năm lại khá thấp, một phần khiến tỷ lệ chủ động nguồn tại chỗ nói trên tăng được lên 88%.
Theo số liệu của Vụ Tín dụng các ngành kinh tế, đến 30/6/2016, dư nợ cho vay của các tổ chức tín dụng trên địa bàn ước đạt 397.991 tỷ đồng, chỉ tăng 3,39% so với cuối 2015. Đây là mức tăng thấp so với mức chung cả nước khoảng 7,2%.
Tuy lĩnh vực trọng điểm là nông nghiệp, nông thôn ở đây có tốc độ tăng trưởng tín dụng cao, tới 10,1% trong 6 tháng đầu năm nay, nhưng mức chung 3,39% nói trên là thấp.
Tại hội thảo, không trực tiếp nói đến nguyên do của tốc độ đó, song ông Đào Minh Tú, Phó thống đốc diễn giải rằng, Ngân hàng Nhà nước và các tổ chức tín dụng cũng đã nỗ lực trong những năm qua. Tuy nhiên, khu vực đồng bằng sông Cửu Long cũng chịu ảnh hưởng chung ở sức hấp thụ vốn của nền kinh tế còn hạn chế, hoạt động sản xuất kinh doanh ở đây vẫn còn manh mún…
Trong khi đó, cơ chế tạo và hỗ trợ nguồn đã liên tục được thúc đẩy, lãi suất cho vay đã giảm về mức thấp so với những năm trước và đang được bình ổn, các chương trình tín dụng mới và chính sách hỗ trợ được tập trung nhiều hơn cho khu vực này.
Cùng với việc điều chuyển vốn từ các địa bàn khác về những năm qua và cho đến nay, ông Tú dẫn một thực tế: bên cạnh các chính sách chung đối với lĩnh vực nông nghiệp nông thôn, trong vòng ba năm trở lại đây, Ngân hàng Nhà nước đã ban hành khoảng 44 văn bản chỉ đạo điều hành, thì trong đó đã có 24 văn bản là chỉ đạo riêng các chương trình dành cho khu vực đồng bằng sông Cửu Long.
Còn theo lý giải của các chuyên gia và người trong cuộc, có nhiều khó khăn đặt ra trong thúc đẩy tín dụng ở khu vực 13 tỉnh này. Tựu trung, Ngân hàng Nhà nước liệt kê ở 14 trở ngại chính, qua tổng hợp các tham luận tại hội thảo trên.
Đó là kết cầu hạ tầng chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển; quy hoạch vùng cho các sản phẩm thế mạnh còn nhiều hạn chế; tình trạng phá vỡ hợp đồng với doanh nghiệp trong các hộ dân vẫn còn cao (đến 20%) ảnh hưởng đến tính bền vững trong sản xuất kinh doanh; nông sản chưa xây dựng được thương hiệu mạnh trên thế giới; chuỗi liên kết sản xuất, chế biến và tiêu thụ chưa mở rộng chặt chẽ; đặc thù lĩnh vực nông nghiệp tiềm ẩn nhiều rủi ro thiên tai, trong khi bảo hiểm chưa phát triển khiến ngân hàng dè dặt; việc sử dụng vốn sai mục đích vẫn tồn tại nhiều trong doanh nghiệp dễ dẫn tới rủi ro…
Đặc biệt, trong năm 2015 và 2016, tác động lớn, được đánh giá ở mức độ nghiêm trọng dẫn đến suy giảm trong sản xuất và kinh doanh, liên quan đến tín dụng, là tình trạng hạn hán, xâm mặn diễn ra hầu hết tại các tỉnh trong khu vực. Đây cũng là cảnh báo thường trực cho những năm tới.
Trong 14 trở ngại chính đó, phần lớn các nội dung vẫn đặt ra quen thuộc suốt nhiều năm qua, kéo dài cho đến nay, và chắc chắn sẽ còn được nói tới nhiều nữa. Theo đó, nỗ lực vá vốn, tạo điều kiện về vốn chỉ là một trong nhiều yêu cầu cần tiếp tục tạo được chuyển biến.
Một lãnh đạo ngân hàng đã trả lời trên báo như vậy trước thềm hội thảo về hoạt động tín dụng tại đồng bằng sông Cửu Long, do Ngân hàng Nhà nước phối hợp với Ban Chỉ đạo Tây Nam bộ, UBND tỉnh Hậu Giang tổ chức ngày 12/7.
Ở một tương lai gần…
Vị lãnh đạo trên dẫn chứng, tổng nguồn vốn huy động tại chỗ của 13 tỉnh trong khu vực chỉ đáp ứng được khoảng 70-80% dư nợ. Nhiều năm trước càng thấp điểm, chỉ được khoảng 60%.
Để đáp ứng, các tổ chức tín dụng phải điều chuyển vốn huy động từ các địa bàn khác về. Điều chuyển không dễ. Vì tại những địa bàn lớn, nhu cầu và dư nợ cho vay các ngành hàng khác ngoài nông nghiệp nông thôn lớn, lại có chênh lệch lãi biên hấp dẫn hơn.
Còn tại đồng bằng sông Cửu Long, tỷ trọng cho vay nông nghiệp và nông thôn lớn, khu vực tập trung khách hàng thuộc các lĩnh vực ưu tiên. Trần lãi suất cho vay ưu tiên một mặt hạn chế tỷ lệ lãi biên, mặt khác buộc các tổ chức tín dụng phải chia sẻ hơn trong điều chuyển nguồn vốn có chi phí thấp.
Về chính sách, Ngân hàng Nhà nước đã chủ động hỗ trợ tạo nguồn, qua cơ chế áp tỷ lệ dự trữ bắt buộc thấp hơn cho các ngân hàng thương mại có tỷ trọng cho vay lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn cao (với đồng bằng sông Cửu Long là địa bàn trọng điểm). Nhưng cơ chế này là có hạn.
Tuy nhiên, tại hội thảo trên, Ngân hàng Nhà nước đưa ra cập nhật mới, khá ấn tượng.
Tính đến ngày 30/6/2016, tổng nguồn vốn huy động tại chỗ của cả vùng đã đạt tới 350.038 tỷ đồng, với mức tăng trưởng tới 9,93% so với cuối 2015. Nguồn vốn huy động tại đồng bằng sông Cửu Long đã “tự vá” cho nhu cầu của mình, khi nâng được tỷ lệ cân đối với tổng dư nợ của khu vực lên 88%, cao nhất từ trước tới nay (mức cập nhật công bố gần nhất vào tháng 2/2015 chỉ 78%). Theo đó, các ngân hàng đã bớt áp lực phải điều chuyển từ nơi khác về.
Ông Nguyễn Tiến Đông, Vụ trưởng Vụ Tín dụng các ngành kinh tế (Ngân hàng Nhà nước), nhấn mạnh về thay đổi trên: “Huy động vốn tại khu vực đồng bằng sông Cửu Long luôn có mức tăng trưởng cao hơn mức tăng trưởng chung cả nước”.
Với chuyển biến và năng lực “tự vá” nâng cao rõ rệt như trên, trong tương lai gần, nguồn vốn huy động tại chỗ của khu vực sẽ càng chủ động hơn nữa, thậm chí có thể tiến tới chủ động hoàn toàn về nguồn, cho nhu cầu phát triển tín dụng.
14 trở ngại
Chuyển biến về nguồn là tích cực. Nhưng cũng cần nhìn ngược lại: tăng trưởng tín dụng tại đồng bằng sông Cửu Long nửa đầu năm lại khá thấp, một phần khiến tỷ lệ chủ động nguồn tại chỗ nói trên tăng được lên 88%.
Theo số liệu của Vụ Tín dụng các ngành kinh tế, đến 30/6/2016, dư nợ cho vay của các tổ chức tín dụng trên địa bàn ước đạt 397.991 tỷ đồng, chỉ tăng 3,39% so với cuối 2015. Đây là mức tăng thấp so với mức chung cả nước khoảng 7,2%.
Tuy lĩnh vực trọng điểm là nông nghiệp, nông thôn ở đây có tốc độ tăng trưởng tín dụng cao, tới 10,1% trong 6 tháng đầu năm nay, nhưng mức chung 3,39% nói trên là thấp.
Tại hội thảo, không trực tiếp nói đến nguyên do của tốc độ đó, song ông Đào Minh Tú, Phó thống đốc diễn giải rằng, Ngân hàng Nhà nước và các tổ chức tín dụng cũng đã nỗ lực trong những năm qua. Tuy nhiên, khu vực đồng bằng sông Cửu Long cũng chịu ảnh hưởng chung ở sức hấp thụ vốn của nền kinh tế còn hạn chế, hoạt động sản xuất kinh doanh ở đây vẫn còn manh mún…
Trong khi đó, cơ chế tạo và hỗ trợ nguồn đã liên tục được thúc đẩy, lãi suất cho vay đã giảm về mức thấp so với những năm trước và đang được bình ổn, các chương trình tín dụng mới và chính sách hỗ trợ được tập trung nhiều hơn cho khu vực này.
Cùng với việc điều chuyển vốn từ các địa bàn khác về những năm qua và cho đến nay, ông Tú dẫn một thực tế: bên cạnh các chính sách chung đối với lĩnh vực nông nghiệp nông thôn, trong vòng ba năm trở lại đây, Ngân hàng Nhà nước đã ban hành khoảng 44 văn bản chỉ đạo điều hành, thì trong đó đã có 24 văn bản là chỉ đạo riêng các chương trình dành cho khu vực đồng bằng sông Cửu Long.
Còn theo lý giải của các chuyên gia và người trong cuộc, có nhiều khó khăn đặt ra trong thúc đẩy tín dụng ở khu vực 13 tỉnh này. Tựu trung, Ngân hàng Nhà nước liệt kê ở 14 trở ngại chính, qua tổng hợp các tham luận tại hội thảo trên.
Đó là kết cầu hạ tầng chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển; quy hoạch vùng cho các sản phẩm thế mạnh còn nhiều hạn chế; tình trạng phá vỡ hợp đồng với doanh nghiệp trong các hộ dân vẫn còn cao (đến 20%) ảnh hưởng đến tính bền vững trong sản xuất kinh doanh; nông sản chưa xây dựng được thương hiệu mạnh trên thế giới; chuỗi liên kết sản xuất, chế biến và tiêu thụ chưa mở rộng chặt chẽ; đặc thù lĩnh vực nông nghiệp tiềm ẩn nhiều rủi ro thiên tai, trong khi bảo hiểm chưa phát triển khiến ngân hàng dè dặt; việc sử dụng vốn sai mục đích vẫn tồn tại nhiều trong doanh nghiệp dễ dẫn tới rủi ro…
Đặc biệt, trong năm 2015 và 2016, tác động lớn, được đánh giá ở mức độ nghiêm trọng dẫn đến suy giảm trong sản xuất và kinh doanh, liên quan đến tín dụng, là tình trạng hạn hán, xâm mặn diễn ra hầu hết tại các tỉnh trong khu vực. Đây cũng là cảnh báo thường trực cho những năm tới.
Trong 14 trở ngại chính đó, phần lớn các nội dung vẫn đặt ra quen thuộc suốt nhiều năm qua, kéo dài cho đến nay, và chắc chắn sẽ còn được nói tới nhiều nữa. Theo đó, nỗ lực vá vốn, tạo điều kiện về vốn chỉ là một trong nhiều yêu cầu cần tiếp tục tạo được chuyển biến.