Chuyên gia “khám sức khỏe” thị trường tiền tệ Việt Nam
Lãi suất cao, tỷ giá chưa theo thị trường và chính sách tiền tệ thiếu nhất quán được xem là những vấn đề của thị trường tiền tệ năm nay
Tín dụng tăng chậm, lãi suất cao 12-15%/năm và chưa hạ được, cạnh tranh lãi suất tiếp tục, tăng tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu từ 8% lên 9%, tăng vốn điều lệ ngân hàng, điều chỉnh tỷ giá 3 lần trong vòng 10 tháng khiến VND mất giá hơn 10%...
Đó là những nét nổi bật trên thị trường tiền tệ Việt Nam năm 2010, được Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam Trần Đình Thiên điểm lại trong bài phát biểu của ông tại hội thảo kinh tế Việt Nam năm 2010 và triển vọng 2011, diễn ra tại Tp.HCM từ ngày 21-22/9.
Lãi suất quá cao so với thế giới
Theo TS. Võ Đại Lược, chủ nhiệm chương trình trọng điểm cấp quốc gia về kinh tế Việt Nam đến năm 2020, tình hình lạm phát tại Việt Nam đang khiến mặt bằng lãi suất USD tại thị trường trong nước cao hơn thị trường quốc tế.
“Sẽ xuất hiện dòng vốn vay ủy thác đầu tư (carry trade) chảy vào Việt Nam, cái mà dòng vốn này tìm kiếm là lợi nhuận, là sự chênh lệch giữa lãi suất trên thị trường Việt Nam và quốc tế”, ông nói.
Trích số liệu từ Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia, ông Lược cho biết, đã có khoảng 2 tỷ USD carry trade vào Việt Nam và cho đến nay vẫn chưa rút ra, do lãi suất ở Việt Nam vẫn còn cao.
“Nếu dòng vốn này ở lại Việt Nam lâu dài thì sẽ chưa có rủi ro gì. Tuy nhiên, nếu những điều kiện kinh tế thay đổi làm cho dòng vốn này không tìm kiếm được lợi nhuận nữa và do vậy sẽ rút ra, gây nên những tác động tiêu cực”, ông Lược khẳng định.
TS. Võ Trí Thành, Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu và Quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) cũng lưu ý thêm, hệ thống tài chính có biểu hiện thiếu lành mạnh, nợ xấu của một số định chế còn cao, chu chuyển tiền mang tính đầu cơ lớn và chưa đi nhiều vào sản xuất hàng hóa, dịch vụ.
Đồng ý với quan điểm này, ông Lược nêu thêm dẫn chứng, nhiều tập đoàn kinh tế đã huy động vốn bằng cách phát hành trái phiếu doanh nghiệp với lãi suất khá cao, tới 14-16%/năm.
“Hệ quả có thể dự báo được là các doanh nghiệp phải vay với lãi suất cao sẽ khó kinh doanh hiệu quả, và đến một lúc nào đó nợ xấu sẽ gia tăng”, ông Lược không giấu được lo lắng.
Định giá VND cao khó thu hút đầu tư
Tại hội thảo, TS. Võ Đại Lược cho biết cán cân thanh toán đã thâm hụt 8,8 tỷ USD trong năm 2009 và trong 6 tháng đầu năm 2010 là 2,84 tỷ USD (dự kiến năm nay thâm hụt 4 tỷ USD), dẫn tới dự trữ ngoại tệ giảm. Tính đến tháng 6/2010, dự trữ ngoại tệ của Việt Nam chỉ còn ở mức 9 tuần nhập khẩu, khoảng 14 tỷ USD.
“Một vòng xoáy đã xuất hiện: VND cao giá dẫn tới thâm hụt thương mại, dẫn tới giảm sút dự trữ ngoại tệ, buộc phải điều chỉnh tỷ giá. Nếu tỷ giá không được điều chỉnh thích hợp thì vòng xoáy lại tiếp tục theo hướng tiêu cực hơn. Do không có một chính sách chủ động về tỷ giá nên sẽ phải bị động đối phó, rủi ro sẽ tích tụ”, ông Lược lưu ý.
Riêng trong năm 2010, Ngân hàng Nhà nước đã hạ giá VND hai lần, tương ứng mỗi lần là 3,3% và 2,1%. Theo ông Lược, “mọi người đều muốn có một tỷ giá ổn định để thuận tiện cho các tính toán kinh doanh, nhưng ổn định tỷ giá trong khi lạm phát ở Việt Nam cao hơn Mỹ thì điều chắc chắn sẽ xảy ra là giá VND sẽ tăng và hệ quả là hạn chế xuất khẩu, khuyến khích nhập khẩu, gia tăng nhập siêu”.
Một điểm được nhấn mạnh trong bài viết của vị chuyên gia này là tác động của việc định giá cao VND đối với thu hút đầu tư vào lĩnh vực sản xuất hàng xuất khẩu. Ông cho rằng, với đồng VND được định giá như hiện nay, các nhà đầu tư kinh doanh xuất khẩu các mặt hàng công nghiệp chế biến sẽ phải cân nhắc nhiều hơn trong việc tính toán lựa chọn địa điểm đầu tư giữa Việt Nam và các nước khác.
“Việt Nam sẽ chịu nhiều thiệt thòi trong lĩnh vực kinh doanh xuất khẩu và sẽ tiếp tục duy trì địa vị là nước xuất khẩu tài nguyên, nếu không điều chỉnh tỷ giá”, ông Lược lưu ý.
Tuy nhiên, ông cũng cho rằng hạ giá VND là đặc biệt khó khăn, do sẽ làm tăng nghĩa vụ trả nợ gia tăng với các khoản vay bằng USD của nhiều ngân hàng thương mại, các tập đoàn, tổng công ty…, vốn có tiếng nói rất “trọng lượng”.
Phối hợp chính sách chưa chặt chẽ
Bình luận về sự phối hợp chính sách tiền tệ trong thời gian vừa qua, nhiều chuyên gia tại hội thảo cho rằng việc này chưa được chặt chẽ. Thậm chí, TS. Trần Đình Thiên còn dùng các cụm từ "không nhất quán", "xung đột", "kích thích tâm lý bất ổn"... để nói về các chính sách tiền tệ được thực thi trong thời gian qua.
Bằng chứng là nỗ lực hạ lãi suất không đi cùng hạ lạm phát kỳ vọng, đặc biệt là sau tín hiệu điều chỉnh mục tiêu lạm phát lên 8% và phá giá VND. Bên cạnh đó, vẫn còn những chính sách gây khan hiếm vốn hơn là tăng thanh khoản để hỗ trợ giảm lãi suất.
Ở một góc nhìn khác, ông Thiên cho biết, nợ công đã lên tới 52,6% GDP, trong đó nợ nước ngoài chiếm 38,8% GDP, thâm hụt ngân sách cao kéo dài, nhưng chi tiêu ngân sách vẫn “bình thường” khi nền kinh tế gặp khó khăn về vốn, buộc chính sách tiền tệ “gồng mình” đối phó lạm phát và cung ứng vốn cho nền kinh tế.
Chia sẻ quan điểm kể trên, Phó viện trưởng CIEM Võ Trí Thành nói, vấn đề hiện nay quan trọng là lựa chọn chính sách phù hợp. “Cả chính sách nới lỏng và “bóp nghẹt” thiếu thận trọng, thái quá đều không thích hợp”, ông nói.
Nới lỏng thiếu thận trọng dẫn tới rủi ro bất ổn vĩ mô tăng, khuyến khích đầu cơ tài chính, không tạo điều kiện cho tăng trưởng bền vững và hiệu quả. Nhưng ngược lại, chính sách “bóp nghẹt” cũng làm “chết” quá trình phục hồi và sự năng động thị trường, trong khi rủi ro tài chính vẫn gia tăng, Phó viện trưởng CIEM lập luận.
“Việc phối hợp chính sách không nên tạo ra sự lẫn lộn trong thông điệp, ảnh hưởng đến lòng tin thị trường vào khả năng ổn định vĩ mô”, ông Thành nói.
Đó là những nét nổi bật trên thị trường tiền tệ Việt Nam năm 2010, được Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam Trần Đình Thiên điểm lại trong bài phát biểu của ông tại hội thảo kinh tế Việt Nam năm 2010 và triển vọng 2011, diễn ra tại Tp.HCM từ ngày 21-22/9.
Lãi suất quá cao so với thế giới
Theo TS. Võ Đại Lược, chủ nhiệm chương trình trọng điểm cấp quốc gia về kinh tế Việt Nam đến năm 2020, tình hình lạm phát tại Việt Nam đang khiến mặt bằng lãi suất USD tại thị trường trong nước cao hơn thị trường quốc tế.
“Sẽ xuất hiện dòng vốn vay ủy thác đầu tư (carry trade) chảy vào Việt Nam, cái mà dòng vốn này tìm kiếm là lợi nhuận, là sự chênh lệch giữa lãi suất trên thị trường Việt Nam và quốc tế”, ông nói.
Trích số liệu từ Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia, ông Lược cho biết, đã có khoảng 2 tỷ USD carry trade vào Việt Nam và cho đến nay vẫn chưa rút ra, do lãi suất ở Việt Nam vẫn còn cao.
“Nếu dòng vốn này ở lại Việt Nam lâu dài thì sẽ chưa có rủi ro gì. Tuy nhiên, nếu những điều kiện kinh tế thay đổi làm cho dòng vốn này không tìm kiếm được lợi nhuận nữa và do vậy sẽ rút ra, gây nên những tác động tiêu cực”, ông Lược khẳng định.
TS. Võ Trí Thành, Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu và Quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) cũng lưu ý thêm, hệ thống tài chính có biểu hiện thiếu lành mạnh, nợ xấu của một số định chế còn cao, chu chuyển tiền mang tính đầu cơ lớn và chưa đi nhiều vào sản xuất hàng hóa, dịch vụ.
Đồng ý với quan điểm này, ông Lược nêu thêm dẫn chứng, nhiều tập đoàn kinh tế đã huy động vốn bằng cách phát hành trái phiếu doanh nghiệp với lãi suất khá cao, tới 14-16%/năm.
“Hệ quả có thể dự báo được là các doanh nghiệp phải vay với lãi suất cao sẽ khó kinh doanh hiệu quả, và đến một lúc nào đó nợ xấu sẽ gia tăng”, ông Lược không giấu được lo lắng.
Định giá VND cao khó thu hút đầu tư
Tại hội thảo, TS. Võ Đại Lược cho biết cán cân thanh toán đã thâm hụt 8,8 tỷ USD trong năm 2009 và trong 6 tháng đầu năm 2010 là 2,84 tỷ USD (dự kiến năm nay thâm hụt 4 tỷ USD), dẫn tới dự trữ ngoại tệ giảm. Tính đến tháng 6/2010, dự trữ ngoại tệ của Việt Nam chỉ còn ở mức 9 tuần nhập khẩu, khoảng 14 tỷ USD.
“Một vòng xoáy đã xuất hiện: VND cao giá dẫn tới thâm hụt thương mại, dẫn tới giảm sút dự trữ ngoại tệ, buộc phải điều chỉnh tỷ giá. Nếu tỷ giá không được điều chỉnh thích hợp thì vòng xoáy lại tiếp tục theo hướng tiêu cực hơn. Do không có một chính sách chủ động về tỷ giá nên sẽ phải bị động đối phó, rủi ro sẽ tích tụ”, ông Lược lưu ý.
Riêng trong năm 2010, Ngân hàng Nhà nước đã hạ giá VND hai lần, tương ứng mỗi lần là 3,3% và 2,1%. Theo ông Lược, “mọi người đều muốn có một tỷ giá ổn định để thuận tiện cho các tính toán kinh doanh, nhưng ổn định tỷ giá trong khi lạm phát ở Việt Nam cao hơn Mỹ thì điều chắc chắn sẽ xảy ra là giá VND sẽ tăng và hệ quả là hạn chế xuất khẩu, khuyến khích nhập khẩu, gia tăng nhập siêu”.
Một điểm được nhấn mạnh trong bài viết của vị chuyên gia này là tác động của việc định giá cao VND đối với thu hút đầu tư vào lĩnh vực sản xuất hàng xuất khẩu. Ông cho rằng, với đồng VND được định giá như hiện nay, các nhà đầu tư kinh doanh xuất khẩu các mặt hàng công nghiệp chế biến sẽ phải cân nhắc nhiều hơn trong việc tính toán lựa chọn địa điểm đầu tư giữa Việt Nam và các nước khác.
“Việt Nam sẽ chịu nhiều thiệt thòi trong lĩnh vực kinh doanh xuất khẩu và sẽ tiếp tục duy trì địa vị là nước xuất khẩu tài nguyên, nếu không điều chỉnh tỷ giá”, ông Lược lưu ý.
Tuy nhiên, ông cũng cho rằng hạ giá VND là đặc biệt khó khăn, do sẽ làm tăng nghĩa vụ trả nợ gia tăng với các khoản vay bằng USD của nhiều ngân hàng thương mại, các tập đoàn, tổng công ty…, vốn có tiếng nói rất “trọng lượng”.
Phối hợp chính sách chưa chặt chẽ
Bình luận về sự phối hợp chính sách tiền tệ trong thời gian vừa qua, nhiều chuyên gia tại hội thảo cho rằng việc này chưa được chặt chẽ. Thậm chí, TS. Trần Đình Thiên còn dùng các cụm từ "không nhất quán", "xung đột", "kích thích tâm lý bất ổn"... để nói về các chính sách tiền tệ được thực thi trong thời gian qua.
Bằng chứng là nỗ lực hạ lãi suất không đi cùng hạ lạm phát kỳ vọng, đặc biệt là sau tín hiệu điều chỉnh mục tiêu lạm phát lên 8% và phá giá VND. Bên cạnh đó, vẫn còn những chính sách gây khan hiếm vốn hơn là tăng thanh khoản để hỗ trợ giảm lãi suất.
Ở một góc nhìn khác, ông Thiên cho biết, nợ công đã lên tới 52,6% GDP, trong đó nợ nước ngoài chiếm 38,8% GDP, thâm hụt ngân sách cao kéo dài, nhưng chi tiêu ngân sách vẫn “bình thường” khi nền kinh tế gặp khó khăn về vốn, buộc chính sách tiền tệ “gồng mình” đối phó lạm phát và cung ứng vốn cho nền kinh tế.
Chia sẻ quan điểm kể trên, Phó viện trưởng CIEM Võ Trí Thành nói, vấn đề hiện nay quan trọng là lựa chọn chính sách phù hợp. “Cả chính sách nới lỏng và “bóp nghẹt” thiếu thận trọng, thái quá đều không thích hợp”, ông nói.
Nới lỏng thiếu thận trọng dẫn tới rủi ro bất ổn vĩ mô tăng, khuyến khích đầu cơ tài chính, không tạo điều kiện cho tăng trưởng bền vững và hiệu quả. Nhưng ngược lại, chính sách “bóp nghẹt” cũng làm “chết” quá trình phục hồi và sự năng động thị trường, trong khi rủi ro tài chính vẫn gia tăng, Phó viện trưởng CIEM lập luận.
“Việc phối hợp chính sách không nên tạo ra sự lẫn lộn trong thông điệp, ảnh hưởng đến lòng tin thị trường vào khả năng ổn định vĩ mô”, ông Thành nói.