Chuyện làm ăn ở Việt Nam trong mắt... Đại sứ quán Hà Lan
Ở Việt Nam, “yes” có thể không có nghĩa là “vâng”, mà có thể là “vâng, tôi hiểu những gì ông/bà nói”
Đại sứ quán Hà Lan đưa ra một tài liệu cung cấp những lời khuyên khá thú vị cho các doanh nghiệp nước này tìm kiếm cơ hội kinh doanh ở Việt Nam.
Tài liệu này nhấn mạnh, ở Việt Nam, xây dựng và duy trì các mối quan hệ tốt có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với hoạt động làm ăn. “Một đối tác bản địa đáng tin cậy có thể giúp đẩy nhanh đáng kể công tác chuẩn bị”, tài liệu viết.
Đại sứ quán này cũng nêu một loạt đặc điểm về nghi thức xã giao ở Việt Nam. Trong đó, cơ quan này khuyến nghị các doanh nhân Hà Lan nên chuẩn bị sẵn sàng danh thiếp vì ở Việt Nam, danh thiếp được coi là quan trọng và sử dụng rộng rãi.
Ngoài ra, doanh nghiệp Hà Lan tới Việt Nam tìm cơ hội làm ăn nên tìm phiên dịch viên đáng tin cậy, bởi tiếng Anh là ngôn ngữ không được sử dụng rộng rãi ở đây.
Tài liệu trên thậm chí còn đề cập tới một tình huống khác biệt văn hóa: “Đừng ngạc nhiên nếu người Việt Nam mỉm cười hoặc cười lớn, ngay cả khi bạn cảm thấy tình huống không có gì đáng cười”; hay “hãy gọi người Việt Nam bằng từ xuất hiện ở phần cuối cùng trong họ tên đầy đủ của họ. Chẳng hạn, với một người tên là Nguyễn Văn Hải, hãy gọi ông ấy là Hải”.
Bên cạnh đó, doanh nghiệp Hà Lan được Đại sứ quán nước này tại Việt Nam khuyên “nên tránh xung đột, gây mất mặt, và kiên nhẫn. Ở Việt Nam, những chuyện rất bình thường không tiến triển với tốc độ giống như ở phương Tây”.
Theo tài liệu này, nếu cảm thấy đã đạt được sự nhất trí nào đó với phía đối tác Việt Nam, doanh nghiệp Hà Lan cần ngay lập tức đưa ra bước tiếp theo dưới dạng viết. Tài liệu này nói rằng, ở Việt Nam, “yes” có thể không có nghĩa là “vâng”, mà có thể là “vâng, tôi hiểu những gì ông/bà nói”.
Tài liệu trên cũng chỉ ra một số thách thức đối với doanh nghiệp nước ngoài nói riêng, và doanh nghiệp Hà Lan nói riêng, khi tới làm ăn ở Việt Nam, trong đó có vấn đề tham nhũng. “Tham nhũng có thể đặt ra một rào cản lớn đối với hoạt động kinh doanh ở Việt Nam. Đại sứ quán và Tổng lãnh sự quán Hà Lan cung cấp tư vấn giúp các doanh nghiệp tránh được tham nhũng và giảm các rủi ro trong làm ăn ở Việt Nam”, tài liệu viết.
Vấn đề này cũng được bà Nienke Trooster, Đại sứ Hà Lan tại Việt Nam, đề cập đến trong buổi tiếp xúc báo chí hôm 24/10 tại văn phòng Đại sứ quán Hà Lan tại Hà Nội.
“Chúng tôi thường xuyên cung cấp thông tin cho các doanh nghiệp Hà Lan về các cơ hội kinh doanh cũng như các thách thức ở Việt Nam, trong đó tham nhũng là một vấn đề lớn. Tôi nghĩ vấn đề này không chỉ không có lợi cho các công ty của chúng tôi, mà còn không có lợi cho người dân Việt Nam”, bà Trooster, người vừa nhậm chức Đại sứ Hà Lan tại Việt Nam cách đây 2 tháng, nói.
Bà Trooster cũng cho rằng, ngoài tham nhũng, tệ quan liêu cũng là một trở ngại đối với các doanh nghiệp Hà Lan tại Việt Nam.
Những năm gần đây, Hà Lan luôn là một trong những nhà đầu tư châu Âu lớn nhất của Việt Nam. Tính đến hết năm 2013, Hà Lan xếp thứ 11 trong số 96 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư tại Việt Nam với 6,29 tỷ USD và 192 dự án.
Ngoài ra, Hà Lan hiện là thị trường xuất khẩu lớn thứ 3 của Việt Nam tại châu Âu sau Đức và Anh. Năm 2013, kim ngạch thương mại hai chiều Việt Nam-Hà Lan đạt 3,615 tỷ USD.
Tài liệu này nhấn mạnh, ở Việt Nam, xây dựng và duy trì các mối quan hệ tốt có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với hoạt động làm ăn. “Một đối tác bản địa đáng tin cậy có thể giúp đẩy nhanh đáng kể công tác chuẩn bị”, tài liệu viết.
Đại sứ quán này cũng nêu một loạt đặc điểm về nghi thức xã giao ở Việt Nam. Trong đó, cơ quan này khuyến nghị các doanh nhân Hà Lan nên chuẩn bị sẵn sàng danh thiếp vì ở Việt Nam, danh thiếp được coi là quan trọng và sử dụng rộng rãi.
Ngoài ra, doanh nghiệp Hà Lan tới Việt Nam tìm cơ hội làm ăn nên tìm phiên dịch viên đáng tin cậy, bởi tiếng Anh là ngôn ngữ không được sử dụng rộng rãi ở đây.
Tài liệu trên thậm chí còn đề cập tới một tình huống khác biệt văn hóa: “Đừng ngạc nhiên nếu người Việt Nam mỉm cười hoặc cười lớn, ngay cả khi bạn cảm thấy tình huống không có gì đáng cười”; hay “hãy gọi người Việt Nam bằng từ xuất hiện ở phần cuối cùng trong họ tên đầy đủ của họ. Chẳng hạn, với một người tên là Nguyễn Văn Hải, hãy gọi ông ấy là Hải”.
Bên cạnh đó, doanh nghiệp Hà Lan được Đại sứ quán nước này tại Việt Nam khuyên “nên tránh xung đột, gây mất mặt, và kiên nhẫn. Ở Việt Nam, những chuyện rất bình thường không tiến triển với tốc độ giống như ở phương Tây”.
Theo tài liệu này, nếu cảm thấy đã đạt được sự nhất trí nào đó với phía đối tác Việt Nam, doanh nghiệp Hà Lan cần ngay lập tức đưa ra bước tiếp theo dưới dạng viết. Tài liệu này nói rằng, ở Việt Nam, “yes” có thể không có nghĩa là “vâng”, mà có thể là “vâng, tôi hiểu những gì ông/bà nói”.
Tài liệu trên cũng chỉ ra một số thách thức đối với doanh nghiệp nước ngoài nói riêng, và doanh nghiệp Hà Lan nói riêng, khi tới làm ăn ở Việt Nam, trong đó có vấn đề tham nhũng. “Tham nhũng có thể đặt ra một rào cản lớn đối với hoạt động kinh doanh ở Việt Nam. Đại sứ quán và Tổng lãnh sự quán Hà Lan cung cấp tư vấn giúp các doanh nghiệp tránh được tham nhũng và giảm các rủi ro trong làm ăn ở Việt Nam”, tài liệu viết.
Vấn đề này cũng được bà Nienke Trooster, Đại sứ Hà Lan tại Việt Nam, đề cập đến trong buổi tiếp xúc báo chí hôm 24/10 tại văn phòng Đại sứ quán Hà Lan tại Hà Nội.
“Chúng tôi thường xuyên cung cấp thông tin cho các doanh nghiệp Hà Lan về các cơ hội kinh doanh cũng như các thách thức ở Việt Nam, trong đó tham nhũng là một vấn đề lớn. Tôi nghĩ vấn đề này không chỉ không có lợi cho các công ty của chúng tôi, mà còn không có lợi cho người dân Việt Nam”, bà Trooster, người vừa nhậm chức Đại sứ Hà Lan tại Việt Nam cách đây 2 tháng, nói.
Bà Trooster cũng cho rằng, ngoài tham nhũng, tệ quan liêu cũng là một trở ngại đối với các doanh nghiệp Hà Lan tại Việt Nam.
Những năm gần đây, Hà Lan luôn là một trong những nhà đầu tư châu Âu lớn nhất của Việt Nam. Tính đến hết năm 2013, Hà Lan xếp thứ 11 trong số 96 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư tại Việt Nam với 6,29 tỷ USD và 192 dự án.
Ngoài ra, Hà Lan hiện là thị trường xuất khẩu lớn thứ 3 của Việt Nam tại châu Âu sau Đức và Anh. Năm 2013, kim ngạch thương mại hai chiều Việt Nam-Hà Lan đạt 3,615 tỷ USD.