Cơ chế đặc thù cho Tập đoàn Cao su khi cổ phần hoá
Phó thủ tướng Vũ Văn Ninh vừa có ý kiến chỉ đạo về cơ chế đặc thù để cổ phần hóa Công ty mẹ - Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam
Phó thủ tướng Vũ Văn Ninh vừa có ý kiến chỉ đạo về cơ chế đặc thù để cổ phần hóa Công ty mẹ - Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam.
Theo đó, Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam (VRB) được vận dụng quy định tại Nghị định số 59/2011 của Chính phủ về chuyển doanh nghiệp 100% vốn nhà nước thành công ty cổ phần để xác định giá trị vốn góp tại 5 công ty ở nước ngoài là: Công ty Bolikhamxay - Hà Tĩnh, Công ty Cao su Qua Van, Công ty VRG Oudomxay, Công ty Phát triển cao su C.R.C.K, Công ty Cao su EaHleo BM.
Theo chỉ đạo của Phó thủ tướng, Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam được sử dụng giá trị doanh nghiệp đánh giá lại để làm cơ sở xây dựng giá khởi điểm khi bán cổ phần, không phải thực hiện điều chỉnh giá trị sổ sách.
Khi công bố giá trị vốn nhà nước phải làm rõ vốn chủ sở hữu nhà nước thực có sau khi xử lý tài chính và vốn chủ sở hữu tăng thêm do đánh giá lại (không gắn với dòng tiền).
Việc xác định vốn điều lệ của Công ty mẹ - Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam được xác định theo giá trị doanh nghiệp trước khi đánh giá lại, phù hợp với phương án sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, bảo đảm không thấp hơn vốn nhà nước tại Tập đoàn ở thời điểm xác định doanh nghiệp (sau khi xử lý tài chính).
Phó thủ tướng cũng cho phép người lao động trong danh sách hưởng lương của các doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp và Công ty TNHH MTV Địa ốc cao su Đồng Nai là đối tượng trong phương án sắp xếp lao động, được mua cổ phần ưu đãi theo quy định tại Nghị định số 59/2011, Nghị định số 63/2015 và các quy định có liên quan.
Người lao động làm việc trong các đơn vị ở nước ngoài của Tập đoàn được mua cổ phần ưu đãi trên cơ sở thời gian làm việc thực tế ở nước ngoài (được tính là thời gian làm việc thực tế) theo quy định tại Nghị định số 63/2015/NĐ-CP và các quy định có liên quan.
Theo đó, Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam (VRB) được vận dụng quy định tại Nghị định số 59/2011 của Chính phủ về chuyển doanh nghiệp 100% vốn nhà nước thành công ty cổ phần để xác định giá trị vốn góp tại 5 công ty ở nước ngoài là: Công ty Bolikhamxay - Hà Tĩnh, Công ty Cao su Qua Van, Công ty VRG Oudomxay, Công ty Phát triển cao su C.R.C.K, Công ty Cao su EaHleo BM.
Theo chỉ đạo của Phó thủ tướng, Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam được sử dụng giá trị doanh nghiệp đánh giá lại để làm cơ sở xây dựng giá khởi điểm khi bán cổ phần, không phải thực hiện điều chỉnh giá trị sổ sách.
Khi công bố giá trị vốn nhà nước phải làm rõ vốn chủ sở hữu nhà nước thực có sau khi xử lý tài chính và vốn chủ sở hữu tăng thêm do đánh giá lại (không gắn với dòng tiền).
Việc xác định vốn điều lệ của Công ty mẹ - Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam được xác định theo giá trị doanh nghiệp trước khi đánh giá lại, phù hợp với phương án sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, bảo đảm không thấp hơn vốn nhà nước tại Tập đoàn ở thời điểm xác định doanh nghiệp (sau khi xử lý tài chính).
Phó thủ tướng cũng cho phép người lao động trong danh sách hưởng lương của các doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp và Công ty TNHH MTV Địa ốc cao su Đồng Nai là đối tượng trong phương án sắp xếp lao động, được mua cổ phần ưu đãi theo quy định tại Nghị định số 59/2011, Nghị định số 63/2015 và các quy định có liên quan.
Người lao động làm việc trong các đơn vị ở nước ngoài của Tập đoàn được mua cổ phần ưu đãi trên cơ sở thời gian làm việc thực tế ở nước ngoài (được tính là thời gian làm việc thực tế) theo quy định tại Nghị định số 63/2015/NĐ-CP và các quy định có liên quan.