Cổ phần hóa Vietnam Airlines: Nhà nước nắm 75% vốn
Vietnam Airlines tin tưởng 20% cổ phiếu bán cho cổ đông chiến lược sẽ được bán hết
Cổ phần hóa Tổng công ty Hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines) được rất nhiều người quan tâm khi Tổng công ty này đề xuất được giữ lại thặng dư vốn phát hành thêm cổ phần tương ứng với vốn nhà nước (75%).
Lý do cổ phần hóa là nhằm tăng vốn đầu tư và dùng vốn để mua máy bay. Theo Thứ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Nguyễn Hồng Trường, điều này nằm trong kế hoạch phát triển Tổng công ty được Chính phủ phê duyệt trước đó. Vì thế, chắc chắn không có chuyện “lợi ích nhóm” ở đây.
Theo nhiều chuyên gia tài chính, cổ phần hóa là cần thiết để doanh nghiệp thực sự đứng trên đôi chân của mình, tuy nhiên, đây cũng là “con dao hai lưỡi”. Nếu không giám sát chặt sẽ là cơ hội cho tiêu cực, nguy cơ mất vốn hoặc đem tiền nhà nước biếu không cho cổ đông. Việc cổ phần hóa Vietnam Airlines đang nằm trong tâm điểm dư luận.
Có đem tiền đi biếu cổ đông?
Trao đổi về việc có chăng Vietnam Airlines được “ưu đãi” đặc biệt khi tăng vốn điều lệ, Thứ trưởng Nguyễn Hồng Trường khẳng định: điều này hoàn toàn minh bạch, rõ ràng. Bởi theo kế hoạch của Vietnam Airlines, trong năm 2015, hãng sẽ bổ sung các dòng máy bay thân rộng công nghệ hiện đại thế hệ mới (4 máy bay A350, máy bay B787).
Vì thế, việc phát hành thêm cổ phần tương ứng với vốn nhà nước (75% vốn điều lệ) đã được Chính phủ phê duyệt trước đó. Như vậy là rõ ràng, không có gì khuất tất và không ai biếu ai cái gì cả.
Giải thích thêm về những nghi ngại trong việc cổ phần hóa Vietnam Airlines, ông Trần Thanh Hiền, Kế toán trưởng, Trưởng ban tài chính - kế toán củaVietnam Airlines cho biết: Trong phương án cổ phần hóa của Vietnam Airlines đã trình Bộ Giao thông Vận tải và Bộ Giao thông Vận tải tiếp trình lên Thủ tướng thì Vietnam Airlines chỉ đề xuất và kiến nghị 2 chính sách đã được Thủ tướng phê duyệt trước đây.
Thứ nhất là liên quan đến thặng dư vốn. Vietnam Airlines xin được giữ lại thặng dư vốn phát hành thêm cổ phần tương ứng với phần vốn của Nhà nước, để tăng vốn đầu tư của Nhà nước khi công ty cổ phần phát hành tăng vốn điều lệ. Điều này hoàn toàn khác biệt với những thông tin cho rằng Vietnam Airlines xin để lại thặng dư vốn của Nhà nước cho công ty cổ phần, hoặc cho những người mua cổ phần.
Thứ hai là đề nghị duy trì bảo lãnh cho doanh nghiệp sau khi cổ phần hóa. Vietnam Airlines trước đây có một số dự án đầu tư mua tàu bay và đã báo cáo với Thủ tướng phê duyệt về báo cáo nghiên cứu khả thi và các phương án, chính sách liên quan. Trong những chính sách được Chính phủ được phê duyệt từ năm 2007 đến 2013 có quyết định cấp bảo lãnh cho doanh nghiệp khi thực hiện các dự án như vậy.
Đây là những chính sách mang tính kế thừa những chính sách của Chính phủ từ trước đó, chứ không phải là chính sách mới. Đồng thời, Vietnam Airlines kiến nghị tiếp tục được thực hiện cơ chế Chính phủ bảo lãnh miễn phí 100% vốn mua máy bay, động cơ máy bay...; cho phép miễn áp dụng quy định về tài sản thế chấp với các khoản vay để thực hiện mua máy bay A350 và B787.
Tuy nhiên, ông Hiền cũng khẳng định: Sau khi Vietnam Airlines IPO thành công, chuyển sang hoạt động dưới hình thức công ty cổ phần thì việc xin hỗ trợ trực tiếp từ Chính phủ sẽ không còn nữa.
Vietnam Airlines là “thương hiệu quốc gia”
Trả lời về câu hỏi “tại sao sau khi cổ phần hóa vốn nhà nước vẫn chiếm tới 75%”? Ông Nguyễn Hồng Trường cho biết, bản thân Vietnam Airlines có ảnh hưởng rất lớn tới hoạt động bay cũng như đảm bảo phục vụ quốc phòng, an ninh. Làm thế nào đi chăng nữa, sau cổ phần hóa phải đảm bảo được Vietnam Airlines là một thương hiệu mạnh. Đây là một tổng công ty lớn - mang hình ảnh, mang thương hiệu quốc gia tới bè bạn quốc tế.
Vì thế, việc Nhà nước nắm giữ 75% vốn ban đầu không có gì là lạ. Tuy nhiên, sau khi đi vào hoạt động thực tế, sẽ giảm dần tỉ lệ vốn của Nhà nước xuống không dưới 65%.
Ông Trường cho biết thêm, sở dĩ Nhà nước nắm giữ tỉ lệ vốn tương đối lớn như vậy vì theo nguyên tắc, dưới 35% sẽ không có quyền phủ quyết. Trong giai đoạn ban đầu, Nhà nước cần phải nắm giữ phần vốn quyết định là cần thiết. Chắc chắn không có vấn đề lợi ích nhóm ở đây, vì thông tin về Vietnam Airlines rất công khai minh bạch.
Về lộ trình tiến hành cổ phần hóa, Vietnam Airlines dự kiến giới thiệu ra công chúng, trong thời hạn 3 tháng kể từ ngày phương án cổ phần hóa này được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, sau đó mới tiến hành IPO.
Tuy nhiên, phía Vietnam Airlines tin tưởng 20% cổ phiếu bán cho cổ đông chiến lược sẽ được bán hết. 5% còn lại (tương đương khoảng 700 tỷ đồng) sẽ tiếp tục bán ra thị trường.
Thứ trưởng Trường khẳng định: sau khi Vietnam Airlines cổ phần hóa thành công, phương án tăng vốn phải thông qua đại hội cổ đông. Khi đó, các cổ đông có phương án tăng vốn thì sẽ đăng ký tỷ lệ tham gia. Tùy thuộc vào mức độ tham gia của các cổ đông, tỷ lệ vốn góp của các cổ đông trong doanh nghiệp có thể sẽ thay đổi. Điều này cũng tạo ra động lực thúc đẩy để Vietnam Airlines phát triển tốt hơn.
Thứ trưởng Nguyễn Hồng Trường cho biết, Thủ tướng đã phê duyệt giá trị của công ty mẹ Vietnam Airlines. Theo đó, hình thức cổ phần hóa của Vietnam Airlines là giữ nguyên phần vốn nhà nước hiện có tại doanh nghiệp và phát hành thêm cổ phiếu tăng vốn điều lệ.
Tính đến 31/3/2013, giá trị thực tế trên sổ sách tài chính của Vietnam Airlines có tài sản 57.156 tỷ đồng, tương đương 2,744 tỷ USD. Vốn điều lệ của tổng công ty là 14.101 tỷ đồng, tương ứng với 1.410 tỷ cổ phiếu (mệnh giá 10.000 đồng). Dự kiến, giá khởi điểm là 22.300 đồng/1 cổ phần.
Lý do cổ phần hóa là nhằm tăng vốn đầu tư và dùng vốn để mua máy bay. Theo Thứ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Nguyễn Hồng Trường, điều này nằm trong kế hoạch phát triển Tổng công ty được Chính phủ phê duyệt trước đó. Vì thế, chắc chắn không có chuyện “lợi ích nhóm” ở đây.
Theo nhiều chuyên gia tài chính, cổ phần hóa là cần thiết để doanh nghiệp thực sự đứng trên đôi chân của mình, tuy nhiên, đây cũng là “con dao hai lưỡi”. Nếu không giám sát chặt sẽ là cơ hội cho tiêu cực, nguy cơ mất vốn hoặc đem tiền nhà nước biếu không cho cổ đông. Việc cổ phần hóa Vietnam Airlines đang nằm trong tâm điểm dư luận.
Có đem tiền đi biếu cổ đông?
Trao đổi về việc có chăng Vietnam Airlines được “ưu đãi” đặc biệt khi tăng vốn điều lệ, Thứ trưởng Nguyễn Hồng Trường khẳng định: điều này hoàn toàn minh bạch, rõ ràng. Bởi theo kế hoạch của Vietnam Airlines, trong năm 2015, hãng sẽ bổ sung các dòng máy bay thân rộng công nghệ hiện đại thế hệ mới (4 máy bay A350, máy bay B787).
Vì thế, việc phát hành thêm cổ phần tương ứng với vốn nhà nước (75% vốn điều lệ) đã được Chính phủ phê duyệt trước đó. Như vậy là rõ ràng, không có gì khuất tất và không ai biếu ai cái gì cả.
Giải thích thêm về những nghi ngại trong việc cổ phần hóa Vietnam Airlines, ông Trần Thanh Hiền, Kế toán trưởng, Trưởng ban tài chính - kế toán củaVietnam Airlines cho biết: Trong phương án cổ phần hóa của Vietnam Airlines đã trình Bộ Giao thông Vận tải và Bộ Giao thông Vận tải tiếp trình lên Thủ tướng thì Vietnam Airlines chỉ đề xuất và kiến nghị 2 chính sách đã được Thủ tướng phê duyệt trước đây.
Thứ nhất là liên quan đến thặng dư vốn. Vietnam Airlines xin được giữ lại thặng dư vốn phát hành thêm cổ phần tương ứng với phần vốn của Nhà nước, để tăng vốn đầu tư của Nhà nước khi công ty cổ phần phát hành tăng vốn điều lệ. Điều này hoàn toàn khác biệt với những thông tin cho rằng Vietnam Airlines xin để lại thặng dư vốn của Nhà nước cho công ty cổ phần, hoặc cho những người mua cổ phần.
Thứ hai là đề nghị duy trì bảo lãnh cho doanh nghiệp sau khi cổ phần hóa. Vietnam Airlines trước đây có một số dự án đầu tư mua tàu bay và đã báo cáo với Thủ tướng phê duyệt về báo cáo nghiên cứu khả thi và các phương án, chính sách liên quan. Trong những chính sách được Chính phủ được phê duyệt từ năm 2007 đến 2013 có quyết định cấp bảo lãnh cho doanh nghiệp khi thực hiện các dự án như vậy.
Đây là những chính sách mang tính kế thừa những chính sách của Chính phủ từ trước đó, chứ không phải là chính sách mới. Đồng thời, Vietnam Airlines kiến nghị tiếp tục được thực hiện cơ chế Chính phủ bảo lãnh miễn phí 100% vốn mua máy bay, động cơ máy bay...; cho phép miễn áp dụng quy định về tài sản thế chấp với các khoản vay để thực hiện mua máy bay A350 và B787.
Tuy nhiên, ông Hiền cũng khẳng định: Sau khi Vietnam Airlines IPO thành công, chuyển sang hoạt động dưới hình thức công ty cổ phần thì việc xin hỗ trợ trực tiếp từ Chính phủ sẽ không còn nữa.
Vietnam Airlines là “thương hiệu quốc gia”
Trả lời về câu hỏi “tại sao sau khi cổ phần hóa vốn nhà nước vẫn chiếm tới 75%”? Ông Nguyễn Hồng Trường cho biết, bản thân Vietnam Airlines có ảnh hưởng rất lớn tới hoạt động bay cũng như đảm bảo phục vụ quốc phòng, an ninh. Làm thế nào đi chăng nữa, sau cổ phần hóa phải đảm bảo được Vietnam Airlines là một thương hiệu mạnh. Đây là một tổng công ty lớn - mang hình ảnh, mang thương hiệu quốc gia tới bè bạn quốc tế.
Vì thế, việc Nhà nước nắm giữ 75% vốn ban đầu không có gì là lạ. Tuy nhiên, sau khi đi vào hoạt động thực tế, sẽ giảm dần tỉ lệ vốn của Nhà nước xuống không dưới 65%.
Ông Trường cho biết thêm, sở dĩ Nhà nước nắm giữ tỉ lệ vốn tương đối lớn như vậy vì theo nguyên tắc, dưới 35% sẽ không có quyền phủ quyết. Trong giai đoạn ban đầu, Nhà nước cần phải nắm giữ phần vốn quyết định là cần thiết. Chắc chắn không có vấn đề lợi ích nhóm ở đây, vì thông tin về Vietnam Airlines rất công khai minh bạch.
Về lộ trình tiến hành cổ phần hóa, Vietnam Airlines dự kiến giới thiệu ra công chúng, trong thời hạn 3 tháng kể từ ngày phương án cổ phần hóa này được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, sau đó mới tiến hành IPO.
Tuy nhiên, phía Vietnam Airlines tin tưởng 20% cổ phiếu bán cho cổ đông chiến lược sẽ được bán hết. 5% còn lại (tương đương khoảng 700 tỷ đồng) sẽ tiếp tục bán ra thị trường.
Thứ trưởng Trường khẳng định: sau khi Vietnam Airlines cổ phần hóa thành công, phương án tăng vốn phải thông qua đại hội cổ đông. Khi đó, các cổ đông có phương án tăng vốn thì sẽ đăng ký tỷ lệ tham gia. Tùy thuộc vào mức độ tham gia của các cổ đông, tỷ lệ vốn góp của các cổ đông trong doanh nghiệp có thể sẽ thay đổi. Điều này cũng tạo ra động lực thúc đẩy để Vietnam Airlines phát triển tốt hơn.
Thứ trưởng Nguyễn Hồng Trường cho biết, Thủ tướng đã phê duyệt giá trị của công ty mẹ Vietnam Airlines. Theo đó, hình thức cổ phần hóa của Vietnam Airlines là giữ nguyên phần vốn nhà nước hiện có tại doanh nghiệp và phát hành thêm cổ phiếu tăng vốn điều lệ.
Tính đến 31/3/2013, giá trị thực tế trên sổ sách tài chính của Vietnam Airlines có tài sản 57.156 tỷ đồng, tương đương 2,744 tỷ USD. Vốn điều lệ của tổng công ty là 14.101 tỷ đồng, tương ứng với 1.410 tỷ cổ phiếu (mệnh giá 10.000 đồng). Dự kiến, giá khởi điểm là 22.300 đồng/1 cổ phần.