Cổ phần Vinare không đắt hàng
Việc có quá ít các nhà đầu tư đăng ký mua cổ phần sẽ ảnh hưởng không nhỏ tới kế hoạch huy động vốn từ đấu giá của Vinare
Kết quả đăng ký mua cổ phần trong đợt bán đấu giá đợt 1/2007 của Tổng công ty Cổ phần Tái bảo hiểm quốc gia Việt Nam (Vinare) đã không đạt như kỳ vọng.
Và như vậy, theo quy chế đấu giá của Vinare, số lượng cổ phần không bán hết một phần hoặc toàn bộ số lượng cổ phần bán đấu giá và số lượng cổ phần được quyền mua nhưng từ chối mua sẽ được Trung tâm Giao dịch Chứng khoán Hà Nội thông báo cho Hội đồng Quản trị Vinare quyết định việc phân phối tiếp, theo quy định của pháp luật và theo phương án phát hành đã được Uỷ ban Chứng khoán Nhphê duyệt.
Theo thống kê của Trung tâm Giao dịch Chứng khoán Hà Nội, tổng khối lượng cổ phần đăng ký mua chỉ đạt 746.300 cổ phần, bằng 5,93% khối lượng 12.580.000 cổ phần dự kiến đưa ra đấu giá tại sàn Hà Nội vào ngày 24/8. Trong đó, số lượng nhà đầu tư đăng ký mua là 10 gồm 4 tổ chức (đặt mua: 730.000 cổ phần) và 6 cá nhân (đặt mua 16.300 cổ phần).
Việc có quá ít các nhà đầu tư đăng ký mua cổ phần trong đợt bán đấu giá sắp tới sẽ ảnh hưởng không nhỏ tới kế hoạch huy động vốn từ đấu giá của Vinare. Rất có thể Hội đồng Quản trị sẽ phải cân nhắc lại kế hoạch sử dụng vốn đã đưa ra trước đây, đặc biệt là sẽ có sự thay đổi về lộ trình sử dụng vốn vào các dự án như dự tính ban đầu.
Được biết, đợt phát hành tăng vốn trong năm 2007 của Vinare sẽ diễn ra theo hai giai đoạn. Giai đọan 1, phát hành 27,95 triệu cổ phần cho cổ đông hiện hữu, cán bộ công nhân viên, ban kiểm soát, Hội đồng quản trị và đấu giá cạnh tranh. Giai đoạn 2, phát hành 12,75 triệu cổ phần cho đối tác chiến lược.
Theo dự kiến, sau khi hoàn tất hai giai đoạn, tổng vốn thu về cho Vinare khoảng trên 1.500 tỷ đồng và sẽ được sử dụng theo đúng kế hoạch đã đề ra tại Đại hội cổ đông.
Cụ thể, số vốn này sẽ dùng để đáp ứng nhu cầu tăng vốn của các công ty bảo hiểm gốc mà hiện này Vinare đang có vốn góp cổ phần theo lộ trình phát triển vốn của từng công ty với tổng vốn góp dự kiến tối thiểu 200 tỷ đồng,
Đồng thời Vinare cũng tham gia thành lập và góp vốn vào các công ty bảo hiểm hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm phi nhân thọ đang chuẩn bị thành lập mới theo chiến lược phát triển của ngành bảo hiểm trong tiến trình hội nhập WTO với vốn dự kiến: 200 tỷ đồng và thời gian góp vốn trong năm 2007 và 2008; góp vốn vào Ngân hàng Cổ phần Bảo Việt và Ngân hàng Cổ phần FPT (đã có Nghị quyết chấp thuận của Hội đồng quản trị Vinare).
Giá trị vốn góp ban đầu năm 2007 là 60 tỷ đồng. Thời gian góp vốn: theo tiến độ xét duyệt của Ngân hàng Nhà nước và cơ quan có liên quan, dự kiến trong năm 2007, đầu tư vào các ngành, lĩnh vực khác nhằm đa dạng hoá và mở rộng danh mục đầu tư của Vinare, đầu tư kinh doanh tiền tệ với nhu cầu vốn dự kiến từ 200 đến 300 tỷ đồng.
Thời gian thực hiện trong năm 2007 và 2008 theo chiến lược phát triển của Tổng công ty, xây dựng và hiện đại hóa hệ thống thông tin quản lý với nhu cầu vốn dự kiến là 32 tỷ đồng, thời gian triển khai và hoàn thành dự án trong năm 2008.
Và như vậy, theo quy chế đấu giá của Vinare, số lượng cổ phần không bán hết một phần hoặc toàn bộ số lượng cổ phần bán đấu giá và số lượng cổ phần được quyền mua nhưng từ chối mua sẽ được Trung tâm Giao dịch Chứng khoán Hà Nội thông báo cho Hội đồng Quản trị Vinare quyết định việc phân phối tiếp, theo quy định của pháp luật và theo phương án phát hành đã được Uỷ ban Chứng khoán Nhphê duyệt.
Theo thống kê của Trung tâm Giao dịch Chứng khoán Hà Nội, tổng khối lượng cổ phần đăng ký mua chỉ đạt 746.300 cổ phần, bằng 5,93% khối lượng 12.580.000 cổ phần dự kiến đưa ra đấu giá tại sàn Hà Nội vào ngày 24/8. Trong đó, số lượng nhà đầu tư đăng ký mua là 10 gồm 4 tổ chức (đặt mua: 730.000 cổ phần) và 6 cá nhân (đặt mua 16.300 cổ phần).
Việc có quá ít các nhà đầu tư đăng ký mua cổ phần trong đợt bán đấu giá sắp tới sẽ ảnh hưởng không nhỏ tới kế hoạch huy động vốn từ đấu giá của Vinare. Rất có thể Hội đồng Quản trị sẽ phải cân nhắc lại kế hoạch sử dụng vốn đã đưa ra trước đây, đặc biệt là sẽ có sự thay đổi về lộ trình sử dụng vốn vào các dự án như dự tính ban đầu.
Được biết, đợt phát hành tăng vốn trong năm 2007 của Vinare sẽ diễn ra theo hai giai đoạn. Giai đọan 1, phát hành 27,95 triệu cổ phần cho cổ đông hiện hữu, cán bộ công nhân viên, ban kiểm soát, Hội đồng quản trị và đấu giá cạnh tranh. Giai đoạn 2, phát hành 12,75 triệu cổ phần cho đối tác chiến lược.
Theo dự kiến, sau khi hoàn tất hai giai đoạn, tổng vốn thu về cho Vinare khoảng trên 1.500 tỷ đồng và sẽ được sử dụng theo đúng kế hoạch đã đề ra tại Đại hội cổ đông.
Cụ thể, số vốn này sẽ dùng để đáp ứng nhu cầu tăng vốn của các công ty bảo hiểm gốc mà hiện này Vinare đang có vốn góp cổ phần theo lộ trình phát triển vốn của từng công ty với tổng vốn góp dự kiến tối thiểu 200 tỷ đồng,
Đồng thời Vinare cũng tham gia thành lập và góp vốn vào các công ty bảo hiểm hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm phi nhân thọ đang chuẩn bị thành lập mới theo chiến lược phát triển của ngành bảo hiểm trong tiến trình hội nhập WTO với vốn dự kiến: 200 tỷ đồng và thời gian góp vốn trong năm 2007 và 2008; góp vốn vào Ngân hàng Cổ phần Bảo Việt và Ngân hàng Cổ phần FPT (đã có Nghị quyết chấp thuận của Hội đồng quản trị Vinare).
Giá trị vốn góp ban đầu năm 2007 là 60 tỷ đồng. Thời gian góp vốn: theo tiến độ xét duyệt của Ngân hàng Nhà nước và cơ quan có liên quan, dự kiến trong năm 2007, đầu tư vào các ngành, lĩnh vực khác nhằm đa dạng hoá và mở rộng danh mục đầu tư của Vinare, đầu tư kinh doanh tiền tệ với nhu cầu vốn dự kiến từ 200 đến 300 tỷ đồng.
Thời gian thực hiện trong năm 2007 và 2008 theo chiến lược phát triển của Tổng công ty, xây dựng và hiện đại hóa hệ thống thông tin quản lý với nhu cầu vốn dự kiến là 32 tỷ đồng, thời gian triển khai và hoàn thành dự án trong năm 2008.