Cổ phiếu FPT lại gây “sốc”?
Những giao dịch bình thường nhưng lại tạo một phản ứng mạnh mẽ trên thị trường và gây “sốc” đối với nhiều nhà đầu tư
Những giao dịch bình thường nhưng lại tạo một phản ứng mạnh mẽ trên thị trường và gây “sốc” đối với nhiều nhà đầu tư.
Cổ phiếu FPT một lần nữa lại thu hút sự chú ý của giới đầu tư, không chỉ ở một phiên giảm kịch sàn đầu tuần, ở lượng bán ra ồ ạt, mà từ nguyên nhân gây ra diễn biến đó.
“Điểm hẹn” giao dịch nội bộ
Chỉ trong hai ngày cuối tuần qua và đầu tuần này, 6 thành viên Hội đồng Quản trị Công ty Cổ phần Phát triển đầu tư công nghệ FPT lần lượt thông báo giao dịch nội bộ.
Mục đích chính của những giao dịch này là để giải quyết nhu cầu tài chính gia đình, cân đối tài chính, tặng người thân với tổng khối lượng giao dịch lên đến 2,1 triệu cổ phiếu.
Người đầu tiên công bố là ông Trương Đình Anh, thành viên Hội đồng Quản trị với khối lượng 280.000 cổ phiếu bao gồm tặng cho mẹ vợ và mẹ ruột. Tiếp đến là ông Lê Quang Tiến, tặng 900.000 cổ phiếu cho con gái.
Các thành viên Hội đồng Quản trị khác là ông Đỗ Cao Bảo, Nguyễn Diệp Tùng, Phan Ngô Tống Hưng và ông Hoàng Minh Châu lần lượt công bố giảm tỷ lệ nắm giữ với mục đích cân đối tài chính và giải quyết nhu cầu tài chính gia đình.
Ngoài tặng cho người thân, những giao dịch trên được thông qua hình thức thỏa thuận. Đây là những giao dịch hoàn toàn bình thường, phù hợp với các quy định hiện hành. Nhưng cùng tập trung vào một thời điểm và khối lượng giao dịch lớn khiến nhiều nhà đầu tư không khỏi e ngại.
Và những câu hỏi…
Trước đó, FPT đã có cam kết các sẽ không bán ra đến hết năm 2007. Và nay, khi thời hạn cam kết vừa kết thúc, các giao dịch nói trên lần lượt được công bố.
Trên thực tế, những giao dịch này không tạo nguồn cung trực tiếp có thể tác động ngay đến giá cổ phiếu FPT trên thị trường. Nhưng việc các thành viên Hội đồng Quản trị đồng loạt giảm tỷ lệ nắm giữ đã và đang tạo tâm lý bất an đối với nhà đầu tư nhỏ lẻ. Bởi phía sau đó là những câu hỏi khó trả lời cụ thể.
Thứ nhất, trong bối cảnh thị trường suy giảm, giá cổ phiếu FPT liên tục rớt mạnh, những thông tin giao dịch nội bộ (bán ra, giảm tỷ lệ nắm giữ) trở nên nhạy cảm, thì FPT đồng loạt có những giao dịch nói trên. Liệu những thành viên đó có tính đến tác động giao dịch của mình đến lợi ích nhà đầu tư đang nắm giữ cổ phiếu FPT?
Thứ hai, liên quan đến tính thời điểm, các giao dịch cùng lúc lại làm nảy sinh hoài nghi liệu có phải các thành viên bán ra đang có nhu cầu tài chính để góp vốn vào các thành viên mới của FPT như công ty chứng khoán, ngân hàng thương mại, công ty quản lý quỹ…? Bởi phía sau câu hỏi này là câu chuyện bức xúc của nhiều cổ đông trong tháng 8/2007.
Thứ ba, bất cứ cổ đông nào trong doanh nghiệp cũng có thể lo ngại rằng việc đồng loạt giảm tỷ lệ sở hữu đó có ảnh hưởng đến sự đóng góp, trách nhiệm và cả tâm huyết của những thành viên này đối với quá trình hoạt động, phát triển của FPT trong tương lai?
Thứ tư, trước thềm sự kiện công bố kết quả kinh doanh năm 2007 và Đại hội cổ đông FPT, những giao dịch đó có phải là một tín hiệu không tốt?
Có thể với mỗi cổ đông, mỗi nhà đầu tư đều có những câu hỏi và suy luận khác nhau. Trong đó, có cả những quan điểm công bằng khi cho rằng lãnh đạo doanh nghiệp cũng phải có những giao dịch để cụ thể hóa công sức, thành quả của mình.
Nhưng, nhiều nhà đầu tư đang bất an bởi loạt thông tin giao dịch tập trung công bố vừa qua đã đẩy giá cổ phiếu FPT xuống sàn và có thể sẽ tiếp tục diễn biến theo chiều hướng xấu, ảnh hưởng đến lợi ích của họ.
Ngay từ đầu phiên giao dịch đầu tuần này, giá cổ phiếu FPT đã giảm kịch sàn, mất 10.000 đồng/cổ phiếu và trên sàn không còn dư mua trong khi dư bán vẫn còn 54.000 cổ phiếu. Đây là diễn biến gây “sốc” với nhiều nhà đầu tư khi mà 3 phiên liền trước cổ phiếu này nỗ lực tái lập mốc giá 200.000 đồng.
Cổ phiếu FPT một lần nữa lại thu hút sự chú ý của giới đầu tư, không chỉ ở một phiên giảm kịch sàn đầu tuần, ở lượng bán ra ồ ạt, mà từ nguyên nhân gây ra diễn biến đó.
“Điểm hẹn” giao dịch nội bộ
Chỉ trong hai ngày cuối tuần qua và đầu tuần này, 6 thành viên Hội đồng Quản trị Công ty Cổ phần Phát triển đầu tư công nghệ FPT lần lượt thông báo giao dịch nội bộ.
Mục đích chính của những giao dịch này là để giải quyết nhu cầu tài chính gia đình, cân đối tài chính, tặng người thân với tổng khối lượng giao dịch lên đến 2,1 triệu cổ phiếu.
Người đầu tiên công bố là ông Trương Đình Anh, thành viên Hội đồng Quản trị với khối lượng 280.000 cổ phiếu bao gồm tặng cho mẹ vợ và mẹ ruột. Tiếp đến là ông Lê Quang Tiến, tặng 900.000 cổ phiếu cho con gái.
Các thành viên Hội đồng Quản trị khác là ông Đỗ Cao Bảo, Nguyễn Diệp Tùng, Phan Ngô Tống Hưng và ông Hoàng Minh Châu lần lượt công bố giảm tỷ lệ nắm giữ với mục đích cân đối tài chính và giải quyết nhu cầu tài chính gia đình.
Ngoài tặng cho người thân, những giao dịch trên được thông qua hình thức thỏa thuận. Đây là những giao dịch hoàn toàn bình thường, phù hợp với các quy định hiện hành. Nhưng cùng tập trung vào một thời điểm và khối lượng giao dịch lớn khiến nhiều nhà đầu tư không khỏi e ngại.
Và những câu hỏi…
Trước đó, FPT đã có cam kết các sẽ không bán ra đến hết năm 2007. Và nay, khi thời hạn cam kết vừa kết thúc, các giao dịch nói trên lần lượt được công bố.
Trên thực tế, những giao dịch này không tạo nguồn cung trực tiếp có thể tác động ngay đến giá cổ phiếu FPT trên thị trường. Nhưng việc các thành viên Hội đồng Quản trị đồng loạt giảm tỷ lệ nắm giữ đã và đang tạo tâm lý bất an đối với nhà đầu tư nhỏ lẻ. Bởi phía sau đó là những câu hỏi khó trả lời cụ thể.
Thứ nhất, trong bối cảnh thị trường suy giảm, giá cổ phiếu FPT liên tục rớt mạnh, những thông tin giao dịch nội bộ (bán ra, giảm tỷ lệ nắm giữ) trở nên nhạy cảm, thì FPT đồng loạt có những giao dịch nói trên. Liệu những thành viên đó có tính đến tác động giao dịch của mình đến lợi ích nhà đầu tư đang nắm giữ cổ phiếu FPT?
Thứ hai, liên quan đến tính thời điểm, các giao dịch cùng lúc lại làm nảy sinh hoài nghi liệu có phải các thành viên bán ra đang có nhu cầu tài chính để góp vốn vào các thành viên mới của FPT như công ty chứng khoán, ngân hàng thương mại, công ty quản lý quỹ…? Bởi phía sau câu hỏi này là câu chuyện bức xúc của nhiều cổ đông trong tháng 8/2007.
Thứ ba, bất cứ cổ đông nào trong doanh nghiệp cũng có thể lo ngại rằng việc đồng loạt giảm tỷ lệ sở hữu đó có ảnh hưởng đến sự đóng góp, trách nhiệm và cả tâm huyết của những thành viên này đối với quá trình hoạt động, phát triển của FPT trong tương lai?
Thứ tư, trước thềm sự kiện công bố kết quả kinh doanh năm 2007 và Đại hội cổ đông FPT, những giao dịch đó có phải là một tín hiệu không tốt?
Có thể với mỗi cổ đông, mỗi nhà đầu tư đều có những câu hỏi và suy luận khác nhau. Trong đó, có cả những quan điểm công bằng khi cho rằng lãnh đạo doanh nghiệp cũng phải có những giao dịch để cụ thể hóa công sức, thành quả của mình.
Nhưng, nhiều nhà đầu tư đang bất an bởi loạt thông tin giao dịch tập trung công bố vừa qua đã đẩy giá cổ phiếu FPT xuống sàn và có thể sẽ tiếp tục diễn biến theo chiều hướng xấu, ảnh hưởng đến lợi ích của họ.
Ngay từ đầu phiên giao dịch đầu tuần này, giá cổ phiếu FPT đã giảm kịch sàn, mất 10.000 đồng/cổ phiếu và trên sàn không còn dư mua trong khi dư bán vẫn còn 54.000 cổ phiếu. Đây là diễn biến gây “sốc” với nhiều nhà đầu tư khi mà 3 phiên liền trước cổ phiếu này nỗ lực tái lập mốc giá 200.000 đồng.