Cổ phiếu nhỏ lên ngôi: “Bó tay” với giải trình?
Thị trường bùng nổ, doanh nghiệp khó giải trình. Nay, thị trường khó khăn, có trường hợp cũng “bó tay” khi lý giải
Ở những thời điểm bùng nổ, chứng khoán đồng loạt tăng trần, doanh nghiệp khó giải trình. Nay, thị trường khó khăn, có trường hợp doanh nghiệp cũng “bó tay” khi lý giải.
Từ phiên ngày 14/5/2010 đến nay, sau khi mất mốc 520 điểm, VN-Index chật vật quanh vùng 500 điểm với biên độ hẹp. HNX-Index cũng không khá hơn. Thị trường khó khăn, nhiều nhà đầu tư chán nản.
Thế nhưng, dòng tiền vẫn âm thầm chảy vào nhóm cổ phiếu nhỏ. Những phiên gần đây dòng chảy này sôi động hơn, tạo một “sóng” tăng trần mở rộng, đặc biệt trên HNX.
Lúc này, thị trường bắt đầu đón nhận thông tin giải trình từ phía doanh nghiệp, khi có cổ phiếu tăng giá trần 5 phiên liên tiếp. Có tin tốt hỗ trợ, doanh nghiệp làm ăn hiệu quả, giá cổ phiếu thăng hoa đã đành. Thế nhưng, có trường hợp nhà phát hành cũng không đưa ra được nguyên do nào thuộc về mình. Mà đây cũng không phải lúc thị trường bùng nổ để đồng loạt tăng giá, không kể tốt xấu như từng có trong quá khứ.
Ngày 20/7, Công ty Cổ phần Vinafco (mã VFC) có văn bản gửi Sở Giao dịch Chứng khoán Tp.HCM (HOSE) giải trình biến động giá cổ phiếu. Giá VFC có chuỗi 5 phiên tăng trần liên tiếp, từ ngày 12 - 19/7, từ 13.700 đồng lên 17.200 đồng/cổ phiếu.
Trong văn bản trên, Vinafco cho biết tình hình sản xuất kinh doanh của công ty từ đầu năm đến nay vẫn bình thường, việc công bố thông tin vẫn đầy đủ theo quy định.
“Tuy nhiên việc giao dịch mua cổ phiếu trên sàn giao dịch nằm ngoài tầm kiểm soát của công ty, Công ty Cổ phần Vinafco cam đoan không có thông tin nào khác tác động đến giao dịch của nhà đầu tư”, Vinafco khẳng định.
Ở một trường hợp khác, cổ phiếu của Công ty Cổ phần Văn hóa du lịch Gia Lai (mã CTC) cũng vừa có loạt phiên tăng giá mạnh. Trong 14 phiên tăng giá liên tiếp (tính đến ngày 21/7), giá CTC có tới 9 phiên kịch trần, 5 phiên tăng trần liên tiếp.
Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) đã tiến hành kiểm tra giao dịch của cổ phiếu CTC và yêu cầu doanh nghiệp có thông tin giải trình.
Nhà đầu tư đang chờ đợi văn bản giải trình của CTC, hy vọng có thông tin mới. Bởi thực tế các thông tin công bố chính thống đến thời điểm này chưa có bất kỳ yếu tố gợi mở nào về nguyên nhân nội tại của doanh nghiệp. Thậm chí, liên tiếp những ngày gần đây thị trường đón nhận loạt đăng ký bán ra của thành viên Hội đồng Quản trị và Ban kiểm soát.
Chiều 21/7, ông Hoàng Trung Hiếu, Phó tổng giám đốc CTC, cho biết, sau khi nhận được yêu cầu của HNX, công ty đã có văn bản giải trình.
Văn bản VnEconomy nhận được chiều 21/7 cho biết, tình hình sản xuất kinh doanh của công ty này vẫn bình thường; doanh thu và lợi nhuận 6 tháng đầu năm 2010 tăng hơn so với cùng kỳ năm 2009 (không nêu số liệu cụ thể). Công ty cũng đang phát triển mở rộng một số dự án về lĩnh vực khách sạn, nhà hàng, trường học và đã nộp hồ sơ tăng vốn theo nghị quyết đại hội đồng cổ đông thường niên đầu năm.
“Trong khoảng thời gian từ ngày 9/7/2010 - 15/7/2010 giá cổ phiếu CTC của Công ty Cổ phần Văn hóa Du lịch Gia Lai đã tăng kịch trần 5 phiên liên tiếp là do triển vọng của nhà đầu tư nằm ngoài tầm kiểm soát của công ty”, CTC giải thích.
Ngoài ra, công ty cũng khẳng định là không có bất cứ thông tin nào khác để tác động đến việc giao dịch của các nhà đầu tư.
Ngoài hai cổ phiếu trên, việc giải trình cũng đang được đặt ra với trường hợp của AMV của Công ty Cổ phần Sản xuất kinh doanh dược và Thiết bị y tế Việt Mỹ, khi giá vừa có chuỗi 6 phiên tăng trần liên tiếp tính đến phiên 21/7. Ngày 20/7, HNX cũng đã có yêu cầu doanh nghiệp giải trình.
Qua phiên ngày 21/7, thị trường chờ thêm thông tin từ Công ty Cổ phần Vận tải Hà Tiên (mã HTV), khi giá cổ phiếu đã có 5 phiên tăng trần liên tiếp trên HOSE.
Ngoài những thông tin giải trình “nằm ngoài tầm kiểm soát”, có thể những trường hợp trên dự kiến đang sở hữu một bản báo cáo kết quả kinh doanh 6 tháng đầu năm ấn tượng, hoặc thông tin thuận lợi tác động đủ mạnh chưa công bố…(?). Nhưng đến thời điểm này, các nguồn tin chính thống chưa thể kiểm chứng.
Trong khi đó, bản tin của nhiều công ty chứng khoán những ngày gần đây đều có chung một nhận định: dòng tiền đang chảy vào nhóm cổ phiếu nhỏ, như một hướng đi tìm cơ hội sinh lời trong bối cảnh khó khăn chung của thị trường. Một số nhận định cho rằng năm 2010 là năm của cổ phiếu nhỏ…
Và khi chính doanh nghiệp cũng “bó tay” trong giải trình, câu trả lời được để lại cho thị trường. Với bối cảnh hiện nay, dòng chảy đó của nhóm cổ phiếu nhỏ đang tạo nên sự sôi động, tạo nên khả năng sinh lời hấp dẫn. Nhưng, song hành vẫn là những rủi ro tiềm ẩn.
Từ phiên ngày 14/5/2010 đến nay, sau khi mất mốc 520 điểm, VN-Index chật vật quanh vùng 500 điểm với biên độ hẹp. HNX-Index cũng không khá hơn. Thị trường khó khăn, nhiều nhà đầu tư chán nản.
Thế nhưng, dòng tiền vẫn âm thầm chảy vào nhóm cổ phiếu nhỏ. Những phiên gần đây dòng chảy này sôi động hơn, tạo một “sóng” tăng trần mở rộng, đặc biệt trên HNX.
Lúc này, thị trường bắt đầu đón nhận thông tin giải trình từ phía doanh nghiệp, khi có cổ phiếu tăng giá trần 5 phiên liên tiếp. Có tin tốt hỗ trợ, doanh nghiệp làm ăn hiệu quả, giá cổ phiếu thăng hoa đã đành. Thế nhưng, có trường hợp nhà phát hành cũng không đưa ra được nguyên do nào thuộc về mình. Mà đây cũng không phải lúc thị trường bùng nổ để đồng loạt tăng giá, không kể tốt xấu như từng có trong quá khứ.
Ngày 20/7, Công ty Cổ phần Vinafco (mã VFC) có văn bản gửi Sở Giao dịch Chứng khoán Tp.HCM (HOSE) giải trình biến động giá cổ phiếu. Giá VFC có chuỗi 5 phiên tăng trần liên tiếp, từ ngày 12 - 19/7, từ 13.700 đồng lên 17.200 đồng/cổ phiếu.
Trong văn bản trên, Vinafco cho biết tình hình sản xuất kinh doanh của công ty từ đầu năm đến nay vẫn bình thường, việc công bố thông tin vẫn đầy đủ theo quy định.
“Tuy nhiên việc giao dịch mua cổ phiếu trên sàn giao dịch nằm ngoài tầm kiểm soát của công ty, Công ty Cổ phần Vinafco cam đoan không có thông tin nào khác tác động đến giao dịch của nhà đầu tư”, Vinafco khẳng định.
Ở một trường hợp khác, cổ phiếu của Công ty Cổ phần Văn hóa du lịch Gia Lai (mã CTC) cũng vừa có loạt phiên tăng giá mạnh. Trong 14 phiên tăng giá liên tiếp (tính đến ngày 21/7), giá CTC có tới 9 phiên kịch trần, 5 phiên tăng trần liên tiếp.
Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) đã tiến hành kiểm tra giao dịch của cổ phiếu CTC và yêu cầu doanh nghiệp có thông tin giải trình.
Nhà đầu tư đang chờ đợi văn bản giải trình của CTC, hy vọng có thông tin mới. Bởi thực tế các thông tin công bố chính thống đến thời điểm này chưa có bất kỳ yếu tố gợi mở nào về nguyên nhân nội tại của doanh nghiệp. Thậm chí, liên tiếp những ngày gần đây thị trường đón nhận loạt đăng ký bán ra của thành viên Hội đồng Quản trị và Ban kiểm soát.
Chiều 21/7, ông Hoàng Trung Hiếu, Phó tổng giám đốc CTC, cho biết, sau khi nhận được yêu cầu của HNX, công ty đã có văn bản giải trình.
Văn bản VnEconomy nhận được chiều 21/7 cho biết, tình hình sản xuất kinh doanh của công ty này vẫn bình thường; doanh thu và lợi nhuận 6 tháng đầu năm 2010 tăng hơn so với cùng kỳ năm 2009 (không nêu số liệu cụ thể). Công ty cũng đang phát triển mở rộng một số dự án về lĩnh vực khách sạn, nhà hàng, trường học và đã nộp hồ sơ tăng vốn theo nghị quyết đại hội đồng cổ đông thường niên đầu năm.
“Trong khoảng thời gian từ ngày 9/7/2010 - 15/7/2010 giá cổ phiếu CTC của Công ty Cổ phần Văn hóa Du lịch Gia Lai đã tăng kịch trần 5 phiên liên tiếp là do triển vọng của nhà đầu tư nằm ngoài tầm kiểm soát của công ty”, CTC giải thích.
Ngoài ra, công ty cũng khẳng định là không có bất cứ thông tin nào khác để tác động đến việc giao dịch của các nhà đầu tư.
Ngoài hai cổ phiếu trên, việc giải trình cũng đang được đặt ra với trường hợp của AMV của Công ty Cổ phần Sản xuất kinh doanh dược và Thiết bị y tế Việt Mỹ, khi giá vừa có chuỗi 6 phiên tăng trần liên tiếp tính đến phiên 21/7. Ngày 20/7, HNX cũng đã có yêu cầu doanh nghiệp giải trình.
Qua phiên ngày 21/7, thị trường chờ thêm thông tin từ Công ty Cổ phần Vận tải Hà Tiên (mã HTV), khi giá cổ phiếu đã có 5 phiên tăng trần liên tiếp trên HOSE.
Ngoài những thông tin giải trình “nằm ngoài tầm kiểm soát”, có thể những trường hợp trên dự kiến đang sở hữu một bản báo cáo kết quả kinh doanh 6 tháng đầu năm ấn tượng, hoặc thông tin thuận lợi tác động đủ mạnh chưa công bố…(?). Nhưng đến thời điểm này, các nguồn tin chính thống chưa thể kiểm chứng.
Trong khi đó, bản tin của nhiều công ty chứng khoán những ngày gần đây đều có chung một nhận định: dòng tiền đang chảy vào nhóm cổ phiếu nhỏ, như một hướng đi tìm cơ hội sinh lời trong bối cảnh khó khăn chung của thị trường. Một số nhận định cho rằng năm 2010 là năm của cổ phiếu nhỏ…
Và khi chính doanh nghiệp cũng “bó tay” trong giải trình, câu trả lời được để lại cho thị trường. Với bối cảnh hiện nay, dòng chảy đó của nhóm cổ phiếu nhỏ đang tạo nên sự sôi động, tạo nên khả năng sinh lời hấp dẫn. Nhưng, song hành vẫn là những rủi ro tiềm ẩn.