07:05 17/03/2022

“Cơn sốt” giá thép vẫn chưa dứt

Mạnh Đức

Các doanh nghiệp tiếp tục thông báo điều chỉnh tăng giá thép xây dựng thêm từ 310 đồng/kg - 1.470 đồng/kg, kể từ ngày 16/3…

Đến thời điểm này, giá thép xây dựng trên thị trường đã tăng mạnh so với đầu tháng 3/2022.
Đến thời điểm này, giá thép xây dựng trên thị trường đã tăng mạnh so với đầu tháng 3/2022.

Như vậy, chỉ tính riêng từ đầu tháng 3 đến nay, thị trường thép đã trải qua tới 5 lần tăng giá, lần gần nhất là vào ngày 10/3…

Thương hiệu thép Hòa Phát điều chỉnh tăng thêm 610 đồng/kg đối với cả hai dòng thép cuộn CB240 và thép thanh vằn D10 CB300 tại cả ba miền Bắc, Trung, Nam.

Theo đó, tại miền Bắc giá thép cuộn CB240 đã lên mức 18.940 đồng/kg; giá thép thanh vằn D10 CB300 ở mức 19.040 đồng/kg. Còn tại miền Trung và miền Nam, hai sản phẩm này cũng có mức giá lần lượt là 18.990 đồng/kg và 19.090 đồng/kg.

“Cơn sốt” giá thép vẫn chưa dứt - Ảnh 1

Tương tự, thép Việt Ý tiếp tục tăng giá bán, với dòng thép cuộn CB240 tăng thêm 610 đồng/kg, lên mức 18.890 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 tăng 610 đồng hiện có giá 18.990 đồng/kg.

“Cơn sốt” giá thép vẫn chưa dứt - Ảnh 2

Thương hiệu thép Việt Đức tại miền Bắc, với dòng thép cuộn CB240 tăng 310 đồng, hiện ở mức 18.880 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 tăng 610 đồng/kg, hiện có giá 19.180 đồng/kg.

Tại miền Trung, Việt Đức cũng tăng thêm 610 đồng/kg đối với thép cuộn CB240 và tăng 600 đồng/kg với thép thanh vằn D10 CB300. Hiện mức giá của hai sản phẩm này lần lượt là 18.980 đồng/kg và 19.280 đồng/kg.

“Cơn sốt” giá thép vẫn chưa dứt - Ảnh 3

Thương hiệu thép Kyoei cũng điều chỉnh tăng thêm 610 đồng/kg đối với thép cuộn CB24 và thép thanh vằn D10 CB300. Hiện mức giá của hai sản phẩm này ở mức 18.880 đồng/kg và 19.080 đồng/kg.

“Cơn sốt” giá thép vẫn chưa dứt - Ảnh 4

Thép Việt Nhật, hai sản phẩm đều tăng thêm 500 đồng/kg. Dòng thép cuộn CB240 đạt mức 18.820 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 có giá bán 18.490 đồng/kg.

“Cơn sốt” giá thép vẫn chưa dứt - Ảnh 5

Thép miền Nam, tăng thêm 610 đồng/kg đối với cả thép cuộn CB240 và thanh vằn D10 CB300. Hiện hai mức giá của hai sản phẩm này lần lượt là 19.180 đồng/kg và 19.390 đồng/kg.

“Cơn sốt” giá thép vẫn chưa dứt - Ảnh 6

Thép Pomina, tại miền Trung, với dòng thép cuộn CB240 tăng 510 đồng/kg, lên mức 19.380 đồng/kg; còn thép thanh vằn D10 CB300 tăng 500 đồng, hiện có giá 19.580 đồng/kg.

Tại miền nam, Pomina cũng tăng 1.470 đồng/kg đối với dòng thép cuộn CB240, lên mức 19.430 đồng/kg; còn thép thanh vằn D10 CB300 tăng 1.460 đồng/kg, hiện có giá 19.630 đồng/kg.

“Cơn sốt” giá thép vẫn chưa dứt - Ảnh 7

Thép Thái Nguyên cũng tăng thêm 460 đồng/kg đối với cả hai dòng sản phẩm của công ty. Theo đó, thép cuộn CB240 có giá mới là 19.390 đồng/kg, còn thép thanh vằn D10 CB300 có giá 19.540 đồng/kg.

“Cơn sốt” giá thép vẫn chưa dứt - Ảnh 8

Công ty TNHH Gang Thép Tuyên Quang (TQIS) điều chỉnh tăng thêm 710 đồng/kg với thép cuộn CB240 và 610 đồng/kg với thép thanh vằn D10 CB300. Như vậy, giá cả hai sản phẩm này hiện ở mức 18.890 đồng/kg và 10.040 đồng/kg.

“Cơn sốt” giá thép vẫn chưa dứt - Ảnh 9

Thương hiệu thép Mỹ cùng điều chỉnh mức tăng 610 đồng/kg đối với thép cuộn CB240 và thép thanh vằn D10 CB 300. Hiện hai sản phẩm này có giá 18.980 đồng/kg và 19.180 đồng/kg.

“Cơn sốt” giá thép vẫn chưa dứt - Ảnh 10

Thép Việt Sing, với dòng thép cuộn CB240 tăng thêm 600 đồng/kg, lên mức 18.820 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 tăng 610 đồng/kg, hiện có giá 19.030 đồng/kg.

“Cơn sốt” giá thép vẫn chưa dứt - Ảnh 11

Trong đợt điều chỉnh lần này, thương hiệu thép Việt Mỹ tại miền Bắc tiếp tục giữ nguyên giá bán đối với cả hai dòng thép cuộn CB240 và thép thanh vằn D10 CB300. Hiện hai sản phẩm này vẫn ở mức lần lượt là 18.180 đồng/kg và 18.280 đồng/kg.

Còn tại miền Trung và miền Nam, Việt Mỹ tăng thêm 610 đồng/kg đối với cả thép cuộn CB240 và thép thanh vằn D10 CB300. Hiện mức giá lần lượt của hai sản phẩm này  tại miền Trung là 18.790 đồng/kg và 18.840 đồng/kg; tại miền Nam là 18.890 đồng/kg và 18.990 đồng/kg.

“Cơn sốt” giá thép vẫn chưa dứt - Ảnh 12

Về nguyên nhân tăng giá thép xây dựng, các doanh nghiệp cho biết là giá phôi thép, nguyên vật liệu đầu vào tăng cao. Bên cạnh đó, chi phí vận chuyển tăng cao vì cước tàu tăng, giá xăng dầu tăng… đã khiến giá thành sản xuất của tại các công ty tăng theo. Ngoài ra, các dự án trong nước đã hoạt động trở lại khiến lượng tiêu thụ thép tăng cao.

Theo nhận định của một số chuyên gia, cuộc xung đột Nga - Ukraine và các biện pháp trừng phạt của châu Âu đã khiến nguồn cung thép trên toàn cầu, đặc biệt là tại châu Âu, thiếu hụt trong ngắn hạn. Điều này sẽ gây áp lực lên nguồn cung thép thế giới; do đó, giá thép có thể tăng đối với tất cả các loại sản phẩm thép. Doanh nghiệp xuất khẩu thép của Việt Nam sẽ được hưởng lợi do châu Âu là một trong những thị trường xuất khẩu thép lớn nhất của Việt Nam.