Công chức là Đảng viên phải kê khai tài sản?
Dự thảo Luật Phòng chống tham nhũng (sửa đổi) đã được Chính phủ trình Quốc hội
Bên cạnh người có chức vụ, quyền hạn theo quy định hiện hành, đối tượng có nghĩa vụ kê khai tài tài sản, thu nhập tại dự thảo Luật Phòng chống tham nhũng (sửa đổi) đã bổ sung thêm cán bộ, công chức, viên chức là đảng viên.
Trình dự án luật tại phiên họp sáng 26/10 của Quốc hội, Tổng thanh tra Chính phủ Huỳnh Phong Tranh cho biết, dự thảo luật đã được sửa đổi theo hướng củng cố, nâng cao hiệu quả của các quy định về phòng ngừa, ngăn chặn tham nhũng, đẩy mạnh công khai, minh bạch hoạt động của cơ quan nhà nước, gắn với các biện pháp nâng cao trách nhiệm giải trình của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức.
Khác ban đầu, dự thảo luật cũng đã không quy định về Ban chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng.Việc thành lập, tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn và quy chế hoạt động của Ban chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng sẽ do Đảng quy định.
Quy định về đối tượng kê khai, minh bạch tài sản, thu nhập cũng là một sửa đổi quan trọng dự luật khi đã mở rộng phạm vi đối tượng và bổ sung một số quy định cụ thể về xác minh tài sản.
Thẩm tra dự án luật, Ủy ban Tư pháp cho rằng, việc sửa đổi như vậy chưa khắc phục được những hạn chế hiện nay. Để bảo đảm tính khả thi, nhiều ý kiến đề nghị giữ phạm vi đối tượng phải kê khai tài sản, thu nhập như quy định của Luật Phòng, chống tham nhũng hiện hành.
Với công khai bản kê khai tài sản, quan điểm của Chính phủ là trước mắt nên thực hiện việc công khai tại cơ quan, tổ chức, đơn vị nơi người kê khai thường xuyên làm việc. Sau một thời gian nhất định sẽ tổ chức đánh giá hiệu quả của việc công khai này rồi mới thực hiện việc công khai tại nơi cư trú.
Chính phủ cho biết, dự thảo luật cũng bổ sung quy định về trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị khi phát hiện cán bộ, công chức, viên chức do mình quản lý trực tiếp có dấu hiệu tham nhũng hoặc theo yêu cầu của cơ quan Kiểm tra đảng, cơ quan Thanh tra nhà nước, Kiểm toán nhà nước, cơ quan Điều tra, thì phải tạm đình chỉ hoặc tạm thời chuyển sang vị trí công tác khác để phục vụ cho việc xác minh làm rõ hành vi tham nhũng.
Tuy nhiên, cơ quan thẩm tra “phê” các quy định tại dự luật có thể dẫn đến triệt tiêu hiệu quả của nhau.
Theo dự kiến, dự án Luật Phòng chống tham nhũng (sửa đổi) sẽ được Quốc hội thông qua ngay tại kỳ họp này.
* Những người sau đây phải kê khai tài sản, thu nhập:
a) Đại biểu Quốc hội chuyên trách, đại biểu hội đồng nhân dân chuyên trách, người ứng cử đại biểu Quốc hội, đại biểu hội đồng nhân dân;
b) Cán bộ, công chức từ phó trưởng phòng của ủy ban nhân dân cấp huyện trở lên và người được hưởng phụ cấp chức vụ tương đương phó trưởng phòng của ủy ban nhân dân cấp huyện trở lên trong cơ quan, tổ chức, đơn vị;
c) Sĩ quan giữ cương vị chỉ huy từ cấp phó tiểu đoàn trưởng, phó chỉ huy, trưởng ban chỉ huy quân sự cấp huyện và tương đương trở lên trong Quân đội nhân dân; sĩ quan giữ cương vị chỉ huy từ cấp phó tiểu đoàn trưởng, phó trưởng công an phường, thị trấn, phó đội trưởng và tương đương trở lên trong Công an nhân dân;
d) Giám đốc, phó giám đốc, viện trưởng, phó viện trưởng, kế toán trưởng, trưởng phòng, phó trưởng phòng, trưởng khoa, phó trưởng khoa, bác sĩ chính, nghiên cứu viên chính tại các bệnh viện, viện nghiên cứu của Nhà nước;
đ) Tổng biên tập, phó tổng biên tập, kế toán trưởng, trưởng phòng, phó trưởng phòng, trưởng ban, phó trưởng ban báo, tạp chí có sử dụng ngân sách, tài sản của Nhà nước;
e) Hiệu trưởng, phó hiệu trưởng, kế toán trưởng trường mầm non, tiểu học của Nhà nước tại quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh; hiệu trưởng, phó hiệu trưởng, kế toán trưởng trường trung học cơ sở, trung học phổ thông, trường trung cấp chuyên nghiệp, dạy nghề, trung tâm giáo dục thường xuyên của Nhà nước; hiệu trưởng, phó hiệu trưởng, kế toán trưởng trường đại học, cao đẳng của Nhà nước; giám đốc, phó giám đốc, kế toán trưởng, trưởng phòng, phó trưởng phòng, trưởng khoa, phó trưởng khoa, giảng viên chính Đại học Quốc gia, đại học vùng;
f) Giám đốc, phó giám đốc, kế toán trưởng, trưởng phòng, phó trưởng phòng, trưởng ban, phó trưởng ban tại ban quản lý dự án đầu tư xây dựng có sử dụng ngân sách, tài sản của Nhà nước; giám đốc, phó giám đốc, kế toán trưởng ban quản lý dự án sử dụng vốn hỗ trợ phát triển chính thức;
g) Tổng giám đốc, phó tổng giám đốc, giám đốc, phó giám đốc, chủ tịch, phó chủ tịch, thành viên hội đồng quản trị; chủ tịch, phó chủ tịch, thành viên hội đồng thành viên, kiểm soát viên, kế toán trưởng, trưởng phòng, phó trưởng phòng, trưởng ban, phó trưởng ban các phòng, ban nghiệp vụ trong doanh nghiệp của Nhà nước; người đại diện phần vốn của Nhà nước ở doanh nghiệp;
h) Bí thư, phó bí thư đảng ủy; chủ tịch, phó chủ tịch hội đồng nhân dân; chủ tịch, phó chủ tịch, ủy viên ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn; trưởng công an, chỉ huy trưởng quân sự xã; cán bộ địa chính - xây dựng, tài chính - kế toán, tư pháp - hộ tịch của ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn;
i) Điều tra viên, kiểm sát viên, thẩm phán, thư ký toà án, kiểm toán viên nhà nước, thanh tra viên, chấp hành viên, công chứng viên nhà nước;
k) Cán bộ, công chức, viên chức là đảng viên Đảng cộng sản Việt Nam.
Nguồn: Dự thảo Luật Phòng chống tham nhũng (sửa đổi)
Trình dự án luật tại phiên họp sáng 26/10 của Quốc hội, Tổng thanh tra Chính phủ Huỳnh Phong Tranh cho biết, dự thảo luật đã được sửa đổi theo hướng củng cố, nâng cao hiệu quả của các quy định về phòng ngừa, ngăn chặn tham nhũng, đẩy mạnh công khai, minh bạch hoạt động của cơ quan nhà nước, gắn với các biện pháp nâng cao trách nhiệm giải trình của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức.
Khác ban đầu, dự thảo luật cũng đã không quy định về Ban chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng.Việc thành lập, tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn và quy chế hoạt động của Ban chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng sẽ do Đảng quy định.
Quy định về đối tượng kê khai, minh bạch tài sản, thu nhập cũng là một sửa đổi quan trọng dự luật khi đã mở rộng phạm vi đối tượng và bổ sung một số quy định cụ thể về xác minh tài sản.
Thẩm tra dự án luật, Ủy ban Tư pháp cho rằng, việc sửa đổi như vậy chưa khắc phục được những hạn chế hiện nay. Để bảo đảm tính khả thi, nhiều ý kiến đề nghị giữ phạm vi đối tượng phải kê khai tài sản, thu nhập như quy định của Luật Phòng, chống tham nhũng hiện hành.
Với công khai bản kê khai tài sản, quan điểm của Chính phủ là trước mắt nên thực hiện việc công khai tại cơ quan, tổ chức, đơn vị nơi người kê khai thường xuyên làm việc. Sau một thời gian nhất định sẽ tổ chức đánh giá hiệu quả của việc công khai này rồi mới thực hiện việc công khai tại nơi cư trú.
Chính phủ cho biết, dự thảo luật cũng bổ sung quy định về trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị khi phát hiện cán bộ, công chức, viên chức do mình quản lý trực tiếp có dấu hiệu tham nhũng hoặc theo yêu cầu của cơ quan Kiểm tra đảng, cơ quan Thanh tra nhà nước, Kiểm toán nhà nước, cơ quan Điều tra, thì phải tạm đình chỉ hoặc tạm thời chuyển sang vị trí công tác khác để phục vụ cho việc xác minh làm rõ hành vi tham nhũng.
Tuy nhiên, cơ quan thẩm tra “phê” các quy định tại dự luật có thể dẫn đến triệt tiêu hiệu quả của nhau.
Theo dự kiến, dự án Luật Phòng chống tham nhũng (sửa đổi) sẽ được Quốc hội thông qua ngay tại kỳ họp này.
* Những người sau đây phải kê khai tài sản, thu nhập:
a) Đại biểu Quốc hội chuyên trách, đại biểu hội đồng nhân dân chuyên trách, người ứng cử đại biểu Quốc hội, đại biểu hội đồng nhân dân;
b) Cán bộ, công chức từ phó trưởng phòng của ủy ban nhân dân cấp huyện trở lên và người được hưởng phụ cấp chức vụ tương đương phó trưởng phòng của ủy ban nhân dân cấp huyện trở lên trong cơ quan, tổ chức, đơn vị;
c) Sĩ quan giữ cương vị chỉ huy từ cấp phó tiểu đoàn trưởng, phó chỉ huy, trưởng ban chỉ huy quân sự cấp huyện và tương đương trở lên trong Quân đội nhân dân; sĩ quan giữ cương vị chỉ huy từ cấp phó tiểu đoàn trưởng, phó trưởng công an phường, thị trấn, phó đội trưởng và tương đương trở lên trong Công an nhân dân;
d) Giám đốc, phó giám đốc, viện trưởng, phó viện trưởng, kế toán trưởng, trưởng phòng, phó trưởng phòng, trưởng khoa, phó trưởng khoa, bác sĩ chính, nghiên cứu viên chính tại các bệnh viện, viện nghiên cứu của Nhà nước;
đ) Tổng biên tập, phó tổng biên tập, kế toán trưởng, trưởng phòng, phó trưởng phòng, trưởng ban, phó trưởng ban báo, tạp chí có sử dụng ngân sách, tài sản của Nhà nước;
e) Hiệu trưởng, phó hiệu trưởng, kế toán trưởng trường mầm non, tiểu học của Nhà nước tại quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh; hiệu trưởng, phó hiệu trưởng, kế toán trưởng trường trung học cơ sở, trung học phổ thông, trường trung cấp chuyên nghiệp, dạy nghề, trung tâm giáo dục thường xuyên của Nhà nước; hiệu trưởng, phó hiệu trưởng, kế toán trưởng trường đại học, cao đẳng của Nhà nước; giám đốc, phó giám đốc, kế toán trưởng, trưởng phòng, phó trưởng phòng, trưởng khoa, phó trưởng khoa, giảng viên chính Đại học Quốc gia, đại học vùng;
f) Giám đốc, phó giám đốc, kế toán trưởng, trưởng phòng, phó trưởng phòng, trưởng ban, phó trưởng ban tại ban quản lý dự án đầu tư xây dựng có sử dụng ngân sách, tài sản của Nhà nước; giám đốc, phó giám đốc, kế toán trưởng ban quản lý dự án sử dụng vốn hỗ trợ phát triển chính thức;
g) Tổng giám đốc, phó tổng giám đốc, giám đốc, phó giám đốc, chủ tịch, phó chủ tịch, thành viên hội đồng quản trị; chủ tịch, phó chủ tịch, thành viên hội đồng thành viên, kiểm soát viên, kế toán trưởng, trưởng phòng, phó trưởng phòng, trưởng ban, phó trưởng ban các phòng, ban nghiệp vụ trong doanh nghiệp của Nhà nước; người đại diện phần vốn của Nhà nước ở doanh nghiệp;
h) Bí thư, phó bí thư đảng ủy; chủ tịch, phó chủ tịch hội đồng nhân dân; chủ tịch, phó chủ tịch, ủy viên ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn; trưởng công an, chỉ huy trưởng quân sự xã; cán bộ địa chính - xây dựng, tài chính - kế toán, tư pháp - hộ tịch của ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn;
i) Điều tra viên, kiểm sát viên, thẩm phán, thư ký toà án, kiểm toán viên nhà nước, thanh tra viên, chấp hành viên, công chứng viên nhà nước;
k) Cán bộ, công chức, viên chức là đảng viên Đảng cộng sản Việt Nam.
Nguồn: Dự thảo Luật Phòng chống tham nhũng (sửa đổi)