Công dân Việt Nam được phép có hai quốc tịch?
Liệu công dân Việt Nam có được phép có hai quốc tịch hay không? Điều này đang chờ Quốc hội thông qua trong kỳ họp này
Liệu công dân Việt Nam có được phép có hai quốc tịch hay không? Điều này đang chờ Quốc hội thông qua trong kỳ họp này.
Từ năm 2007, Bộ Tư pháp đã đưa dự thảo Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Quốc tịch năm 1998 để lấy ý kiến người dân, trong đó chú ý nhất là việc Việt Nam có công nhận hai quốc tịch. Theo kế hoạch, trong kỳ họp thứ ba Quốc hội khoá 12 lần này sẽ thông qua điều khoản này. Đây là một tin mừng cho công dân Việt Nam, nhất là những kiều bào ở nước ngoài.
Điều 3 Luật Quốc tịch năm 1998 có quy định: “Nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam công nhận công dân Việt Nam có một quốc tịch là quốc tịch Việt Nam”. Như vậy, Việt Nam chưa công nhận việc một công dân vừa có quốc tịch Việt Nam vừa có quốc tịch nước khác, đây là quy định một quốc tịch triệt để.
Xu thế sửa đổi là tất yếu
Hiện nay, hơn 40% quốc gia trên thế giới đã chấp nhận việc hai quốc tịch cho công dân của họ. Việc Việt Nam công nhận hai quốc tịch cho công dân của mình là một xu hướng mở cho người Việt Nam.
Một trong những lí do để chấp nhận hai quốc tịch là nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho Việt kiều đầu tư về trong nước thuận lợi hơn. Kể từ khi Luật Quốc tịch 1998 có hiệu lực đến hết năm 2007, Việt Nam đã giải quyết hơn 61.000 trường hợp thôi quốc tịch Việt Nam, 231 trường hợp nhập quốc tịch Việt Nam, 51 trường hợp trở lại quốc tịch Việt Nam.
Rất nhiều trường hợp người Việt Nam nhập quốc tịch tại quốc gia định cư và vẫn muốn giữ quốc tịch Việt Nam nhưng không được chấp nhận, điều này gây nhiều bất lợi cho công dân Việt Nam. Rắc rối nhất là việc kết hôn giữa công dân Việt Nam với công dân của quốc gia không ký hiệp định về hôn nhân giữa hai quốc gia.
Ông Hoàng Thế Liên, Thứ trưởng Bộ Tư pháp, cho biết: sau chín năm đi vào cuộc sống, Luật Quốc tịch năm 1998 đã phát huy được nhiều mặt tích cực nhưng cũng còn một số điểm cần phải sửa đổi. Trong dự thảo sửa đổi lần này, Bộ Tư pháp quyết định bỏ quy định về nguyên tắc một quốc tịch.
Theo đó sẽ quy định cụ thể: người có quốc tịch Việt Nam, các trường hợp được miễn một số điều kiện nhập quốc tịch Việt Nam và một số điều kiện trở lại quốc tịch Việt Nam; quy định các biện pháp đăng ký để có quốc tịch Việt Nam đối với người không quốc tịch, người không rõ quốc tịch đã cư trú ổn định trên lãnh thổ Việt Nam; đăng ký để cấp giấy tờ chứng minh quốc tịch Việt Nam đối với người Việt Nam ở nước ngoài.
Một điểm lớn cũng được đề cập đến trong dự thảo là vấn đề cải cách thủ tục hành chính, rút ngắn thời gian giải quyết các vấn đề về quốc tịch Việt Nam, luật hoá một số quy định của các nghị định hướng dẫn thi hành Luật quốc tịch năm 1998.
Sửa đổi theo hướng “một quốc tịch mềm dẻo?
Trên thực tế, hiện nay 75% của hơn ba triệu người Việt Nam đang sinh sống ở nước ngoài đều đã nhập quốc tịch nước sở tại nơi họ đang sinh sống nhưng chưa thôi quốc tịch Việt Nam. Tuy nhiên, do Luật quốc tịch 1998 không quy định điều này nên những công dân này vẫn còn quốc tịch Việt Nam. Cũng do pháp luật Việt Nam không quy định cụ thể nên khiến cho những người Việt Nam đã nhập quốc tịch nước ngoài mà chưa thôi quốc tịch Việt Nam khó có thể thực hiện các quyền, nghĩa vụ của một công dân Việt Nam trọn vẹn.
Như vậy vô hình trung Việt Nam đang tự hạn chế chủ quyền đối với những công dân của mình.
Trên thế giới, việc quy định một hay hai quốc tịch được nhiều nước áp dụng khác nhau. Một số nước thiên về bảo đảm tối đa nguyên tắc một quốc tịch. Người nước ngoài muốn nhập quốc tịch của các nước này thì phải từ bỏ quốc tịch gốc và công dân của họ nếu nhập quốc tịch của nước ngoài sẽ tự động mất quốc tịch gốc.
Bên cạnh đó, nhiều quốc gia lại áp dụng nguyên tắc một quốc tịch mềm dẻo. Người nước ngoài nhập quốc tịch của những nước này không bắt buộc phải từ bỏ quốc tịch gốc của mình và ngược lại. Như vậy, công dân nước ngoài nếu nhập quốc tịch những quốc gia này sẽ hiển nhiên có hai quốc tịch.
Hướng sửa đổi Điều 3 Luật Quốc tịch năm 1998 của Việt Nam lại không đi theo hai hướng trên mà áp dụng nguyên tắc đa quốc tịch. Như vậy, nếu Quốc hội thông qua dự thảo sửa đổi Luật Quốc tịch năm 1998 thì công dân Việt Nam sẽ có thể mang nhiều quốc tịch.
Tuy nhiên, theo nhiều ý kiến thì việc áp dụng nguyên tắc đa quốc tịch sẽ rất phức tạp, nhất là khi giải quyết những tranh chấp dân sự, những tranh chấp về bảo hộ ngoại giao.
Do đó khi áp dụng nguyên tắc này, Việt Nam cần phải hoàn thiện nhiều hơn nữa về những quy định dưới luật cũng như tham gia ký kết với nhiều quốc gia các hiệp ước liên quan.
Đến nay, nhiều ý kiến xung quanh vẫn cho rằng hệ thống pháp lý của Việt Nam chưa phát triển nên cân nhắc áp dụng một quốc tịch mềm dẻo thay vì áp dụng nguyên tắc đa quốc tịch. Khi áp dụng nguyên tắc một quốc tịch mềm dẻo, sẽ dễ dàng áp dụng, xử lí trong các trường hợp công dân của mình tự nguyện nhập quốc tịch của quốc gia khác, cho dù quốc gia đó áp dụng nguyên tắc một quốc tịch.
Thứ trưởng Bộ Tư pháp Hoàng Thế Liên cho rằng, luật cần quy định rõ trường hợp nào phải dùng quốc tịch Việt Nam, trường hợp nào dùng quốc tịch nước ngoài, trường hợp nào được quyền lựa chọn quốc tịch... Chỉ khi quy định rõ như vậy thì Điều 3 Luật Quốc tịch năm 1998 mới thực sự đi vào đời sống.
Thực tế đến nay chúng ta chưa có biện pháp nào để bảo đảm nguyên tắc một quốc tịch như luật định, nhiều công dân Việt Nam tự nguyện nhập quốc tịch nước ngoài nhưng vẫn giữ quốc tịch gốc trong khi Luật không cho phép nhưng chúng ta cũng phải chấp nhận.
Từ năm 2007, Bộ Tư pháp đã đưa dự thảo Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Quốc tịch năm 1998 để lấy ý kiến người dân, trong đó chú ý nhất là việc Việt Nam có công nhận hai quốc tịch. Theo kế hoạch, trong kỳ họp thứ ba Quốc hội khoá 12 lần này sẽ thông qua điều khoản này. Đây là một tin mừng cho công dân Việt Nam, nhất là những kiều bào ở nước ngoài.
Điều 3 Luật Quốc tịch năm 1998 có quy định: “Nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam công nhận công dân Việt Nam có một quốc tịch là quốc tịch Việt Nam”. Như vậy, Việt Nam chưa công nhận việc một công dân vừa có quốc tịch Việt Nam vừa có quốc tịch nước khác, đây là quy định một quốc tịch triệt để.
Xu thế sửa đổi là tất yếu
Hiện nay, hơn 40% quốc gia trên thế giới đã chấp nhận việc hai quốc tịch cho công dân của họ. Việc Việt Nam công nhận hai quốc tịch cho công dân của mình là một xu hướng mở cho người Việt Nam.
Một trong những lí do để chấp nhận hai quốc tịch là nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho Việt kiều đầu tư về trong nước thuận lợi hơn. Kể từ khi Luật Quốc tịch 1998 có hiệu lực đến hết năm 2007, Việt Nam đã giải quyết hơn 61.000 trường hợp thôi quốc tịch Việt Nam, 231 trường hợp nhập quốc tịch Việt Nam, 51 trường hợp trở lại quốc tịch Việt Nam.
Rất nhiều trường hợp người Việt Nam nhập quốc tịch tại quốc gia định cư và vẫn muốn giữ quốc tịch Việt Nam nhưng không được chấp nhận, điều này gây nhiều bất lợi cho công dân Việt Nam. Rắc rối nhất là việc kết hôn giữa công dân Việt Nam với công dân của quốc gia không ký hiệp định về hôn nhân giữa hai quốc gia.
Ông Hoàng Thế Liên, Thứ trưởng Bộ Tư pháp, cho biết: sau chín năm đi vào cuộc sống, Luật Quốc tịch năm 1998 đã phát huy được nhiều mặt tích cực nhưng cũng còn một số điểm cần phải sửa đổi. Trong dự thảo sửa đổi lần này, Bộ Tư pháp quyết định bỏ quy định về nguyên tắc một quốc tịch.
Theo đó sẽ quy định cụ thể: người có quốc tịch Việt Nam, các trường hợp được miễn một số điều kiện nhập quốc tịch Việt Nam và một số điều kiện trở lại quốc tịch Việt Nam; quy định các biện pháp đăng ký để có quốc tịch Việt Nam đối với người không quốc tịch, người không rõ quốc tịch đã cư trú ổn định trên lãnh thổ Việt Nam; đăng ký để cấp giấy tờ chứng minh quốc tịch Việt Nam đối với người Việt Nam ở nước ngoài.
Một điểm lớn cũng được đề cập đến trong dự thảo là vấn đề cải cách thủ tục hành chính, rút ngắn thời gian giải quyết các vấn đề về quốc tịch Việt Nam, luật hoá một số quy định của các nghị định hướng dẫn thi hành Luật quốc tịch năm 1998.
Sửa đổi theo hướng “một quốc tịch mềm dẻo?
Trên thực tế, hiện nay 75% của hơn ba triệu người Việt Nam đang sinh sống ở nước ngoài đều đã nhập quốc tịch nước sở tại nơi họ đang sinh sống nhưng chưa thôi quốc tịch Việt Nam. Tuy nhiên, do Luật quốc tịch 1998 không quy định điều này nên những công dân này vẫn còn quốc tịch Việt Nam. Cũng do pháp luật Việt Nam không quy định cụ thể nên khiến cho những người Việt Nam đã nhập quốc tịch nước ngoài mà chưa thôi quốc tịch Việt Nam khó có thể thực hiện các quyền, nghĩa vụ của một công dân Việt Nam trọn vẹn.
Như vậy vô hình trung Việt Nam đang tự hạn chế chủ quyền đối với những công dân của mình.
Trên thế giới, việc quy định một hay hai quốc tịch được nhiều nước áp dụng khác nhau. Một số nước thiên về bảo đảm tối đa nguyên tắc một quốc tịch. Người nước ngoài muốn nhập quốc tịch của các nước này thì phải từ bỏ quốc tịch gốc và công dân của họ nếu nhập quốc tịch của nước ngoài sẽ tự động mất quốc tịch gốc.
Bên cạnh đó, nhiều quốc gia lại áp dụng nguyên tắc một quốc tịch mềm dẻo. Người nước ngoài nhập quốc tịch của những nước này không bắt buộc phải từ bỏ quốc tịch gốc của mình và ngược lại. Như vậy, công dân nước ngoài nếu nhập quốc tịch những quốc gia này sẽ hiển nhiên có hai quốc tịch.
Hướng sửa đổi Điều 3 Luật Quốc tịch năm 1998 của Việt Nam lại không đi theo hai hướng trên mà áp dụng nguyên tắc đa quốc tịch. Như vậy, nếu Quốc hội thông qua dự thảo sửa đổi Luật Quốc tịch năm 1998 thì công dân Việt Nam sẽ có thể mang nhiều quốc tịch.
Tuy nhiên, theo nhiều ý kiến thì việc áp dụng nguyên tắc đa quốc tịch sẽ rất phức tạp, nhất là khi giải quyết những tranh chấp dân sự, những tranh chấp về bảo hộ ngoại giao.
Do đó khi áp dụng nguyên tắc này, Việt Nam cần phải hoàn thiện nhiều hơn nữa về những quy định dưới luật cũng như tham gia ký kết với nhiều quốc gia các hiệp ước liên quan.
Đến nay, nhiều ý kiến xung quanh vẫn cho rằng hệ thống pháp lý của Việt Nam chưa phát triển nên cân nhắc áp dụng một quốc tịch mềm dẻo thay vì áp dụng nguyên tắc đa quốc tịch. Khi áp dụng nguyên tắc một quốc tịch mềm dẻo, sẽ dễ dàng áp dụng, xử lí trong các trường hợp công dân của mình tự nguyện nhập quốc tịch của quốc gia khác, cho dù quốc gia đó áp dụng nguyên tắc một quốc tịch.
Thứ trưởng Bộ Tư pháp Hoàng Thế Liên cho rằng, luật cần quy định rõ trường hợp nào phải dùng quốc tịch Việt Nam, trường hợp nào dùng quốc tịch nước ngoài, trường hợp nào được quyền lựa chọn quốc tịch... Chỉ khi quy định rõ như vậy thì Điều 3 Luật Quốc tịch năm 1998 mới thực sự đi vào đời sống.
Thực tế đến nay chúng ta chưa có biện pháp nào để bảo đảm nguyên tắc một quốc tịch như luật định, nhiều công dân Việt Nam tự nguyện nhập quốc tịch nước ngoài nhưng vẫn giữ quốc tịch gốc trong khi Luật không cho phép nhưng chúng ta cũng phải chấp nhận.