“Công khai với dân toàn bộ chi tiêu của Quốc hội”
Đại biểu cho rằng Quốc hội phải chịu sự kiểm toán độc lập của cơ quan kiểm toán, và báo cáo công khai với dân
Nhiệm kỳ vừa rồi đại biểu chuyên trách xài bao nhiêu ôtô, hết bao nhiêu tiền, và làm được chuyện gì công khai cho dân biết đi, xài tiền của dân phải đau xót chứ, “ông nghị” Trần Du Lịch đề nghị.
Cho ý kiến vào dự án Luật Tổ chức Quốc hội (sửa đổi), tại phiên thảo luận tổ, sáng 3/6, các vị đại biểu Quốc hội đương nhiệm chỉ ra nhiều hạn chế cả về tổ chức và hoạt động của cơ quan lập pháp, cần phải chỉnh sửa.
Một trong các nội dung nhận được sự đồng tình của một số vị đại biểu là tăng số đại biểu chuyên trách từ không quá 30% hiện nay lên 35%.
Nhưng, theo đại biểu Trần Du Lịch, nếu vẫn cơ chế này thì tăng đại biểu chuyên trách chỉ khiến tăng thuế của dân chứ không giải quyết được gì, bởi đại biểu là phải chuyên nghiệp, chứ không phải chuyên trách.
"Hiện nay đại biểu trách Trung ương xa rời cử tri, hồn sống của đại biểu là cử tri, anh ngồi đây rồi trước và sau kỳ họp về một buổi cho có chyện, dân bức xúc kiếm đại biểu ở đâu. Thậm chí có đại biểu chỉ mượn địa phương, mượn dân cho con đường thăng quan tiến chức, nếu nhiệm kỳ này dân không tín nhiệm thì lần sau anh đi chỗ khác ứng cử", ông Lịch nói.
Đề nghị đại biểu làm chuyên trách thì ở đâu cũng có quyền hạn giống nhau, đại biểu Lịch nhấn mạnh không nên hành chính hóa thứ bậc, sẽ phát sinh tốn kém. “Một ông phó chủ nhiệm ủy ban một nhiệm kỳ đi nước ngoài mấy lần, tiền vé bao nhiêu, công khai cho dân biết những nội dung đó đi”, ông Lịch đề nghị.
Vị đại biểu có ba khóa tham gia Quốc hội này cũng cho rằng Quốc hội phải chịu sự kiểm toán độc lập của cơ quan kiểm toán về toàn bộ chi tiêu của mình, và báo cáo công khai với nhân dân.
Giải thích rõ đại biểu hoạt động chuyên nghiệp nghĩa là khi trúng cử sẽ không phải là công chức nữa, Chủ tịch Hội đồng Nhân dân Tp.HCM Nguyễn Thị Quyết Tâm đề nghị nhiệm kỳ tới cần tăng lên tối thiểu 40% đại biểu chuyên nghiệp, còn nhiệm kỳ sau cần tăng lên 50%.
"Nếu tăng điều kiện cho bộ máy phục vụ mà hoạt động của đại biểu cứ như hiện nay thì sẽ lãng phí. Quốc hội xài nhiều tiền của dân mà hoạt động chưa được như mong muốn, đó là ý kiến cử tri", bà Tâm phát biểu.
"Nhiều ý kiến cử tri đề nghị, nếu làm đại biểu thì khi trúng cử anh phải dừng chức vụ hiện tại, như thế mới là sòng phẳng", đại biểu Ngô Ngọc Bình góp ý.
Tiêu chuẩn của đại biểu cũng là vấn đề được nhiều ý kiến đề cập.
Đang là đại biểu chuyên trách, ủy viên Thường trực Ủy ban Tư pháp, ông Đỗ Văn Đương “tự kiểm điểm” là hiện nay còn rất nhiều khiếm khuyết với cử tri, nhưng đại biểu chuyên trách cũng “có nỗi thống khổ” khi bị hành chính hóa.
"Hiện nay ngoài hai kỳ họp thì anh chuyên trách giống anh công chức, suốt ngày trên này sách vở chữ nghĩa, nên kém sống động, giảm đi tính đại diện", ông Đương nói từ trải nghiệm của chính bản thân mình.
Sửa luật cần quy định đại biểu chuyên trách phải là chuyên gia, là chuyên viên cao cấp trở lên và có kinh nghiệm 15 năm ở lĩnh vực mà ủy ban đại biểu đó hoạt động phụ trách, ông Đương đề nghị.
"Cho dù ở phòng máy lạnh nhưng vẫn phải gắn bó với nhân dân, giả sử đại biểu đi biểu tình có thể bị đánh giá về tư tưởng và bị phê bình, nhưng nếu dân bức xúc thì đại biểu ở nhà làm gì?", luật sư Trương Trọng Nghĩa lên tiếng.
Ông Nghĩa cũng đồng tình cao với phân tích của nhiều đại biểu là nếu Quốc hội vẫn duy trì thảo luận theo cách “xếp gạch” chờ đến lượt đọc 7 phút như hiện nay, thì tăng đại biểu chuyên trách chỉ thêm tốn kém.
Cho ý kiến vào dự án Luật Tổ chức Quốc hội (sửa đổi), tại phiên thảo luận tổ, sáng 3/6, các vị đại biểu Quốc hội đương nhiệm chỉ ra nhiều hạn chế cả về tổ chức và hoạt động của cơ quan lập pháp, cần phải chỉnh sửa.
Một trong các nội dung nhận được sự đồng tình của một số vị đại biểu là tăng số đại biểu chuyên trách từ không quá 30% hiện nay lên 35%.
Nhưng, theo đại biểu Trần Du Lịch, nếu vẫn cơ chế này thì tăng đại biểu chuyên trách chỉ khiến tăng thuế của dân chứ không giải quyết được gì, bởi đại biểu là phải chuyên nghiệp, chứ không phải chuyên trách.
"Hiện nay đại biểu trách Trung ương xa rời cử tri, hồn sống của đại biểu là cử tri, anh ngồi đây rồi trước và sau kỳ họp về một buổi cho có chyện, dân bức xúc kiếm đại biểu ở đâu. Thậm chí có đại biểu chỉ mượn địa phương, mượn dân cho con đường thăng quan tiến chức, nếu nhiệm kỳ này dân không tín nhiệm thì lần sau anh đi chỗ khác ứng cử", ông Lịch nói.
Đề nghị đại biểu làm chuyên trách thì ở đâu cũng có quyền hạn giống nhau, đại biểu Lịch nhấn mạnh không nên hành chính hóa thứ bậc, sẽ phát sinh tốn kém. “Một ông phó chủ nhiệm ủy ban một nhiệm kỳ đi nước ngoài mấy lần, tiền vé bao nhiêu, công khai cho dân biết những nội dung đó đi”, ông Lịch đề nghị.
Vị đại biểu có ba khóa tham gia Quốc hội này cũng cho rằng Quốc hội phải chịu sự kiểm toán độc lập của cơ quan kiểm toán về toàn bộ chi tiêu của mình, và báo cáo công khai với nhân dân.
Giải thích rõ đại biểu hoạt động chuyên nghiệp nghĩa là khi trúng cử sẽ không phải là công chức nữa, Chủ tịch Hội đồng Nhân dân Tp.HCM Nguyễn Thị Quyết Tâm đề nghị nhiệm kỳ tới cần tăng lên tối thiểu 40% đại biểu chuyên nghiệp, còn nhiệm kỳ sau cần tăng lên 50%.
"Nếu tăng điều kiện cho bộ máy phục vụ mà hoạt động của đại biểu cứ như hiện nay thì sẽ lãng phí. Quốc hội xài nhiều tiền của dân mà hoạt động chưa được như mong muốn, đó là ý kiến cử tri", bà Tâm phát biểu.
"Nhiều ý kiến cử tri đề nghị, nếu làm đại biểu thì khi trúng cử anh phải dừng chức vụ hiện tại, như thế mới là sòng phẳng", đại biểu Ngô Ngọc Bình góp ý.
Tiêu chuẩn của đại biểu cũng là vấn đề được nhiều ý kiến đề cập.
Đang là đại biểu chuyên trách, ủy viên Thường trực Ủy ban Tư pháp, ông Đỗ Văn Đương “tự kiểm điểm” là hiện nay còn rất nhiều khiếm khuyết với cử tri, nhưng đại biểu chuyên trách cũng “có nỗi thống khổ” khi bị hành chính hóa.
"Hiện nay ngoài hai kỳ họp thì anh chuyên trách giống anh công chức, suốt ngày trên này sách vở chữ nghĩa, nên kém sống động, giảm đi tính đại diện", ông Đương nói từ trải nghiệm của chính bản thân mình.
Sửa luật cần quy định đại biểu chuyên trách phải là chuyên gia, là chuyên viên cao cấp trở lên và có kinh nghiệm 15 năm ở lĩnh vực mà ủy ban đại biểu đó hoạt động phụ trách, ông Đương đề nghị.
"Cho dù ở phòng máy lạnh nhưng vẫn phải gắn bó với nhân dân, giả sử đại biểu đi biểu tình có thể bị đánh giá về tư tưởng và bị phê bình, nhưng nếu dân bức xúc thì đại biểu ở nhà làm gì?", luật sư Trương Trọng Nghĩa lên tiếng.
Ông Nghĩa cũng đồng tình cao với phân tích của nhiều đại biểu là nếu Quốc hội vẫn duy trì thảo luận theo cách “xếp gạch” chờ đến lượt đọc 7 phút như hiện nay, thì tăng đại biểu chuyên trách chỉ thêm tốn kém.