Cuộc chiến Google, Microsoft nóng dần
Việc Google, Microsoft ngày càng "đa nhiệm" hơn đã khiến họ trở thành những đối thủ thực sự của nhau
Những động thái liên tiếp gần đây cho thấy hai "tiểu hành tinh" Google và Microsoft đã chính thức cọ xát vào nhau mỗi lúc một mạnh hơn và rất có nguy cơ bùng nổ thành một cuộc chiến công nghệ thực sự.
Từ trước tới nay, Google và Microsoft luôn được xem là hai "người khổng lồ" thuộc những lĩnh vực chuyên môn khác nhau. Trong đó, Microsoft nổi tiếng về phần mềm hệ điều hành và bộ ứng dụng văn phòng dùng cho các dòng máy tính cá nhân, trong khi Google có ưu thế về nền tảng tìm kiếm trực tuyến.
Tuy nhiên, khi thế giới công nghệ di động phát triển, đứng trước sự cạnh tranh ngày một mãnh liệt của những đối thủ khác, cả Google và Microsoft đều đã "biến hình" thành những tập đoàn đa năng. Và một khi sự đa năng, đa nhiệm đó được mở rộng, những va chạm giữa hai người khổng lồ tất yếu sẽ xảy ra.
Chẳng hạn như tập đoàn Microsoft, từ một hãng chuyên sản xuất phần mềm máy tính, hiện cũng đã bước vào cuộc chiến máy tính bảng với dòng sản phẩm Surface, nền tảng hệ điều hành di động Windows Mobile, Windows Phone, bộ ứng dụng văn phòng được phát triển dành riêng cho thiết bị di động.
Còn Google, từ một "ông lớn" trong lĩnh vực tìm kiếm trực tuyến, thì nay cũng đã tham chiến ở hầu khắp những mảng, miếng công nghệ nóng bỏng nhất, từ máy tính bảng, smartphone cho đến hệ điều hành, ứng dụng...
Theo giới phân tích, sự chuyển hướng từ một tập đoàn chuyên biệt sang đa năng là xu thế tất yếu hiện nay trong lĩnh vực công nghệ. Tuy nhiên, từ sự đa năng, đa nhiệm trên đây của Microsoft và Google đã cho thấy hai "người khổng lồ" đã không còn đứng độc lập nhau, mà đã trở thành những đối thủ thực sự,
Trước hết là về nền tảng hệ điều hành, theo đánh giá của trang Business Insider, đây vốn được xem là "địa hạt" của Microsoft. Đứng trước sự bùng nổ các thiết bị di động, thế đứng của Microsoft đã bị lung lay. Sự lớn mạnh của mảng di động có hệ điều hành riêng đã khiến doanh số của Microsoft sụt giảm.
Xu hướng người dùng chuyển từ các dòng máy tính cá nhân như máy tính để bàn, máy tính xách tay thường dùng nền tảng Windows của Microsoft, Linux hay Mac của Apple sang máy tính bảng, smartphone chạy hệ điều hành iPhone OS (Apple) hay Android (Google) đã khiến Microsoft không thể ngồi yên.
Microsoft đã có bước chuyển mình khi tung ra nền tảng Windows dành cho thiết bị di động. Mặc dù được các chuyên gia công nghệ đánh giá cao, thậm chí còn được xem là đối thủ tiềm tàng của Android và iPhone OS, nhưng cho tới nay nền tảng di động mang nhãn Windows vẫn chưa đè bẹp được các đối thủ.
Đánh giá về phân khúc này, theo các chuyên gia phân tích, đối thủ được lợi thế nhất vẫn là Google. Rõ ràng là thị phần của nền tảng Android do Google phát triển vẫn đang tiếp tục phình to trên phân khúc thị trường hệ điều hành di động, trong khi miếng bánh dành cho các đối thủ khác ngày càng bị thu nhỏ.
Nhìn sang mảng phần mềm ứng dụng dành cho doanh nghiệp, theo Business Insider, đây vẫn là ưu thế của Microsoft. Mặc dù các bộ ứng dụng văn phòng được phát triển cho Android, iPhone OS không ít, nhưng xét về mức độ tiện lợi, thì sản phẩm của Microsoft vẫn chưa có đối thủ nào thực sự là xứng tầm.
Chuyển qua thị trường tìm kiếm trực tuyến, giới phân tích cho rằng, cuộc chiến giữa Google và Microsoft ở mảng này đã định hình rõ nét hơn. Trước đây, khi Microsoft tung ra công cụ tìm kiếm Bing, Google không có gì phải lo lắng. Tuy nhiên, sự hợp tác gần đây giữa Bing và Facebook lại là điều đáng ngại.
Mới đây, mạng xã hội Facebook đã nâng cấp khả năng tìm kiếm trên trang của mình, nhằm thách thức các đại gia internet khác như Google, LinkedIn hay Yelp. Tính năng tìm kiếm mới cho phép các thành viên Facebook tìm kiếm nhiều thông tin trên mạng xã hội này mà không có trên các công cụ khác như Google.
Facebook cũng cho biết họ đang hợp tác chặt chẽ với Bing để bộ công cụ tìm kiếm mới của họ có thể giúp người dùng trả lời những câu hỏi như “bạn bè tôi thích những bài hát gì?”. “Chúng tôi đã mở rộng quan hệ với Bing”, Tom Stocky của Facebook nói trong một cuộc họp báo tại trụ sở trang mạng xã hội này.
Nhà phân tích công nghệ Jeff Kagan nói tính năng mới của Facebook là một thách thức tiềm tàng với Google. “Không phải là một cuộc tấn công trực diện, nhưng cuộc tấn công đang tới”. “Facebook có thể thay đổi thế giới tìm kiếm trên mạng không? Nếu câu trả lời là có, thì đây sẽ là đe dọa lớn hơn cho Google”.
Một phân mảng khác cũng được xem là nơi sẽ bùng nổ cuộc chiến giữa Microsoft và Google, đó là việc liên kết đối tác và thâu tóm những "quân bài" lớn phục vụ cho chiến lược phát triển lâu dài. Theo giới phân tích, việc Google và Microsoft ra sức mở rộng sự hợp tác như thế này tuy có lợi nhưng cũng rất có hại.
Chẳng hạn như việc Google thu mua bộ phận phát triển di động của Motorola, nhằm giúp hãng tiến sâu hơn vào thị trường di động, nhưng kết quả cũng khiến Google tổn thất không ít. Hay như việc Microsoft bắt tay với Nokia phát triển di động, cho tới nay vẫn bị đặt dấu hỏi về mức độ thành công của cả hai bên.
Măc dù những ví dụ trên đây chỉ cho thấy một phần nào nguy cơ xảy đến những cuộc cạnh tranh khốc liệt đang rõ nét dần giữa Microsoft và Google, nhưng theo cách nói của các chuyên gia phân tích công nghệ, thì chính nhờ những cuộc chiến như thế này, người tiêu dùng công nghệ sẽ là đối tượng được hưởng lợi.
Từ trước tới nay, Google và Microsoft luôn được xem là hai "người khổng lồ" thuộc những lĩnh vực chuyên môn khác nhau. Trong đó, Microsoft nổi tiếng về phần mềm hệ điều hành và bộ ứng dụng văn phòng dùng cho các dòng máy tính cá nhân, trong khi Google có ưu thế về nền tảng tìm kiếm trực tuyến.
Tuy nhiên, khi thế giới công nghệ di động phát triển, đứng trước sự cạnh tranh ngày một mãnh liệt của những đối thủ khác, cả Google và Microsoft đều đã "biến hình" thành những tập đoàn đa năng. Và một khi sự đa năng, đa nhiệm đó được mở rộng, những va chạm giữa hai người khổng lồ tất yếu sẽ xảy ra.
Chẳng hạn như tập đoàn Microsoft, từ một hãng chuyên sản xuất phần mềm máy tính, hiện cũng đã bước vào cuộc chiến máy tính bảng với dòng sản phẩm Surface, nền tảng hệ điều hành di động Windows Mobile, Windows Phone, bộ ứng dụng văn phòng được phát triển dành riêng cho thiết bị di động.
Còn Google, từ một "ông lớn" trong lĩnh vực tìm kiếm trực tuyến, thì nay cũng đã tham chiến ở hầu khắp những mảng, miếng công nghệ nóng bỏng nhất, từ máy tính bảng, smartphone cho đến hệ điều hành, ứng dụng...
Theo giới phân tích, sự chuyển hướng từ một tập đoàn chuyên biệt sang đa năng là xu thế tất yếu hiện nay trong lĩnh vực công nghệ. Tuy nhiên, từ sự đa năng, đa nhiệm trên đây của Microsoft và Google đã cho thấy hai "người khổng lồ" đã không còn đứng độc lập nhau, mà đã trở thành những đối thủ thực sự,
Trước hết là về nền tảng hệ điều hành, theo đánh giá của trang Business Insider, đây vốn được xem là "địa hạt" của Microsoft. Đứng trước sự bùng nổ các thiết bị di động, thế đứng của Microsoft đã bị lung lay. Sự lớn mạnh của mảng di động có hệ điều hành riêng đã khiến doanh số của Microsoft sụt giảm.
Xu hướng người dùng chuyển từ các dòng máy tính cá nhân như máy tính để bàn, máy tính xách tay thường dùng nền tảng Windows của Microsoft, Linux hay Mac của Apple sang máy tính bảng, smartphone chạy hệ điều hành iPhone OS (Apple) hay Android (Google) đã khiến Microsoft không thể ngồi yên.
Microsoft đã có bước chuyển mình khi tung ra nền tảng Windows dành cho thiết bị di động. Mặc dù được các chuyên gia công nghệ đánh giá cao, thậm chí còn được xem là đối thủ tiềm tàng của Android và iPhone OS, nhưng cho tới nay nền tảng di động mang nhãn Windows vẫn chưa đè bẹp được các đối thủ.
Đánh giá về phân khúc này, theo các chuyên gia phân tích, đối thủ được lợi thế nhất vẫn là Google. Rõ ràng là thị phần của nền tảng Android do Google phát triển vẫn đang tiếp tục phình to trên phân khúc thị trường hệ điều hành di động, trong khi miếng bánh dành cho các đối thủ khác ngày càng bị thu nhỏ.
Nhìn sang mảng phần mềm ứng dụng dành cho doanh nghiệp, theo Business Insider, đây vẫn là ưu thế của Microsoft. Mặc dù các bộ ứng dụng văn phòng được phát triển cho Android, iPhone OS không ít, nhưng xét về mức độ tiện lợi, thì sản phẩm của Microsoft vẫn chưa có đối thủ nào thực sự là xứng tầm.
Chuyển qua thị trường tìm kiếm trực tuyến, giới phân tích cho rằng, cuộc chiến giữa Google và Microsoft ở mảng này đã định hình rõ nét hơn. Trước đây, khi Microsoft tung ra công cụ tìm kiếm Bing, Google không có gì phải lo lắng. Tuy nhiên, sự hợp tác gần đây giữa Bing và Facebook lại là điều đáng ngại.
Mới đây, mạng xã hội Facebook đã nâng cấp khả năng tìm kiếm trên trang của mình, nhằm thách thức các đại gia internet khác như Google, LinkedIn hay Yelp. Tính năng tìm kiếm mới cho phép các thành viên Facebook tìm kiếm nhiều thông tin trên mạng xã hội này mà không có trên các công cụ khác như Google.
Facebook cũng cho biết họ đang hợp tác chặt chẽ với Bing để bộ công cụ tìm kiếm mới của họ có thể giúp người dùng trả lời những câu hỏi như “bạn bè tôi thích những bài hát gì?”. “Chúng tôi đã mở rộng quan hệ với Bing”, Tom Stocky của Facebook nói trong một cuộc họp báo tại trụ sở trang mạng xã hội này.
Nhà phân tích công nghệ Jeff Kagan nói tính năng mới của Facebook là một thách thức tiềm tàng với Google. “Không phải là một cuộc tấn công trực diện, nhưng cuộc tấn công đang tới”. “Facebook có thể thay đổi thế giới tìm kiếm trên mạng không? Nếu câu trả lời là có, thì đây sẽ là đe dọa lớn hơn cho Google”.
Một phân mảng khác cũng được xem là nơi sẽ bùng nổ cuộc chiến giữa Microsoft và Google, đó là việc liên kết đối tác và thâu tóm những "quân bài" lớn phục vụ cho chiến lược phát triển lâu dài. Theo giới phân tích, việc Google và Microsoft ra sức mở rộng sự hợp tác như thế này tuy có lợi nhưng cũng rất có hại.
Chẳng hạn như việc Google thu mua bộ phận phát triển di động của Motorola, nhằm giúp hãng tiến sâu hơn vào thị trường di động, nhưng kết quả cũng khiến Google tổn thất không ít. Hay như việc Microsoft bắt tay với Nokia phát triển di động, cho tới nay vẫn bị đặt dấu hỏi về mức độ thành công của cả hai bên.
Măc dù những ví dụ trên đây chỉ cho thấy một phần nào nguy cơ xảy đến những cuộc cạnh tranh khốc liệt đang rõ nét dần giữa Microsoft và Google, nhưng theo cách nói của các chuyên gia phân tích công nghệ, thì chính nhờ những cuộc chiến như thế này, người tiêu dùng công nghệ sẽ là đối tượng được hưởng lợi.