Da giày Việt Nam không còn được EU ưu đãi thuế?
EU đang có kế hoạch loại ngành công nghiệp giày Việt Nam ra khỏi hệ thống ưu đãi thuế quan phổ cập
Liên minh Châu Âu (EU) đang có kế hoạch loại ngành công nghiệp giày Việt Nam ra khỏi hệ thống ưu đãi thuế quan phổ cập (GSP), vì da giày Việt Nam đã đủ khả năng cạnh tranh.
Ra khỏi hệ thống ưu đãi thuế quan tại Liên minh Châu Âu, nghĩa là ngành công nghiệp xuất khẩu giày của Việt Nam sẽ phải gánh chịu mức thuế cao hơn tại thị trường Châu Âu.
Tuy nhiên, các công ty sản xuất giày thể thao hàng đầu thế giới Adidas và Nike cho rằng, Liên minh Châu Âu không nên loại ngành công nghiệp giày Việt Nam ra khỏi hệ thống ưu đãi thuế quan. Bởi chương trình ưu đãi thuế sẽ giúp các nước đang phát triển (trong đó có Việt Nam) giảm nghèo đói bằng cách khuyến khích xuất khẩu sang Châu Âu.
Hiệp hội ngành dụng cụ thể thao Châu Âu cho rằng, việc “trừng phạt” Việt Nam hai lần như vậy là một hành động vô lý và thiếu trách nhiệm.
Ngành công nghiệp da giày là một trong những ngành xuất khẩu chủ lực tại Việt Nam. Nếu quyết định trên được thực thi, đây sẽ là một cú sốc mới đối với các nước Đông Nam Á. Trước đó, năm 2006 EU đã áp đặt thuế chống bán phá giá với giày mũ da nguồn gốc xuất khẩu từ Việt Nam và Trung Quốc.
Một đại diện EU nhận định: “Chúng tôi rất vui mừng vì thực tế Việt Nam đã đa dạng hóa các mặt hàng xuất khẩu vào EU. Đây là một câu chuyện thành công, nhưng tại sao ngành da giày Việt Nam lại bị loại ra khỏi chương trình GSP, trong khi một số nước khác vẫn được hưởng lợi từ chương trình này”.
* Theo hệ thống ưu đãi thương mại giai đoạn 2006-2008, Việt Nam tiếp tục nằm trong nhóm 136 nước và vùng lãnh thổ được hưởng ưu đãi GSP của EU. Trong đó, có một số nhóm sản phẩm Việt Nam như dệt may, da giày, thủ công mỹ nghệ, thủy sản ...
(Theo Reuters)
Ra khỏi hệ thống ưu đãi thuế quan tại Liên minh Châu Âu, nghĩa là ngành công nghiệp xuất khẩu giày của Việt Nam sẽ phải gánh chịu mức thuế cao hơn tại thị trường Châu Âu.
Tuy nhiên, các công ty sản xuất giày thể thao hàng đầu thế giới Adidas và Nike cho rằng, Liên minh Châu Âu không nên loại ngành công nghiệp giày Việt Nam ra khỏi hệ thống ưu đãi thuế quan. Bởi chương trình ưu đãi thuế sẽ giúp các nước đang phát triển (trong đó có Việt Nam) giảm nghèo đói bằng cách khuyến khích xuất khẩu sang Châu Âu.
Hiệp hội ngành dụng cụ thể thao Châu Âu cho rằng, việc “trừng phạt” Việt Nam hai lần như vậy là một hành động vô lý và thiếu trách nhiệm.
Ngành công nghiệp da giày là một trong những ngành xuất khẩu chủ lực tại Việt Nam. Nếu quyết định trên được thực thi, đây sẽ là một cú sốc mới đối với các nước Đông Nam Á. Trước đó, năm 2006 EU đã áp đặt thuế chống bán phá giá với giày mũ da nguồn gốc xuất khẩu từ Việt Nam và Trung Quốc.
Một đại diện EU nhận định: “Chúng tôi rất vui mừng vì thực tế Việt Nam đã đa dạng hóa các mặt hàng xuất khẩu vào EU. Đây là một câu chuyện thành công, nhưng tại sao ngành da giày Việt Nam lại bị loại ra khỏi chương trình GSP, trong khi một số nước khác vẫn được hưởng lợi từ chương trình này”.
* Theo hệ thống ưu đãi thương mại giai đoạn 2006-2008, Việt Nam tiếp tục nằm trong nhóm 136 nước và vùng lãnh thổ được hưởng ưu đãi GSP của EU. Trong đó, có một số nhóm sản phẩm Việt Nam như dệt may, da giày, thủ công mỹ nghệ, thủy sản ...
(Theo Reuters)