Đa mục tiêu qua thanh tra Eximbank
Ngân hàng Nhà nước đi từng bước để đạt được đa mục tiêu khi thanh tra Eximbank
Sáng 22/10, Ngân hàng Nhà nước chính thức có kết luận thanh tra tại Ngân hàng Xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank). Thêm một sự bóc tách quan trọng trong đó định hình, theo mục đích và quyết tâm của Ngân hàng Nhà nước.
Quá trình thanh tra Eximbank được biết đến từ hồi tháng 5/2015, với nội dung chính được lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước chi nhánh Tp.HCM từng đề cập là xem xét vấn đề sở hữu chéo.
Ngoài ra, một số nội dung khác về tín dụng, giao dịch tài sản… cũng được thanh tra dịp này.
Sáng 22/10, kết luận thanh tra được công bố. Là lĩnh vực nhạy cảm, tiềm ẩn những ảnh hưởng ngoài mong muốn và có thể vượt cả phạm vi đối tượng được thanh tra, nên kết luận không được công bố rộng rãi.
Nhưng, theo tìm hiểu của VnEconomy, tinh thần chung, các vấn đề tại Eximbank mà thanh tra kết luận không quá phức tạp, không gây nhiều ảnh hưởng xấu hoặc tiêu cực đến hoạt động của ngân hàng này và hệ thống nói chung. Tình huống đưa vào diện kiểm soát đặc biệt cũng được loại trừ.
Tuy nhiên, cơ quan thanh tra đã chỉ ra những vấn đề trong một số trường hợp cho vay không đúng với quy chế, hoặc chưa phù hợp trong giao dịch bất động sản và định giá tài sản…
Ngân hàng Nhà nước đã lường định và đưa ra lộ trình khắc phục và xử lý những điểm trên. Quá trình này được đánh giá là khả thi và nằm trong tầm giám sát của cơ quan quản lý.
Ngoài những nội dung trên, Ngân hàng Nhà nước cũng đã đạt được mục tiêu hẳn đã trù tính trước đó qua thanh tra Eximbank. Đó là xử lý vấn đề sở hữu chéo trong hệ thống, lành mạnh các mối quan hệ sở hữu, xác minh rõ nguồn vốn đầu tư vào hệ thống... Đây là bước đi đã chủ động trước ở cá nhân và ngân hàng khác, rồi mới kết nối đến việc xử lý tại Eximbank.
Kết quả cụ thể nhất, qua thanh tra, Ngân hàng Nhà nước đã buộc một cá nhân (chứ không phải một số cá nhân như có thông tin nêu) là cổ đông của Eximbank, trả lại cổ phần sở hữu “đúng địa chỉ”, minh bạch nguồn gốc, để phải ủy quyền vô thời hạn và không hủy ngang cho Ngân hàng Nhà nước.
Để có được kết quả trên, cơ quan thanh tra Ngân hàng Nhà nước đã từng bước xử lý cá nhân tại ngân hàng khác liên quan trước đó. Nói cách khác, từ trường hợp này để kết nối và xử lý trường hợp kia một cách thuyết phục với các cá nhân liên quan mà không gây xáo trộn bất lợi trong hệ thống, không gây phản ứng tiêu cực từ thị trường.
Trước đó, hồi tháng 8/2015, thị trường đã biết đến việc ông Trầm Bê, Phó chủ tịch Hội đồng Quản trị Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín (Sacombank), đã tự nguyện cam kết ủy quyền không hủy ngang, vô thời hạn cho Ngân hàng Nhà nước hoặc tổ chức, cá nhân do Ngân hàng Nhà nước chỉ định thực hiện đầy đủ các quyền của cổ đông theo quy định của pháp luật trong kế hoạch sáp nhập Ngân hàng Phương Nam (Southern Bank).
Tiếp nối lần này là với trường hợp ủy quyền vô thời hạn và không hủy ngang cho Ngân hàng Nhà nước tại Eximbank. Nói cách khác, từ nhận diện đến vào cuộc, Ngân hàng Nhà nước đã từng bước xử lý bất cập trong “sở hữu có vấn đề” tại Sacombank và Eximbank, qua đó lành mạnh hóa và tăng cường giám sát và quản lý.
Cả Sacombank và Eximbank đều là những ngân hàng thương mại cổ phần có nền tảng tốt hàng đầu trong hệ thống. Việc Ngân hàng Nhà nước từng bước vào cuộc bóc tách, xử lý và có vai trò trực tiếp hơn trong quản lý điều hành một mặt nhằm lành mạnh hóa hệ thống, mặt khác để tiếp tục bảo vệ giá trị nền tảng đang có và đưa hai ngân hàng này trở lại quỹ đạo hoạt động hiệu quả.
Quá trình thanh tra Eximbank được biết đến từ hồi tháng 5/2015, với nội dung chính được lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước chi nhánh Tp.HCM từng đề cập là xem xét vấn đề sở hữu chéo.
Ngoài ra, một số nội dung khác về tín dụng, giao dịch tài sản… cũng được thanh tra dịp này.
Sáng 22/10, kết luận thanh tra được công bố. Là lĩnh vực nhạy cảm, tiềm ẩn những ảnh hưởng ngoài mong muốn và có thể vượt cả phạm vi đối tượng được thanh tra, nên kết luận không được công bố rộng rãi.
Nhưng, theo tìm hiểu của VnEconomy, tinh thần chung, các vấn đề tại Eximbank mà thanh tra kết luận không quá phức tạp, không gây nhiều ảnh hưởng xấu hoặc tiêu cực đến hoạt động của ngân hàng này và hệ thống nói chung. Tình huống đưa vào diện kiểm soát đặc biệt cũng được loại trừ.
Tuy nhiên, cơ quan thanh tra đã chỉ ra những vấn đề trong một số trường hợp cho vay không đúng với quy chế, hoặc chưa phù hợp trong giao dịch bất động sản và định giá tài sản…
Ngân hàng Nhà nước đã lường định và đưa ra lộ trình khắc phục và xử lý những điểm trên. Quá trình này được đánh giá là khả thi và nằm trong tầm giám sát của cơ quan quản lý.
Ngoài những nội dung trên, Ngân hàng Nhà nước cũng đã đạt được mục tiêu hẳn đã trù tính trước đó qua thanh tra Eximbank. Đó là xử lý vấn đề sở hữu chéo trong hệ thống, lành mạnh các mối quan hệ sở hữu, xác minh rõ nguồn vốn đầu tư vào hệ thống... Đây là bước đi đã chủ động trước ở cá nhân và ngân hàng khác, rồi mới kết nối đến việc xử lý tại Eximbank.
Kết quả cụ thể nhất, qua thanh tra, Ngân hàng Nhà nước đã buộc một cá nhân (chứ không phải một số cá nhân như có thông tin nêu) là cổ đông của Eximbank, trả lại cổ phần sở hữu “đúng địa chỉ”, minh bạch nguồn gốc, để phải ủy quyền vô thời hạn và không hủy ngang cho Ngân hàng Nhà nước.
Để có được kết quả trên, cơ quan thanh tra Ngân hàng Nhà nước đã từng bước xử lý cá nhân tại ngân hàng khác liên quan trước đó. Nói cách khác, từ trường hợp này để kết nối và xử lý trường hợp kia một cách thuyết phục với các cá nhân liên quan mà không gây xáo trộn bất lợi trong hệ thống, không gây phản ứng tiêu cực từ thị trường.
Trước đó, hồi tháng 8/2015, thị trường đã biết đến việc ông Trầm Bê, Phó chủ tịch Hội đồng Quản trị Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín (Sacombank), đã tự nguyện cam kết ủy quyền không hủy ngang, vô thời hạn cho Ngân hàng Nhà nước hoặc tổ chức, cá nhân do Ngân hàng Nhà nước chỉ định thực hiện đầy đủ các quyền của cổ đông theo quy định của pháp luật trong kế hoạch sáp nhập Ngân hàng Phương Nam (Southern Bank).
Tiếp nối lần này là với trường hợp ủy quyền vô thời hạn và không hủy ngang cho Ngân hàng Nhà nước tại Eximbank. Nói cách khác, từ nhận diện đến vào cuộc, Ngân hàng Nhà nước đã từng bước xử lý bất cập trong “sở hữu có vấn đề” tại Sacombank và Eximbank, qua đó lành mạnh hóa và tăng cường giám sát và quản lý.
Cả Sacombank và Eximbank đều là những ngân hàng thương mại cổ phần có nền tảng tốt hàng đầu trong hệ thống. Việc Ngân hàng Nhà nước từng bước vào cuộc bóc tách, xử lý và có vai trò trực tiếp hơn trong quản lý điều hành một mặt nhằm lành mạnh hóa hệ thống, mặt khác để tiếp tục bảo vệ giá trị nền tảng đang có và đưa hai ngân hàng này trở lại quỹ đạo hoạt động hiệu quả.