“Đà Nẵng chưa bàn đến việc di dời trung tâm hành chính”
Đà Nẵng đã duyệt phương án thiết kế mở thêm những cửa hút không khí và gió vào toà nhà trung tâm hành chính
UBND thành phố Đà Nẵng vừa chính thức lên tiếng xung quanh thông tin địa phương này tính chuyện dời trung tâm hành chính trị giá gần 2.000 tỷ đồng của thành phố đến một địa điểm khác.
Trong thông cáo báo chí phát đi chiều tối 13/8, cơ quan này cho biết, tòa nhà trung tâm hành chính của thành phố được khánh thành vào ngày 8/9/2014, là nơi làm việc của 26 sở, ban, ngành và Văn phòng UBND thành phố Đà Nẵng.
Sau khi đưa vào hoạt động, đây thực sự là địa điểm hoạt động tập trung, có tính tương tác giữa tổ chức, công dân với chính quyền trong lĩnh vực hành chính của thành phố. Hiệu quả hoạt động trong công tác quản lý nhà nước, điều hành hành chính trở nên thân thiện, hiệu quả, giúp người dân và doanh nghiệp tiết kiệm thời gian và tiếp cận với chính quyền thuận lợi, dễ dàng hơn; công tác phối hợp giữa các cơ quan nhà nước trong tòa nhà diễn ra thông suốt.
Tuy nhiên, cùng với các ưu điểm, sau gần hai năm đưa vào sử dụng, công trình đã xuất hiện một số hạn chế, chưa phù hợp so với các yêu cầu thực tế hoạt động công vụ và một số yêu cầu kỹ thuật.
Tại một số vị trí của khối tháp có tình trạng nóng, một số phòng họp trong từng thời điểm nhất định xuất hiện việc thiếu dưỡng khí. Hiện nay, UBND thành phố đã chỉ đạo các cơ quan, đơn vị liên quan có phương án triển khai khắc phục tình trạng nóng và thiếu dưỡng khí.
Đặc biệt, trước thông tin dư luận cho rằng, thành phố sắp di dời, xây dựng một trung tâm hành chính khác, UBND thành phố Đà Nẵng cho hay: “Việc quy hoạch xây dựng khu hành chính tập trung mới là ý tưởng ban đầu, tầm nhìn dài hạn, đang được giao cho các cơ quan chức năng nghiên cứu, đề xuất cho thật sự phù hợp với quá trình phát triển đô thị nhanh chóng của thành phố Đà Nẵng và phải đảm bảo tính hiệu quả, tiện lợi trên mọi phương diện”.
Trong thông cáo báo chí, UBND thành phố cũng khẳng định “Đến nay, lãnh đạo thành phố Đà Nẵng chưa có bất kỳ cuộc họp nào để thảo luận về vấn đề này”.
Trao đổi thêm với báo chí chiều 13/8, Chánh văn phòng UBND Đà Nẵng Trần Đình Quỳnh cho biết thành phố đã duyệt phương án thiết kế mở thêm những cửa hút không khí và gió vào toà nhà trung tâm hành chính.
Ông Quỳnh thừa nhận, toà nhà khi đi vào hoạt động đã gặp phải sự cố thiếu oxy và nóng. Trong năm 2014 và 2015, UBND thành phố đã chỉ đạo Sở Khoa học và Công nghệ thuê các đơn vị chuyên môn đo hàm lượng khí tươi. Kết quả đợt kiểm tra lần 1 có 13/14 mẫu khí không đạt theo tiêu chuẩn thiết kế. Sau đó, thành phố đã cho xử lý lại các cửa hút khí tươi, kiểm tra lần 2 thì đạt yêu cầu, nhưng trong năm 2016 chúng tôi chưa đo lại khí tươi.
Cũng theo đại diện UBND thành phố Đà Nẵng, toà nhà nóng do toàn bộ được bao bọc bằng kính, các phòng ở phía Tây bị nóng nhiều hơn dẫn đến công chức làm việc cảm thấy khó chịu. Còn tình trạng thiếu oxy xảy ra không thường xuyên, tuỳ từng thời điểm và vị trí.
“Hiện UBND thành phố đã giao Sở Xây dựng và Viện quy hoạch lập phương án mở thêm cửa hút không khí và gió. Sắp tới sẽ đấu thầu để triển khai thực hiện. Còn chuyện di dời chỉ là định hướng lâu dài, khi dân số phát triển, ùn tắc giao thông, hoặc là toà nhà cũ kỹ, công năng không còn phù hợp, có vị trí khác thuận lợi hơn thì mới chuyển”, ông Quỳnh khẳng định.
Trong thông cáo báo chí phát đi chiều tối 13/8, cơ quan này cho biết, tòa nhà trung tâm hành chính của thành phố được khánh thành vào ngày 8/9/2014, là nơi làm việc của 26 sở, ban, ngành và Văn phòng UBND thành phố Đà Nẵng.
Sau khi đưa vào hoạt động, đây thực sự là địa điểm hoạt động tập trung, có tính tương tác giữa tổ chức, công dân với chính quyền trong lĩnh vực hành chính của thành phố. Hiệu quả hoạt động trong công tác quản lý nhà nước, điều hành hành chính trở nên thân thiện, hiệu quả, giúp người dân và doanh nghiệp tiết kiệm thời gian và tiếp cận với chính quyền thuận lợi, dễ dàng hơn; công tác phối hợp giữa các cơ quan nhà nước trong tòa nhà diễn ra thông suốt.
Tuy nhiên, cùng với các ưu điểm, sau gần hai năm đưa vào sử dụng, công trình đã xuất hiện một số hạn chế, chưa phù hợp so với các yêu cầu thực tế hoạt động công vụ và một số yêu cầu kỹ thuật.
Tại một số vị trí của khối tháp có tình trạng nóng, một số phòng họp trong từng thời điểm nhất định xuất hiện việc thiếu dưỡng khí. Hiện nay, UBND thành phố đã chỉ đạo các cơ quan, đơn vị liên quan có phương án triển khai khắc phục tình trạng nóng và thiếu dưỡng khí.
Đặc biệt, trước thông tin dư luận cho rằng, thành phố sắp di dời, xây dựng một trung tâm hành chính khác, UBND thành phố Đà Nẵng cho hay: “Việc quy hoạch xây dựng khu hành chính tập trung mới là ý tưởng ban đầu, tầm nhìn dài hạn, đang được giao cho các cơ quan chức năng nghiên cứu, đề xuất cho thật sự phù hợp với quá trình phát triển đô thị nhanh chóng của thành phố Đà Nẵng và phải đảm bảo tính hiệu quả, tiện lợi trên mọi phương diện”.
Trong thông cáo báo chí, UBND thành phố cũng khẳng định “Đến nay, lãnh đạo thành phố Đà Nẵng chưa có bất kỳ cuộc họp nào để thảo luận về vấn đề này”.
Trao đổi thêm với báo chí chiều 13/8, Chánh văn phòng UBND Đà Nẵng Trần Đình Quỳnh cho biết thành phố đã duyệt phương án thiết kế mở thêm những cửa hút không khí và gió vào toà nhà trung tâm hành chính.
Ông Quỳnh thừa nhận, toà nhà khi đi vào hoạt động đã gặp phải sự cố thiếu oxy và nóng. Trong năm 2014 và 2015, UBND thành phố đã chỉ đạo Sở Khoa học và Công nghệ thuê các đơn vị chuyên môn đo hàm lượng khí tươi. Kết quả đợt kiểm tra lần 1 có 13/14 mẫu khí không đạt theo tiêu chuẩn thiết kế. Sau đó, thành phố đã cho xử lý lại các cửa hút khí tươi, kiểm tra lần 2 thì đạt yêu cầu, nhưng trong năm 2016 chúng tôi chưa đo lại khí tươi.
Cũng theo đại diện UBND thành phố Đà Nẵng, toà nhà nóng do toàn bộ được bao bọc bằng kính, các phòng ở phía Tây bị nóng nhiều hơn dẫn đến công chức làm việc cảm thấy khó chịu. Còn tình trạng thiếu oxy xảy ra không thường xuyên, tuỳ từng thời điểm và vị trí.
“Hiện UBND thành phố đã giao Sở Xây dựng và Viện quy hoạch lập phương án mở thêm cửa hút không khí và gió. Sắp tới sẽ đấu thầu để triển khai thực hiện. Còn chuyện di dời chỉ là định hướng lâu dài, khi dân số phát triển, ùn tắc giao thông, hoặc là toà nhà cũ kỹ, công năng không còn phù hợp, có vị trí khác thuận lợi hơn thì mới chuyển”, ông Quỳnh khẳng định.