Đà Nẵng yêu cầu giảng dạy về Hoàng Sa trong trường học
Hai câu cuối của bài thơ: “Sách sử sách địa chưa ghi. Phụ huynh chưa biết trách gì học sinh”
Chiều muộn 10/7, Bí thư Thành ủy - Chủ tịch Hội đồng Nhân dân thành phố Đà Nẵng Trần Thọ đã khiến các đại biểu dự họp vỗ tay kéo dài, khi lời phát biểu bế mạc kỳ họp của ông còn chưa kết thúc.
Đó là khi ông đề cập đến tình hình biển Đông.
Ông chỉ đạo ngành giáo dục Đà Nẵng phải kết hợp với Ban Tuyên giáo Thành ủy, biên soạn tài liệu giảng dạy trong các trường học về Hoàng Sa - huyện đảo của Đà Nẵng, vùng lãnh thổ thiêng liêng bị Trung Quốc chiếm đóng trái phép năm 1974.
Ông Trần Thọ cho biết thêm là khi Hội đồng Nhân dân thành phố đang họp, trong đó có việc thông qua nghị quyết phản đối Trung Quốc xâm phạm chủ quyền quốc gia Việt Nam, thì một cử tri đã nhắn tin cho ông nguyên một bài thơ, để bày tỏ sự ủng hộ trước các ý kiến của đại biểu Hội đồng Nhân dân.
Nhận xét bài thơ rất mộc mạc nhưng tâm huyết, Chủ tịch Trần Thọ đọc luôn cho tất cả các vị đại diện của người dân thành phố cùng nghe.
Bài thơ lấy tứ, dân ta phải biết sử ta, và tuổi trẻ Đà Nẵng cần biết Hoàng Sa huyện nhà. Hai câu cuối của bài thơ: “Sách sử sách địa chưa ghi. Phụ huynh chưa biết trách gì học sinh”.
Vị Chủ tịch Hội đồng Nhân dân thành phố Đà Nẵng nhấn mạnh, trong tình hình biển Đông phức tạp, có thể còn kéo dài, người dân thành phố cần nâng cao cảnh giác, mài sắc ý chí, quyết tâm bám biển, giữ vững chủ quyền thiêng liêng biển đảo của Tổ quốc, với tinh thần đem đại nghĩa để thắng hung tàn, lấy chí nhân để thay cường bạo.
“Người dân Đà Nẵng hãy thể hiện lòng yêu nước với quyết tâm như lời hịch của cha ông thủa trước: Nam quốc sơn hà Nam đế cư, yêu nước bằng luật pháp Việt Nam và luật pháp quốc tế, bằng tính cách con người Đà Nẵng”, ông phát biểu.
Sau đó, ông Thọ trầm giọng: “Thực ra mà nói, Trung Quốc đất rộng người đông, văn hóa lâu đời, đường đường là một nước lớn, lẽ ra phải có tấm lòng bao la, nhưng mà lại có tâm địa hẹp hòi. Ước gì ta có chỗ rộng, để đề nghị họ di dời giải tỏa, bố trí họ tái định cư nơi khác, để thành phố ta yên ổn mà làm ăn”.
Hội trường vang lên tiếng vỗ tay.
Bên cạnh tình hình biển Đông, trong bài phát biểu bế mạc hơn nửa giờ, ông Thọ cũng khái quát 5 kết quả chủ yếu, 6 hạn chế của Đà Nẵng trong 6 tháng đầu năm, và 11 công việc phải làm trong thời gian còn lại của năm 2014.
Theo đó, tình hình biển Đông hết sức phức tạp nhưng bà con ngư dân vẫn kiên cường vươn khơi bám biển, góp phần bảo vệ chủ quyền biển đảo được ông nhắc đến như một kết quả nổi bật.
Ông nhấn mạnh, trong tình hình hiện nay việc tăng đầu tư cho ngư dân vươn khơi vừa bám biển sản xuất vừa bảo vệ chủ quyền có ý nghĩa hơn bao giờ hết. Và, ông đã thống nhất cùng Chủ tịch UBND thành phố Văn Hữu Chiến báo cáo Thủ tướng về việc hỗ trợ bảo hiểm thân tàu và hỗ trợ đóng tàu công suất lớn cho ngư dân.
Đó là khi ông đề cập đến tình hình biển Đông.
Ông chỉ đạo ngành giáo dục Đà Nẵng phải kết hợp với Ban Tuyên giáo Thành ủy, biên soạn tài liệu giảng dạy trong các trường học về Hoàng Sa - huyện đảo của Đà Nẵng, vùng lãnh thổ thiêng liêng bị Trung Quốc chiếm đóng trái phép năm 1974.
Ông Trần Thọ cho biết thêm là khi Hội đồng Nhân dân thành phố đang họp, trong đó có việc thông qua nghị quyết phản đối Trung Quốc xâm phạm chủ quyền quốc gia Việt Nam, thì một cử tri đã nhắn tin cho ông nguyên một bài thơ, để bày tỏ sự ủng hộ trước các ý kiến của đại biểu Hội đồng Nhân dân.
Nhận xét bài thơ rất mộc mạc nhưng tâm huyết, Chủ tịch Trần Thọ đọc luôn cho tất cả các vị đại diện của người dân thành phố cùng nghe.
Bài thơ lấy tứ, dân ta phải biết sử ta, và tuổi trẻ Đà Nẵng cần biết Hoàng Sa huyện nhà. Hai câu cuối của bài thơ: “Sách sử sách địa chưa ghi. Phụ huynh chưa biết trách gì học sinh”.
Vị Chủ tịch Hội đồng Nhân dân thành phố Đà Nẵng nhấn mạnh, trong tình hình biển Đông phức tạp, có thể còn kéo dài, người dân thành phố cần nâng cao cảnh giác, mài sắc ý chí, quyết tâm bám biển, giữ vững chủ quyền thiêng liêng biển đảo của Tổ quốc, với tinh thần đem đại nghĩa để thắng hung tàn, lấy chí nhân để thay cường bạo.
“Người dân Đà Nẵng hãy thể hiện lòng yêu nước với quyết tâm như lời hịch của cha ông thủa trước: Nam quốc sơn hà Nam đế cư, yêu nước bằng luật pháp Việt Nam và luật pháp quốc tế, bằng tính cách con người Đà Nẵng”, ông phát biểu.
Sau đó, ông Thọ trầm giọng: “Thực ra mà nói, Trung Quốc đất rộng người đông, văn hóa lâu đời, đường đường là một nước lớn, lẽ ra phải có tấm lòng bao la, nhưng mà lại có tâm địa hẹp hòi. Ước gì ta có chỗ rộng, để đề nghị họ di dời giải tỏa, bố trí họ tái định cư nơi khác, để thành phố ta yên ổn mà làm ăn”.
Hội trường vang lên tiếng vỗ tay.
Bên cạnh tình hình biển Đông, trong bài phát biểu bế mạc hơn nửa giờ, ông Thọ cũng khái quát 5 kết quả chủ yếu, 6 hạn chế của Đà Nẵng trong 6 tháng đầu năm, và 11 công việc phải làm trong thời gian còn lại của năm 2014.
Theo đó, tình hình biển Đông hết sức phức tạp nhưng bà con ngư dân vẫn kiên cường vươn khơi bám biển, góp phần bảo vệ chủ quyền biển đảo được ông nhắc đến như một kết quả nổi bật.
Ông nhấn mạnh, trong tình hình hiện nay việc tăng đầu tư cho ngư dân vươn khơi vừa bám biển sản xuất vừa bảo vệ chủ quyền có ý nghĩa hơn bao giờ hết. Và, ông đã thống nhất cùng Chủ tịch UBND thành phố Văn Hữu Chiến báo cáo Thủ tướng về việc hỗ trợ bảo hiểm thân tàu và hỗ trợ đóng tàu công suất lớn cho ngư dân.