Đã “trảm” 52 dự án thủy điện
Bộ trưởng Bộ Công Thương cho biết đã và sẽ loại bỏ các dự án thủy điện nếu không đáp ứng các quy định
Tính đến tháng 5/2012, Bộ Công Thương đã quyết định đình chỉ, loại khỏi quy hoạch 52 dự án thủy điện vì không đáp ứng các điều kiện của Chính phủ.
Thông tin được Bộ trưởng Bộ Công Thương Vũ Huy Hoàng cho biết tại phiên chất vấn trước Quốc hội sáng nay (14/6), xung quanh vấn đề phát triển tràn lan các dự án thủy điện, gây ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân, lũ lụt, tàn phá môi trường.
Theo Bộ trưởng Hoàng, không phải tại kỳ họp này, trước đây câu chuyện phát triển thủy điện, trong đó có thủy điện nhỏ luôn được dư luận cả nước quan tâm. Tại kỳ họp thứ hai hồi tháng 11/2012 cũng đã có rất nhiều đại biểu chất vấn Bộ về vấn đề này.
Lý giải trước thực tế “bội thực” dự án thủy điện như phản ánh các đại biểu, Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng cho hay, đối với một đất nước như Việt Nam, hệ thống sông suối nhiều, nên tiềm năng để phát triển thủy điện rất lớn.
Trong khi đó, hàng năm chúng ta lại phải gồng mình chống lũ, chống hạn nên việc xây dựng các đập thủy điện lại càng rất cần thiết. Trên thực tế, nhiều công trình thủy điện đã phát huy chức năng này.
Mặt khác, hiện Việt Nam cũng đang dần phải nhập khẩu năng lượng, trong khi thủy điện có chi phí rẻ... Do đó, Chính phủ đã chỉ đạo và xác định quy hoạch phát triển thủy điện rất quan trọng, trong đó có quy hoạch của quốc gia, có của địa phương.
Theo Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng, trong số 1.097 dự án thủy điện đã được Thủ tướng phê duyệt, thì 195 dự án đã và đang triển khai đều nằm trong quy hoạch đã được duyệt, không có dự án nằm ngoài quy hoạch.
Tuy nhiên, Bộ trưởng cũng thẳng thắn, bên cạnh mặt được, có phát sinh mặt chưa được, tiêu cực như dư luận phản ánh, chẳng hạn: làm thay đổi dòng chảy, môi sinh, đền bù di dân tái định cư chưa thỏa đáng...
“Chúng tôi nghĩ rằng, trách nhiệm của Bộ Công Thương và các bộ, ngành, địa phương là phải tìm ra giải pháp để phát huy mặt được đồng thời hạn chế những mặt trái, tiêu cực trong phát triển thủy điện”, Bộ trưởng Hoàng nói.
“Hiện Bộ đã tổ chức nhiều đoàn kiểm tra tại các công trình, trong đó đã loại bỏ 52 công trình không đáp ứng yêu cầu, sắp tới sẽ tiếp tục công tác giám sát, kiểm tra này”, Bộ trưởng nói thêm.
Cùng với đó, để khắc phục những hạn chế của các dự án thủy điện, Bộ sẽ yêu cầu các chủ đầu tư phải tuân thủ nghiêm túc các quy định về phát điện, phòng lũ, cấp nước... phải tìm được đất trả lại để trồng rừng. Buộc các chủ đầu tư phải cam kết thực hiện nghiêm chỉnh công tác giải phóng mặt bằng, tái định cư cho người dân.
Thông tin được Bộ trưởng Bộ Công Thương Vũ Huy Hoàng cho biết tại phiên chất vấn trước Quốc hội sáng nay (14/6), xung quanh vấn đề phát triển tràn lan các dự án thủy điện, gây ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân, lũ lụt, tàn phá môi trường.
Theo Bộ trưởng Hoàng, không phải tại kỳ họp này, trước đây câu chuyện phát triển thủy điện, trong đó có thủy điện nhỏ luôn được dư luận cả nước quan tâm. Tại kỳ họp thứ hai hồi tháng 11/2012 cũng đã có rất nhiều đại biểu chất vấn Bộ về vấn đề này.
Lý giải trước thực tế “bội thực” dự án thủy điện như phản ánh các đại biểu, Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng cho hay, đối với một đất nước như Việt Nam, hệ thống sông suối nhiều, nên tiềm năng để phát triển thủy điện rất lớn.
Trong khi đó, hàng năm chúng ta lại phải gồng mình chống lũ, chống hạn nên việc xây dựng các đập thủy điện lại càng rất cần thiết. Trên thực tế, nhiều công trình thủy điện đã phát huy chức năng này.
Mặt khác, hiện Việt Nam cũng đang dần phải nhập khẩu năng lượng, trong khi thủy điện có chi phí rẻ... Do đó, Chính phủ đã chỉ đạo và xác định quy hoạch phát triển thủy điện rất quan trọng, trong đó có quy hoạch của quốc gia, có của địa phương.
Theo Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng, trong số 1.097 dự án thủy điện đã được Thủ tướng phê duyệt, thì 195 dự án đã và đang triển khai đều nằm trong quy hoạch đã được duyệt, không có dự án nằm ngoài quy hoạch.
Tuy nhiên, Bộ trưởng cũng thẳng thắn, bên cạnh mặt được, có phát sinh mặt chưa được, tiêu cực như dư luận phản ánh, chẳng hạn: làm thay đổi dòng chảy, môi sinh, đền bù di dân tái định cư chưa thỏa đáng...
“Chúng tôi nghĩ rằng, trách nhiệm của Bộ Công Thương và các bộ, ngành, địa phương là phải tìm ra giải pháp để phát huy mặt được đồng thời hạn chế những mặt trái, tiêu cực trong phát triển thủy điện”, Bộ trưởng Hoàng nói.
“Hiện Bộ đã tổ chức nhiều đoàn kiểm tra tại các công trình, trong đó đã loại bỏ 52 công trình không đáp ứng yêu cầu, sắp tới sẽ tiếp tục công tác giám sát, kiểm tra này”, Bộ trưởng nói thêm.
Cùng với đó, để khắc phục những hạn chế của các dự án thủy điện, Bộ sẽ yêu cầu các chủ đầu tư phải tuân thủ nghiêm túc các quy định về phát điện, phòng lũ, cấp nước... phải tìm được đất trả lại để trồng rừng. Buộc các chủ đầu tư phải cam kết thực hiện nghiêm chỉnh công tác giải phóng mặt bằng, tái định cư cho người dân.