Dân ngân hàng Thụy Sỹ tan giấc mộng triệu phú
Các nhà quản lý tài sản tại các ngân hàng Thụy Sỹ chứng kiến thu nhập, nhất là tiền thưởng, giảm mạnh trong năm nay
Khi trở thành nhà quản lý tài sản cho khách hàng trong ngân hàng Credit Suisse, Werner Rueegg nhận được lời hứa chắc nịch từ sếp tổng Oswald Gruebel rằng ông chắc chắn sẽ giàu lên nhờ vị trí này.
“Gruebel nói với chúng tôi rằng, để phục vụ một triệu phú, anh phải trở thành một triệu phú và tôi hứa sẽ làm anh trở thành một triệu phú”, Rueegg nhớ lại. Năm nay 48 tuổi, Rueegg đã dành 3 năm cuối cùng trong sự nghiệp kéo dài 28 năm của mình tại một ngân hàng khác là Bank Sarasin & Cie, thay vì tiếp tục ở lại với Credit Suisse.
Theo hãng tin Bloomberg, giấc mơ trở thành triệu phú của nhiều người làm trong ngành ngân hàng Thụy Sỹ có vẻ như đang trở nên khó trở thành hiện thực hơn. Với dữ liệu từ hãng tư vấn Boston Consulting, Bloomberg cho biết, mức thù lao trung bình năm nay trong ngành ngân hàng Thụy Sỹ có thể giảm hơn 6% so với năm 2008, còn 245.000 Franc Thụy Sỹ, tương đương 263.000 USD.
Sự đi xuống về thu nhập này được xem là kết quả của tỷ suất lợi nhuận suy giảm sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu và những nỗ lực chống trốn thuế của các chính phủ khiến nhiều khách hàng ở Mỹ và châu Âu gửi tiền ở nhà băng Thụy Sỹ rút vốn. Áp lực giảm tiền thưởng đang ngày càng tăng khi lượng tài sản được khách hàng thuê quản lý đi xuống. Hiện nay, nhiều nhà quản lý tài sản thậm chí chỉ thuê nhân sự làm việc không lương, chỉ hưởng hoa hồng.
“Thu nhập nói chung của giới nhà băng Thụy Sỹ đang chịu tác động lớn. Tất cả phụ thuộc vào sự gia tăng của khối lượng tài sản mà khác gửi vào và doanh thu của ngân hàng từ đó”, nhà tuyển dụng Phil Haviland chuyên săn nhân sự cho ngân hàng Thụy Sỹ cho biết.
Từ năm 2007 tới nay, giá trị tài sản của khách hàng ngoại quốc gửi gắm ở trong các két sắt ngân hàng ở “pháo đài tiền tệ” Thụy Sỹ đã giảm khoảng một phần tư còn 2 nghìn tỷ Franc. Sự suy giảm này kéo theo tỷ suất lợi nhuận của các ngân hàng ở nước này đi xuống. Credit Suisse cho biết, tỷ suất lợi nhuận gộp của mảng quản lý tài sản trong quý 3 năm nay là 114%, giảm nhiều so với mức 131% vào năm 2007. Hiện Credit Suisse là ngân hàng có mảng quản lý tài sản lớn thứ nhì trong số các ngân hàng Thụy Sỹ.
Những người làm ở bộ phận quản lý tài sản cho khách hàng các nhân của các ngân hàng Thụy Sỹ thường được hưởng lương cứng cộng với tiền thưởng tùy thuộc vào hai yếu tố là lượng tài sản mới mà gửi thêm vào và lợi nhuận đầu tư đóng góp vào doanh thu của ngân hàng. Trong những năm ăn nên làm ra, tiền thưởng có thể làm thu nhập của một nhà quản lý tài sản tăng gấp đôi - theo ông Peter Zuercher, Giám đốc công ty nhân sự Adecco SA có trụ sở ở Zurich.
Tuy nhiên, tiền thưởng dành cho các nhà quản lý tài sản ở Thụy Sỹ năm nay được dự báo có thể giảm tới 50%, và có thể tiếp tục giảm thêm năm tới. Một số ngân hàng thậm chí hiện không còn áp dụng chính sách thưởng doanh thu mới cho các nhân viên quản lý tài sản mới được nhận vào làm.
Năm nay, doanh thu của các ngân hàng Thụy Sỹ có thể giảm khoảng 1,1 tỷ Franc, tương đương giảm 4% so với năm 2010, do khách hàng phải rút 47 tỷ Franc tài sản trước khi các thỏa thuận về thuế giữa nước này với Đức và Anh phát huy hiệu lực vào năm 2013. Ngoài ra, đồng Franc mạnh cũng xói mòn lợi nhuận mà các ngân hàng Thụy Sỹ kiếm được ở nước ngoài.
Ở trung tâm tài chính London, câu chuyện tiền thưởng năm nay cũng buồn không kém gì Thụy Sỹ. Theo dự báo, tiền thưởng cho giới ngân hàng London năm nay sẽ giảm khoảng 1/5 so với năm ngoái. Cuộc khủng hoảng nợ công châu Âu đã khiến doanh thu của các ngân hàng ở đây giảm mạnh.
Đối với các nhà quản lý cấp cao trong các ngân hàng Anh, niềm an ủi cho việc giảm thưởng là lương cơ bản được tăng lên 237.000 Bảng, tương đương khoảng 367.540 USD. Trong khi đó, như đã nói ở trên, nhiều nhà quản lý tài sản ở Thụy Sỹ còn đang cắt lương cơ bản của nhân viên. Thông thường, mức lương cơ bản của nhân viên quản lý tài sản trong các ngân hàng Thụy Sỹ là từ 100.000 Franc trở lên và có thể gấp 3 lần đối với nhân sự cấp cao.
Theo số liệu từ Văn phòng Thống kê Liên bang Thụy Sỹ, mức lương bình quân của người lao động ở nước này trong năm 2010 là 78.600 Franc. Thụy Sỹ là quốc gia có mức lương cao thứ tư ở châu Âu, sau Đan Mạch, Nauy và Luxembourg.
“Gruebel nói với chúng tôi rằng, để phục vụ một triệu phú, anh phải trở thành một triệu phú và tôi hứa sẽ làm anh trở thành một triệu phú”, Rueegg nhớ lại. Năm nay 48 tuổi, Rueegg đã dành 3 năm cuối cùng trong sự nghiệp kéo dài 28 năm của mình tại một ngân hàng khác là Bank Sarasin & Cie, thay vì tiếp tục ở lại với Credit Suisse.
Theo hãng tin Bloomberg, giấc mơ trở thành triệu phú của nhiều người làm trong ngành ngân hàng Thụy Sỹ có vẻ như đang trở nên khó trở thành hiện thực hơn. Với dữ liệu từ hãng tư vấn Boston Consulting, Bloomberg cho biết, mức thù lao trung bình năm nay trong ngành ngân hàng Thụy Sỹ có thể giảm hơn 6% so với năm 2008, còn 245.000 Franc Thụy Sỹ, tương đương 263.000 USD.
Sự đi xuống về thu nhập này được xem là kết quả của tỷ suất lợi nhuận suy giảm sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu và những nỗ lực chống trốn thuế của các chính phủ khiến nhiều khách hàng ở Mỹ và châu Âu gửi tiền ở nhà băng Thụy Sỹ rút vốn. Áp lực giảm tiền thưởng đang ngày càng tăng khi lượng tài sản được khách hàng thuê quản lý đi xuống. Hiện nay, nhiều nhà quản lý tài sản thậm chí chỉ thuê nhân sự làm việc không lương, chỉ hưởng hoa hồng.
“Thu nhập nói chung của giới nhà băng Thụy Sỹ đang chịu tác động lớn. Tất cả phụ thuộc vào sự gia tăng của khối lượng tài sản mà khác gửi vào và doanh thu của ngân hàng từ đó”, nhà tuyển dụng Phil Haviland chuyên săn nhân sự cho ngân hàng Thụy Sỹ cho biết.
Từ năm 2007 tới nay, giá trị tài sản của khách hàng ngoại quốc gửi gắm ở trong các két sắt ngân hàng ở “pháo đài tiền tệ” Thụy Sỹ đã giảm khoảng một phần tư còn 2 nghìn tỷ Franc. Sự suy giảm này kéo theo tỷ suất lợi nhuận của các ngân hàng ở nước này đi xuống. Credit Suisse cho biết, tỷ suất lợi nhuận gộp của mảng quản lý tài sản trong quý 3 năm nay là 114%, giảm nhiều so với mức 131% vào năm 2007. Hiện Credit Suisse là ngân hàng có mảng quản lý tài sản lớn thứ nhì trong số các ngân hàng Thụy Sỹ.
Những người làm ở bộ phận quản lý tài sản cho khách hàng các nhân của các ngân hàng Thụy Sỹ thường được hưởng lương cứng cộng với tiền thưởng tùy thuộc vào hai yếu tố là lượng tài sản mới mà gửi thêm vào và lợi nhuận đầu tư đóng góp vào doanh thu của ngân hàng. Trong những năm ăn nên làm ra, tiền thưởng có thể làm thu nhập của một nhà quản lý tài sản tăng gấp đôi - theo ông Peter Zuercher, Giám đốc công ty nhân sự Adecco SA có trụ sở ở Zurich.
Tuy nhiên, tiền thưởng dành cho các nhà quản lý tài sản ở Thụy Sỹ năm nay được dự báo có thể giảm tới 50%, và có thể tiếp tục giảm thêm năm tới. Một số ngân hàng thậm chí hiện không còn áp dụng chính sách thưởng doanh thu mới cho các nhân viên quản lý tài sản mới được nhận vào làm.
Năm nay, doanh thu của các ngân hàng Thụy Sỹ có thể giảm khoảng 1,1 tỷ Franc, tương đương giảm 4% so với năm 2010, do khách hàng phải rút 47 tỷ Franc tài sản trước khi các thỏa thuận về thuế giữa nước này với Đức và Anh phát huy hiệu lực vào năm 2013. Ngoài ra, đồng Franc mạnh cũng xói mòn lợi nhuận mà các ngân hàng Thụy Sỹ kiếm được ở nước ngoài.
Ở trung tâm tài chính London, câu chuyện tiền thưởng năm nay cũng buồn không kém gì Thụy Sỹ. Theo dự báo, tiền thưởng cho giới ngân hàng London năm nay sẽ giảm khoảng 1/5 so với năm ngoái. Cuộc khủng hoảng nợ công châu Âu đã khiến doanh thu của các ngân hàng ở đây giảm mạnh.
Đối với các nhà quản lý cấp cao trong các ngân hàng Anh, niềm an ủi cho việc giảm thưởng là lương cơ bản được tăng lên 237.000 Bảng, tương đương khoảng 367.540 USD. Trong khi đó, như đã nói ở trên, nhiều nhà quản lý tài sản ở Thụy Sỹ còn đang cắt lương cơ bản của nhân viên. Thông thường, mức lương cơ bản của nhân viên quản lý tài sản trong các ngân hàng Thụy Sỹ là từ 100.000 Franc trở lên và có thể gấp 3 lần đối với nhân sự cấp cao.
Theo số liệu từ Văn phòng Thống kê Liên bang Thụy Sỹ, mức lương bình quân của người lao động ở nước này trong năm 2010 là 78.600 Franc. Thụy Sỹ là quốc gia có mức lương cao thứ tư ở châu Âu, sau Đan Mạch, Nauy và Luxembourg.